Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Nêu khái niệm về lòng tham

nêu khái niệm về lòng tham
2 trả lời
Hỏi chi tiết
10
Tham khảo câu trả lời từ Trợ lý ảo Lazi
Lòng tham là trạng thái tâm lý và hành vi của con người khi có nhu cầu hoặc mong muốn chiếm hữu, đạt được nhiều hơn mức cần thiết hoặc vượt qua giới hạn hợp lý. Lòng tham có thể biểu hiện qua nhiều lĩnh vực khác nhau, từ tài sản vật chất, quyền lực, danh vọng cho đến tình cảm và sự công nhận.

Lòng tham thường bị coi là một trong những tội lỗi trong nhiều nền văn hóa và triết lý, bởi vì nó có thể dẫn đến hành vi ích kỷ, tổn hại đến người khác và gây ra sự mất cân bằng trong các mối quan hệ xã hội. Nó cũng có thể gây ra sự khổ đau và căng thẳng cho chính người trải qua nó, vì lòng tham không bao giờ thật sự có thể được thỏa mãn.

Trong các văn hóa và tôn giáo khác nhau, lòng tham thường được xem là điều cần khắc phục và kiểm soát để đạt được sự bình an và hạnh phúc thực sự.
0
1
Vũ Thị Bảo Ngọc
2 giờ trước
+5đ tặng
Tham nhũng là trở lực lớn đối với quá trình đổi mới đất nước và làm xói mòn lòng tin của nhân dân đối với Đảng, Nhà nước, đối với sự nghiệp xây dựng đất nước, tiến lên chủ nghĩa xã hội.Hiện nay, tình hình tham nhũng ở nước ta đã ở mức nghiêm trọng, đáng báo động. Tham nhũng không chỉ xảy ra ở cấp Trung ương, ở những chương trình, dự án lớn mà còn xuất hiện nhiều trong các cấp chính quyền cơ sở - cơ quan tiếp xúc với nhân dân hằng ngày, giải quyết những công việc liên quan trực tiếp đến lợi ích của nhân dân. Văn kiện Hội nghị lần thứ chín Ban Chấp hành Trung ương khoá IX chỉ rõ: “... Điều làm cho nhân dân còn nhiều bất bình, lo lắng, bức xúc nhất hiện nay là tình trạng quan liêu, tham nhũng, lãng phí, suy thoái về tư tưởng, chính trị và phẩm chất đạo đức, lối sống của một bộ phận cán bộ, đảng viên vẫn còn rất nghiêm trọng...”1. Tác hại nguy hiểm của tệ tham nhũng, lãng phí ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả của việc thực hiện chủ trương, chính sách về kinh tế - xã hội hoặc một nhiệm vụ quản lý nhất định của Nhà nước. Tổng quát hơn, sự nghiệp cách mạng xây dựng và bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa là sự nghiệp của toàn Đảng, toàn dân. Nhân dân chính là động lực, chủ thể, mục đích của cách mạng.Để nhân dân mất niềm tin, tức là chúng ta đã đánh mất một sức mạnh vô cùng to lớn, thậm chí có tính chất quyết định đối với sự nghiệp cách mạng. Năm 1992, tại Hội nghị lần thứ ba Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá VII, đã nêu: “Tệ tham nhũng, hối lộ, ăn chơi phung phí tài sản của nhân dân rất nghiêm trọng và kéo dài. Những hiện tượng đó gây tác hại rất lớn, làm tổn hại thanh danh của Đảng”[1]. Tháng 1-1994, Hội nghị đại biểu toàn quốc giữa nhiệm kỳ khoá VII đánh giá lại: “Tệ quan liêu, tham nhũng và suy thoái về phẩm chất đạo đức của một bộ phận cán bộ, đảng viên làm cho bộ máy của Đảng và Nhà nước suy yếu, lòng tin của nhân dân đối với Đảng, đối với chế độ bị xói mòn”[2]. Tháng 4-2001, Đại hội Đảng lần thứ IX lại tiếp tục khẳng định: “Điều cần nhấn mạnh là: tình trạng tham nhũng và sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống của một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên đang cản trở việc thực hiện đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, gây bất bình và làm giảm lòng tin trong nhân dân”[3]. “Nạn tham nhũng diễn ra nghiêm trọng, kéo dài, gây bất bình trong nhân dân và là một nguy cơ lớn đe doạ sự sống còn của chế độ ta"4. Nghị quyết số 14 ngày 15-5-1996 của Bộ Chính trị về lãnh đạo cuộc đấu tranh chống tham nhũng đã nêu khái quát tác hại của tệ tham nhũng như sau: Tình trạng tham nhũng đã và đang gây ra hậu quả hết sức nghiêm trọng, làm xói mòn bản chất của Đảng và Nhà nước, làm tha hoá đội ngũ cán bộ, đảng viên, tiếp tay cho các thế lực thù địch lợi dụng chống phá ta, uy hiếp sự tồn vong của chế độ”[4]. Nghị quyết số 04/NQ-TW ngày 21-8-2006 của Hội nghị lần thứ ba Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá X về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác phòng, chống tham nhũng, lãng phí tiếp tục nhấn mạnh: “Tham nhũng, lãng phí vẫn diễn ra nghiêm trọng ở nhiều ngành, nhiều cấp, nhiều lĩnh vực với phạm vi rộng, tính chất phức tạp, gây hậu quả xấu về nhiều mặt, làm giảm sút lòng tin của nhân dân, là một trong những nguy cơ lớn đe dọa sự tồn vong của Đảng và chế độ ta”.Chiến lược quốc gia phòng, chống tham nhũng đến năm 2020 tiếp tục khẳng định: “tình hình tham nhũng vẫn diễn biến phức tạp trên nhiều lĩnh vực, nhất là trong quản lý, sử dụng đất đai, đầu tư xây dựng, cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước, quản lý, sử dụng vốn, tài sản nhà nước, gây hậu quả xấu về nhiều mặt, làm giảm sút lòng tin của nhân dân vào sự lãnh đạo của Đảng và sự quản lý của Nhà nước, tiềm ẩn các xung đột lợi ích, phản kháng về xã hội, làm tăng thêm khoảng cách giàu nghèo. Tham nhũng trở thành vật cản lớn cho thành công của công cuộc đổi mới, cho sức chiến đấu của Đảng, đe dọa sự tồn vong của chế độ”.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
1
0
Quỳnh Anh
2 giờ trước
+4đ tặng
Lòng tham chỉ sự ham muốn quá mức về tiền bạc, vật chất, quyền lực, hoặc những thứ thuộc về lợi ích cá nhân mà không có điểm dừng. Người có lòng tham thường không thỏa mãn với những gì mình đã có và luôn muốn sở hữu nhiều hơn, ngay cả khi điều đó gây hại cho người khác hoặc vi phạm đạo đức.

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm
Bài tập liên quan

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Gia sư Lazi Gia sư
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo