Lợi ích và hứng thú của việc tự học.
1. Tìm hiểu đề
Đề bài yêu cầu bàn về lợi ích và hứng thú của việc tự học - một vấn đề rất gần gũi và thiết thực với tuổi học đường. Đế thực hiện yêu cầu của đề, HS trước hết cần nhận diện chính xác, đầy đủ về chủ đề bài viết. Cách đơn giản nhất là trả lời những câu hỏi sau: Thế nào là tự học? Điều kiện cho việc tự học. Hiệu quả của việc tự học đối với cả nhận thức và tâm lí của người học...
Đối với đề bài này, thao tác cắt nghĩa khái niệm có thế thực hiện một cách đơn giản. HS cần tập trung vào việc phân tích điều kiện và hiệu quá của việc tự học kết hợp với việc lấy dẫn chứng cụ thế đế minh hoạ cho ý kiến cua bản thân. Điều này rất cần thiết đế tạo nên tính sinh động, hấp dẫn và sức thuyết phục cho bài viết.
2. Dàn ý sơ lược
Mở bài:
Giới thiệu vấn đề: Tự học và những lợi ích mà nó mang lại.
Thân bài:
1. Khái niệm “tự học”.
2. Lợi ích và hứng thú của việc tự học:
- Lợi ích của việc tự học.
- Những hứng thú do việc tự học đem lại.
3. Điều kiện để việc tự học có hiệu quả:
- Tinh thần, thái độ.
- Trình độ.
Kết bài:
- Đánh giá khái quát về giá trị của việc tự học.
- Liên hệ bản thân.
3. Dàn ý chi tiết
Mở bài:
- Thực tế cuộc sống: Do áp lực của việc thi cử, học hành, có rất nhiều bạn trẻ gần như lạc trong “mê hồn trận” của những “cua” học thêm với lịch học dày đặc, chồng chéo dẫn đến căng thắng thần kinh hoặc rơi vào trạng thái trầm cảm.
- Thay vì cách học thụ động, nhồi nhét kiến thức, có một cách học hiệu quả và đem lại nhiều hứng thú hơn: tự học.
Thân bài:
1. Khá niệm:
- “Tự học”: là chủ động, tích cực tiếp nhận kiến thức, kĩ năng bằng phương pháp riêng, con đường riêng.
- “Tự học” là học trên tinh thần tự nguyện do ý thức được về mục đích và trách nhiệm cua bản thân.
- “Tự học” là học cho mình, vì mình và theo khả năng nhận thức, tư duy của chính mình.
2. Lợi ích và hứng thú của việc tự học:
- Lợi ích của việc tự học:
+ Khi học một cách chủ động, tích cực, người học sẽ lựa chọn được những mảng, những phần kiến thức phù hợp với năng lực và nhu cầu của bản thân.
+ Khi học có phương pháp riêng, người học cũng sẽ xứ lí tốt nhất và vận dụng có hiệu quả nhất kiến thức tiếp thu được cho những mục đích học tập cụ thể.
+ Khi học một cách chủ động, có phương pháp, người học vừa nâng cao được trình độ kiến thức, vừa phát triển được năng lực tư duy, vừa tạo được một thói quen suy nghĩ, một nền nếp học tập tốt.
- Hứng thú của việc tự học:
+ Khi học trên tinh thần tự nguyện, người học sẽ có được trạng thái thoải mái về tâm lí khiến sự tiếp thu kiến thức cũng dễ dàng hơn.
+ Khi việc học tập có mục đích và người học có trách nhiệm thì bản thân mục đích và trách nhiệm ấy sẽ là cơ sở đế hình thành niềm say mê học tập.
+ Khi việc học là do mình lựa chọn, tổ chức theo mục đích cụ thể, theo khả nàng tư duy của chính mình, hiệu quả của việc học sẽ được nâng cao và hiệu quả ấy sè là cơ sở kích thích hứng thú đế việc tự học tiếp tục được duy trì.
3. Điều kiện đế việc tự học có hiệu quả:
- Ý thức tự giác và tinh thần trách nhiệm đối với chính bản thân mình.
- Năng lực nhận thức, tư duy và phương pháp học tập đúng đắn, khoa học.
- Đạt được những yêu cầu nhất định về trình độ.
- Nếu đi học là để tiếp thu kiên thức của thầy thì tự học là giai đoạn biến kiên thức ấy thành của mình. Nếu việc học theo hướng dẫn có thể tạo tâm lí ỷ lại, lệ thuộc thì việc tự học sè buộc con người năng động, linh hoạt hơn trong cả tư duy và phương pháp.
HS, sau những giờ học có hướng dẫn trên lớp, nhất thiết phải dành thời gian tự học để “tiêu hoá” kiến thức. Có như vậy việc học mới đạt hiệu quả tốì đa.