Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Phân tích tác phẩm Bắt Sấu rừng U Minh Hạ của Sơn Nam

1 trả lời
Hỏi chi tiết
421
0
0
Bạch Tuyết
01/08/2017 00:59:27
Đề bài: Phân tích tác phẩm Bắt Sấu rừng U Minh Hạ của Sơn Nam.
Bài làm
1. Sơn Nam tên khai sinh là Phạm Minh Tài (bút danh khác : Phạm Anh Tài), quê ở Rạch Giá (Kiên Giang), tham gia cách mạng từ năm 1945, hoạt động văn nghệ trong thừi kì kháng chiến chống thực dân Pháp, tiếp đó làm văn, viết báo ở Sài Gòn.
Sơn Nam sinh ra ở miền cực nam của Tổ quốc và cũng là nhà văn đích thực của vùng đất này. Vùng đất đó là đề tài sáng tác và cũng là đối tượng khảo cứu của nhiều công trình khoa học có giá trị của ông.

Bắt sấu rừng U Minh Hạ là tác phẩm, rút từ tập truyện ngắn rất tiêu biểu cho tư tướng và nghệ thuật của Sơn Nam : Hương rừng Cà Mau. Tập truyện đưa ta vào một thế giới bao la và kì thú của vùng đất U Minh với những kênh rạch, những rừng tràm, bãi sú, đồng nước mênh mông, quê hương của các loài tôm cá, chim quý, thú rừng, cá sấu, rắn, rùa, ong mật,... Đây quả là nơi rừng vàng biển bạc. Nhưng để có thể khai thác được một thiên nhiên như thế, con người đã phải trả giá rất đắt bằng mồ hôi, nước mắt và máu để đương đầu với thú dữ, rắn rết, muỗi vắt, chướng khí và giặc cướp, chưa kể sự áp bức của thực dân, địa chủ,...
Nổi bật lên trên bối cảnh thiên nhiên giàu có, hùng vĩ và dữ dội ấy là những người dân lao động sức vóc, gân guốc, sống mãnh liệt, đầy tài ba, trí dũng - những con người rất đặc trưng cho tính cách Nam Bộ : hào phóng, bộc trực, trọng nghĩa khinh tài, hồn nhiên, cởi mở, tuy có phần cả tin, sùng đạo, mê tín dị đoan nữa...
Tác phẩm được viết với một tấm lòng yêu nước thiết tha, một tâm hồn nhân hậu và một thứ ngôn ngữ đậm đà màu sắc địa phương Nam Bộ, ẩn giấu bên trong một nụ cười thông minh, hóm hỉnh mà rất đỗi dịu hiền.
2. Sức hấp dẫn của Bắt sấu rừng U Minh Hạ trước hết là ở lối trần thuật đưa người đọc, cùng với nhân vật truyộn, đi từ bất ngờ này đến- bất ngờ khác, hết chuyện lạ nọ đến chuyên lạ kia.
Điểu kì lạ đầu tiên là, cứ tưởng sấu chỉ ở dưới sông, hoá ra "sấu ở giữa rừng nhiều như trái mù u chín rụng !" - có người lên rừng ăn ong chạy về loan báo như thế. Dân làng Khánh Lâm kéo nhau lên xem : "Cái ao lớn ước một công đất, bên bờ, dưới nước, toàn là lau sậy, dây cóc kèn. Sấu nổi lên chen vào bức tranh màu xanh ấy những vệt đen chi chít : con thì nằm dài như chiếc xuồng lường, con thì dùng hai chân trước mà vạch sậy, ngóng mỏ xéo lên trời như họng súng thần công đại bác",...
Điều kì lạ thứ hai là nhân vật Năm Hên xuất hiện, vừa bơi xuồng vừa hát - tiếng hát thật là ảo não, rung rợn:
Hồn ở đâu đây ?
Hồn ơi ! Hồn hỡi !
Xa cây xa cối,
Xa cội, xa nhành
Đầu bãi cuối gành
Hùm tha sấu bắt...
Ông ta là thợ câu sấu ? Không, ông là "thợ bắt sấu", "bắt bằng... hai tay không", quả là một nhân vật "phi phàm, thế gian hi hữu".
Điều kì lạ thứ ba là, ngày hôm sau, chỉ quá giờ Ngọ, Tư Hoạch, theo ông Năm Hên đi bắt sấu, đã trở về :
Bà con ơi ! Ra coi sấu... Bốn mươi lăm con còn sống nhăn".
Dưới sông, Tư Hoạch ngồi trên xuồng bơi nhè nhẹ như đi dạo mát, kéo theo sau một bầy sấu, con này buộc nối đuôi con kia "đen ngòm như khúc cây khô dài", như một "chiếc bè quái dị". "Thực tế hay là chiêm bao ? Người thì đứng há miệng sửng sốt rồi toan chạy vào nhà trốn. Người khác khấn vái lâm râm, e nay mai xóm này bị sự trừng phạt của quỷ thần".
Điều kì lạ thứ tư là, theo lời kể của Tư Hoạch, ông Năm Hên có một mẹo bắt sấu rất nhẹ nhàng và tài tình : "Thực là bực thánh của xứ này rồi ! Mưu kế như vậy thực quá cao cường",..,
3. Sức hấp dẫn thứ hai của tác phám là ở nhân vật ông Năm Hên. Một nhân vật được xem là "kì tài" mà rất giản dị, khiêm tốn. Con người của hành động, ít nói, không ba hoa khoác lác. Ông tự giới thiệu : "Tôi đây không tài giỏi gì hết, chẳng qua là biết mưu mẹo chút ít".
