Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Soạn bài tuyên ngôn độc lập

4 Xem trả lời
Hỏi chi tiết
705
0
0
Nguyễn Thị Thương
01/08/2017 01:33:00
Soạn bài tuyên ngôn độc lập của Hồ Chí Minh
I. Tác giả
1. Hồ Chí Minh
Hồ Chí Minh – Nguyễn Ái Quốc (1890 – 1969) là người anh hùng giải phóng dân tộc, nhà thơ lớn của đất nước ta trong thế kỉ XX. Sự nghiệp chính của Người là hi sinh phấn đấu cho độc lập tự do và cơm áo hòa bình của nhân dân ta. Người đã lấy văn thơ làm vũ khí chiến đấu sắc bén. Thông minh bẩm sinh, giàu tâm hồn nghệ sĩ, Người đã trở thành một cây bút chân chính kiểu mẫu, một nhà thơ lỗi lạc của đất nước.
Hồ Chí Minh là một cây bút đa phong cách, thể hiện một cốt cách cổ điển và những sáng tạo hiện đại. Văn thơ Hồ Chí Minh phong phú, đa dạng, đôc đáo, viết bằng ba thứ ngôn ngữ là tiếng Pháp, chữ Hán và tiếng Việt.
Những năm XX của thế kỉ trước, Nguyễn Ái Quốc viết Bản án chế độc thực dân Pháp và nhiều truyện, kí như Vi hành, Lời than văn của bà Trưng Trắc… Tính tư liệu phong phú, châm biếm hóm hỉnh ở nhiều truyện kí. Thơ tiếng Việt, phần lớn là lục bát, thất ngôn, hay nhất là những bài thơ Chúc tết, Cảnh khuya, Cảnh rừng Việt Bắc, Đi thuyền trên sông Đáy… Các bài thơ tuyên truyền, giản dị mộc mạc, gần gũi với ca dao, tiêu biểu là các loại bài Ca sợi chỉ, Hòn đá, Con cáo và tổ ong…
Thơ chữ Hán có Ngục trung nhật kí và trên 30 bài thơ khác viết từ năm 1942 đến ngày Người qua đời, Vọng nguyệt, Văn cánh, Báo tiệp… là những bài thơ tuyệt bút, đậm đà vị Đường thi.
Tuyên ngôn độc lập, Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến… tiêu biểu cho phong cách chính luận của Hồ Chí Minh: sắc bén, đanh thép, hùng hồn.
2. Quan điểm sáng tác văn học của Chủ tịch Hồ Chí Minh
Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh không nhận mình là nhà thơ, nhà văn mà chỉ là người bạn của văn nghệ, người yêu văn nghệ. Nhưng rồi chính hoàn cảnh thôi thúc, nhiệm vụ cách mạng yêu cầu, môi trường xã hội và thiên nhiên gợi cảm. Người đã viết nhiều áng văn chính luận hào hùng, những truyện ngắn đặc sắc và hàng trăm bài thơ hay. Người đã có ý thức và am hiểu sâu sắc quy luật và đặc trưng của hoạt động văn nghệ, từ phương diện tư tưởng chính trị đến nghệ thuật biểu diễn. Điều đó trước hết được biểu hiện trực tiếp trong quan điểm sáng tác văn chương của Người.
Là nhà cách mạng vĩ đại lại rất yêu văn nghệ, Hồ Chí Minh xem văn nghệ là một hoạt động tinh thần phong phú và phục vụ có hiệu quả cho sự nghiệp cách mạng. Người đã xác định vị trí và vai trò lớn của nghệ sĩ trong sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc và phát triển xã hội. Tinh thần đó đã được Người nói lên trong bài thơ Cảm tưởng đọc “Thiên gia thi”.
Nay ở trong thơ nên có thép
Nhà thơ cũng phải biết xung phong.
Chất thép ở đây chính là xu hướng cách mạng và tiến bộ về tư tưởng là cảm hứng đấu tranh xã hội tích cực của thơ ca. Quan điểm của Hồ Chí Minh là sự tiếp thu, kế thừa quan điểm dùng văn chương làm vũ khí chiến đấu trong truyền thống dân tộc và được nâng cao trong thời đại cách mạng vô sản. Trong bức thư gửi các họa sĩ trong dịp triển lãm hội họa toàn quốc 1951, một lần nữa, Người khẳng định: “Văn hóa nghệ thuật cũng là một mặt trận. Anh chị em là chiến sĩ trên mặt trận ấy”.
Hồ Chí Minh đặc biệt chú ý đến đối tượng thưởng thức và tiếp nhận văn chương. Văn chương trong thời đại cách mạng phải coi quảng đại quần chúng là đối tượng phục vụ. Người nêu kinh nghiệm chung cho hoạt động báo chí và văn chương, mỗi người khi cầm bút cần xác định rõ: Viết cho ai? (Đối tượng), Viết để làm gì? (Mục đích), Viết cái gì? (Nội dung) và Viết như thế nào? (Hình thức). Như vậy, đối tượng và mục đích quy định nội dung và hình thức của tác phẩm. Người viết có xử lí đúng các mối quan hệ giữa mục đích và phương tiện, giữa phổ cập và nâng cao, giữa nội dung và hình thức thì mới phát huy được hiệu quả của hoạt động văn học. Các khía cạnh trên cũng liên quan đến nhau trong ý thức và trách nhiệm của người cầm bút.
Hồ Chí Minh luôn quan niệm tác phẩm văn chương phải có tính chân thật. Phát biểu trong buổi khai mạc phòng triển lãm hội hoa trong năm đầu tiên sau cách mạng. Người uốn năm một hướng đi: “Chất mơ mộng nhiều qusa, mà cái chất thật của sự sinh hoạt rất ít”. Người yêu cầu văn nghệ sĩ phải “miêu tả cho hay, cho chân thật và cho hùng hồn” những đề tài phong phú của hiện thực cách mạng, phải chú ý nêu gương “người tốt, việc tốt”, uốn nắn và phê bình cái xấu. TÍnh chân thật vốn là cái gốc của văn chương xưa và nay.
Nhà văn phải chú ý đến hình thức biểu hiện, tránh lối viết cầu kì, xa lạ, nặng nề. Hình thức của tác phẩm phải trong sáng, hấp dẫn, ngôn từ phải chọn lọc, bảo đảm sự trong sáng của tiếng Việt. Theo Người, tác phẩm văn chương phải thể hiện được cái tinh thần của dân tộc, của nhân dân và được nhân dân ưa thích.
II. Tác phẩm (tuần 3)

