Bằng cách nhấp vào Đăng nhập, bạn đồng ý Chính sách bảo mật và Điều khoản sử dụng của chúng tôi. Nếu đây không phải máy tính của bạn, để đảm bảo an toàn, hãy sử dụng Cửa sổ riêng tư (Tab ẩn danh) để đăng nhập (New Private Window / New Incognito Window).
Truyện ngắn của Thạch Lam gửi gắm nhiều thông điệp nhân văn về cuộc sống. Trong đó, Gió lạnh đầu mùa là tác phẩm mà tôi cảm thấy ấn tượng nhất.
Nhà văn đã xây dựng các nhân vật trong truyện hiện lên với tấm lòng nhân hậu bao dung. Nổi bật nhất là nhân vật sơn. Cậu được sinh ra trong một gia đình khá giả, luôn nhận được tình yêu thương của những người thân. Nét tính cách của Sơn được thể hiện qua những tình huống cụ thể trong truyện. Khi nhìn thấy người vú giá “với lấy cái áo lật đi lật lại ngắm nghía, tay mân mê các đường chỉ”, Sơn cảm thấy “nhớ em, cảm động và thương em quá”. Cậu còn xúc động khi thấy mẹ “hơi rơm rớm nước mắt”. Sơn luôn tỏ ra thân thiện và chơi cùng với bọn trẻ con trong xóm - Thằng Cúc, thằng Xuân, con Tí, con Túc - những đứa trẻ em nghèo ở xóm trợ. Nhưng cảm động nhất là hành động của Sơn khi thấy Hiên - cô bé hàng xóm không có áo ấm để mặc. Khi thấy Hiên đang đứng “co ro” bên cột quán, trong gió lạnh chỉ mặc có manh áo “rách tả tơi”, “hở cả lưng và tay”, Sơn chợt nhớ ra mẹ cái Hiên rất nghèo, nhớ đến em Duyên ngày trước vẫn cùng chơi với Hiên ở vườn nhà. Một ý nghĩ tốt thoáng qua trong tâm trí Sơn - đó là đem chiếc áo bông cũ của em Duyên cho Hiên. Nghĩ vậy, cậu đã nói với chị gái của mình, nhận được sự đồng tình của chị. Chị Lan đã “hăm hở” chạy về nhà lấy áo. Còn Sơn thì đứng yên lặng đợi chờ, trong lòng tự nhiên thấy “ấm áp vui vui”.
Cùng với Sơn, nhân vật Lan cũng giàu tình yêu thương, lòng nhân hậu. Lan được khắc họa là một cô gái đang tuổi mới lớn. Dù sinh ra trong một gia đình khá giả, nhưng Lan lại rất đảm đang, tháo vát. Cô bé giúp đỡ mẹ làm mọi chuyện trong gia đình: dậy từ sớm cùng mẹ ngồi quạt hỏa lò để pha nước chè uống, giúp mẹ lấy thúng áo ra cho em mặc,… Lan cũng rất giàu tình yêu thương, lòng nhân hậu. Với Sơn, Lan luôn yêu hết mực, cưng chiều hết mực. Điều đó biểu hiện qua một số hành động như gọi em dậy mỗi buổi sớm, an ủi động viên em. Với trẻ con trong xóm, Lan luôn tỏ ra thân thiết. Chính Lan là người đã phát hiện ra Hiên đang đứng co ro một góc, gọi lại và hỏi thăm. Khi nghe em trai đề nghị đem chiếc áo bông cho Hiên, Lan cũng đồng ý và còn hăm hở chạy về nhà lấy.
Truyện còn trở nên nhân văn hơn ở phần cuối truyện. Khi mẹ Hiên đã đem cái áo bông đến trả mẹ của Sơn. Hành động này thể cho thấy có những con người trong xã hội xưa, dù sống khó khăn, khổ cực nhưng vẫn giữ vững phẩm chất tốt đẹp: “Đói cho sạch, rách cho thơm”. Mẹ Sơn sau khi nghe rõ việc, đã cho mẹ Hiên mượn năm hào về may áo ấm cho con. Còn với hai chị em Sơn, bà chẳng những không tức giận mà còn “vẫy hai con lại gần, rồi âu yếm”. Cả mẹ Sơn hay mẹ Hiên đều là những người phụ nữ đức hạnh, giàu lòng tự trọng.
Lòng nhân ái rất quan trọng trong cuộc sống hiện nay. Chỉ khi có lòng nhân ái, con người mới trở nên đẹp đẽ hơn. Và Gió lạnh đầu mùa đã giúp người đọc nhận ra điều đó.
Truyện ngắn Gió lạnh đầu mùa là một câu chuyện nhẹ nhàng, nhưng lại chan chứa tình yêu thương. Qua tác phẩm, người đọc đã cảm nhận được những bài học về lòng trắc ẩn.
Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi
Vui | Buồn | Bình thường |