Nhưng con người ấy, bộ dạng ông có một vẻ gì rất bí ẩn : "áo rách vai, tóc rối nùi, mắt đỏ ngầu, bó nhang cháy đỏ quơ qua quơ lại trên tay", trông "ghê như tướng thầy pháp". Té ra con người làm thì nhiều, nói thì ít này cũng có nhiều nỗi niềm sâu kín : một vết thương lòng đau đớn và một mối hận thù không lúc nào nguôi đối với loài thuỷ quái : "cha mẹ tôi sanh ra chỉ có hai anh em tụi tôi. Anh tôi xuống miệt Gò Quao phá rừng lập rẫy hồi mười hai năm về trước. Sau được tin cho hay : ánh bị sấu ở ngã ba Đình bắt mất. Tôi thề quyết trả thù cho anh".
Như thế là con người này rất giàu tình nghĩa. Mà không phải chỉ giới hạn trong tình cảm anh em ruột thịt. Tấm lòng của ông còn mở rộng ra tới tất cả những người dân lao dộng, chỉ vì lặn lội kiếm ăn mà bị "hùm tha, sấu bắt".
Bài hát của ông đã nói rõ lòng ông như vậy :
Hồn ở đâu đây ?
Hồn ơi ! Hồn hỡi !
Xa cây xa cối,
Xa cội xa nhành,
Đầu bãi cuối gành,
Hùm tha, sâu bắt,
Bởi vì thất ngặt,
Manh áo chén cơm,
U Minh đỏ ngòm,
Rừng tràm xanh biếc !
Ta thương ta tiếc,
Lập đàn giải oan...
Đó chính là lí do ông tìm đến vùng đất Rạch Giá, Cà Mau này. Nghe tin đây là nơi tập trung nhiều sấu với những địa danh ghê gớm : Đầu Sấu, Lưng Sấu, Bàu Sấu, ông "Cực lòng biết bao nhiêu", và "chẳng nệ đường xa để tới xứ Khánh Lâm này".
Đày là con người "trọnu nghía khinh tài", mang truyền thốne "Kiến nghĩa bất vi vô dõna dã - Lâm nguy bất cứu mạc anh hùng" của người dân Nam Bộ. Ông "nào đã mớ miệng xin tiền bạc cơm gạo gì của xóm này". Lòng ông là thế : không bày đặt ra "bùa phép để kiếm tiền. Nghề bát sấu có thể làm giàu được, ngạt tôi không màng thứ phú quới đó". Một ý thức giúp đời, cứu đời hết sức vô tư như muôn học theo nghĩa khí cùa Lục Vân Tiên, Hớn Minh, Vương Tử Trực ngày xưa...
4. Bắt sấu rừng U Minh Uạ còn tạo được sức hấp dẫn nhờ những chi tiết rất gợi không khí.
Có chi tiết gợi cám giác ghê sợ. Chẳng hạn, hình ảnh con sấu già trong ao sấu. Nó là con "sấu chúa" sống lâu đời, "có đốm đỏ ngay giữa tam tinh". Nó trợn mắt nhìn lũ người rồi bò thối lui vào giữa lòng ao, "toan dụ địch thú vào hang của nó nơi nước sâu".
Hình ảnh bầy sấu, bốn mươi lăm con, "đen ngòm như khúc cây khô dài" bơi theo xuồng Tư Hoạch cũna là một hình ảnh shê sợ. Có người "toàn chạy vào nhà trốn", có người lâm râm khấn vái tưởng như có quỷ thán hiện lên trừng phạt,... đều là những chi tiết gợi không khí kinh hoàng trước một hiện tượng ghê gớm "một đời người mới có một lần".
Đặc biệt là qua tiếng hát của ông Năm Hên, "Tiếng như khóc lóc, nài nỉ. Tiếng như phẫn nộ, bi ai". Ông vừa hát vừa cầm bó nhang cháy đỏ quơ qua quơ lại, trông thật ghê rợn. Hát mà như tiếng gọi hồn, hát mà như lời nài ni, giải oan cho những kiếp người... "có tiếng khóc sụt sùi đâu đây. Đó là vài cụ già, bà lão chạnh nhớ đến tổ tiên, bạn bè của mình, biết đâu trên bước đường sanh nhai giữa chốn nước đó rừng xanh, có thân nhân của họ đã bỏ thân vì đàn sấu này". Tất cả đều là những chi tiết hết sức gợi cảm, tạo nên không khí một cõi tâm linh bao trùm lên vùng đất u Minh Hạ, trong đó, tưởng như có tiếng khóc than của linh hồn bao kiếp người phải vùi thân nơi đầm lầy, sông nước này...
Đúng vậy, Sơn Nam đích thực là nhà văn của cảnh và người miền cực nam Tổ quốc. Mỗi hình ảnh, mỗi chi tiết, mỗi câu văn của ông đều gợi lên linh hồn của nơi quê hương sông nước đã sinh ra ông. Và tâm hổn rất mực thuỷ chung ân nghĩa của ông, ông cũng gửi vào những dòng chữ đó.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Gia sư Lazi Gia sư