Bằng cách nhấp vào Đăng nhập, bạn đồng ý Chính sách bảo mật và Điều khoản sử dụng của chúng tôi. Nếu đây không phải máy tính của bạn, để đảm bảo an toàn, hãy sử dụng Cửa sổ riêng tư (Tab ẩn danh) để đăng nhập (New Private Window / New Incognito Window).
ề khía cạnh ổn định tình hình chính trị
Già hóa dân số có thể tạo ra sự thay đổi trong phân phối quyền lực và tác động đến cơ cấu đại diện ở các khu vực hành chính trong hệ thống chính trị, từ đó ảnh hưởng trực tiếp tới quyết sách mỗi chính quyền. Đặc biệt, ở các mô hình chính trị phương Tây nổi bật với hệ thống đa đảng, việc tranh thủ sự ủng hộ của cử tri luôn là bài toán mà bất cứ đảng phái nào muốn nắm quyền cũng đều phải xác định để có chính sách vận động phù hợp. Người cao tuổi được xem là nhóm cư dân có xu hướng đề cao tính ổn định, ngại thay đổi, do đó, họ thường ủng hộ các đảng phái dành sự quan tâm đối với các vấn đề an sinh xã hội, bảo đảm quyền lợi cho họ.
Về khía cạnh kinh tế
Già hóa dân số gây áp lực lên thị trường lao động và ngân sách của nhà nước, bởi khi nguồn nhân lực trong độ tuổi lao động (15 tuổi - 59 tuổi) thiếu hụt, chính quyền các nước buộc phải sử dụng nhân lực lớn tuổi. Tại châu Âu, nhiều người trên 65 tuổi vẫn tham gia thị trường lao động, theo dự báo, vào năm 2030, Liên minh châu Âu (EU) sẽ thiếu trên 4 triệu nhân viên y tế; tại nước Pháp, sự thiếu hụt nguồn lực lao động chính là nguyên nhân khiến Thượng viện Pháp thông qua đề xuất tăng tuổi nghỉ hưu (từ 62 tuổi lên 64) bất chấp sự phản đối mạnh mẽ của các liên đoàn lao động; trong khi đó, tại Nhật Bản, tỷ lệ công ty tuyển dụng lao động trên 70 tuổi trong năm 2022 là 39% (gấp đôi so với năm 2012),... Tình trạng thiếu hụt lao động có thể kìm hãm tốc độ tăng trưởng kinh tế, năng suất sản xuất và đổi mới, qua đó làm giảm khả năng cạnh tranh của các quốc gia có dân số già so với các nền kinh tế khác.
Về khía cạnh quản lý, bảo đảm an sinh xã hội
Dân số già hóa khiến các nhu cầu an sinh xã hội của người cao tuổi ngày càng gia tăng, gây sức ép lớn với hệ thống y tế và ngân sách của mỗi quốc gia. Tại Nhật Bản (người trên 65 tuổi chiếm 25,1%), tỷ trọng chi tiêu an sinh xã hội trong tổng thu nhập quốc dân của nước này đã tăng từ 5,8% (năm 1970) lên 29,6% (năm 2010) ở mức 70,5 nghìn tỷ Yên (tương đương 68,1% tổng chi tiêu an sinh xã hội). Tại Việt Nam, chi phí trung bình để chăm sóc sức khỏe cho một NCT gấp 7 - 8 lần so với một người trẻ tuổi. Theo đó, với số lượng NCT tăng lên, hệ thống lương hưu và an sinh xã hội sẽ phải đối mặt với một áp lực lớn, tăng chi tiêu công để hỗ trợ NCT, nhất là những người không có nguồn thu nhập ổn định. Đây chính là nguyên nhân dẫn đến gia tăng chi phí xã hội, khiến nguồn lực đầu tư phát triển đối với các lĩnh vực khác bị suy giảm.
Tham gia Cộng đồng Lazi trên các mạng xã hội | |
Fanpage: | https://www.fb.com/lazi.vn |
Group: | https://www.fb.com/groups/lazi.vn |
Kênh FB: | https://m.me/j/AbY8WMG2VhCvgIcB |
LaziGo: | https://go.lazi.vn/join/lazigo |
Discord: | https://discord.gg/4vkBe6wJuU |
Youtube: | https://www.youtube.com/@lazi-vn |
Tiktok: | https://www.tiktok.com/@lazi.vn |
Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi
Vui | Buồn | Bình thường |