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
0
0
Tôi yêu Việt Nam
05/04/2018 17:08:16

Soạn bài: Tuyên ngôn độc lập

Xem thêm bài soạn: Tuyên Ngôn Độc Lập (Hồ Chí Minh) - Phần 2: Tác phẩm

Phần 1: Tác giả Hồ Chí Minh

I. Tác giả Hồ Chí Minh

   Hồ Chí Minh – Nguyễn Ái Quốc (1890 – 1969) sinh ra trong một gia đình nhà nho yêu nước ở làng Kim Liên, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An. Người là nhà yêu nước và cách mạng vĩ đại của dân tộc đồng thời là một nhà hoạt động lỗi lạc của phong trào quốc tế cộng sản, Người còn là nhà văn, nhà thơ lớn. Sự nghiệp chính của Người là hi sinh phấn đấu cho độc lập tự do và cơm áo hòa bình của nhân dân ta. Người đã lấy văn thơ làm vũ khí chiến đấu sắc bén. Thông minh bẩm sinh, giàu tâm hồn nghệ sĩ, Người đã trở thành một cây bút chân chính kiểu mẫu, một nhà thơ lỗi lạc của đất nước.

   Hồ Chí Minh là một cây bút đa phong cách, thể hiện một cốt cách cổ điển và những sáng tạo hiện đại. Văn thơ Hồ Chí Minh phong phú, đa dạng, đôc đáo, viết bằng ba thứ ngôn ngữ là tiếng Pháp, chữ Hán và tiếng Việt.

   Những năm XX của thế kỉ trước, Nguyễn Ái Quốc viết Bản án chế độ thực dân Pháp và nhiều truyện, kí như Vi hành, Lời than văn của bà Trưng Trắc… Tính tư liệu phong phú, châm biếm hóm hỉnh ở nhiều truyện kí. Thơ tiếng Việt, phần lớn là lục bát, thất ngôn, hay nhất là những bài thơ Chúc tết, Cảnh khuya, Cảnh rừng Việt Bắc, Đi thuyền trên sông Đáy… Các bài thơ tuyên truyền, giản dị mộc mạc, gần gũi với ca dao, tiêu biểu là các loại Bài ca sợi chỉ, Hòn đá, Con cáo và tổ ong

   Thơ chữ Hán có Ngục trung nhật kí và trên 30 bài thơ khác viết từ năm 1942 đến ngày Người qua đời, Vọng nguyệt, Văn cánh, Báo tiệp… là những bài thơ tuyệt bút, đậm đà vị Đường thi.

   Tuyên ngôn độc lập, Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến… tiêu biểu cho phong cách chính luận của Hồ Chí Minh: sắc bén, đanh thép, hùng hồn.

II. Hướng dẫn học bài

Câu 1: Những nét chính về quan điểm sáng tác văn học nghệ thuật của Chủ tịch Hồ Chí Minh

- Hồ Chí Minh coi văn học là một vũ khí chiến đấu lợi hại phụng sự cho sự nghiệp cách mạng, nhà văn cũng là chiến sĩ.

- Hồ Chí Minh luôn chú trọng tính chân thật và tính dân tộc của văn học.

- Khi cầm bút, Hồ Chí Minh bao giờ cũng xuất phát từ đối tượng tiếp nhận, mục đích để quyết định nội dung và hình thức của tác phẩm. Người luôn đặt câu hỏi: Viết cho ai?, Viết để làm gì?, Viết cái gì?Viết như thế nào?

   Văn thơ Hồ Chí Minh là di sản tinh thần vô giá, là một bộ phận gắn bó hữu cơ với sự nghiệp cách mạng vĩ đại của Người. những tác phẩm văn học xuất sắc của Hồ Chí Minh thể hiện chân thật và sâu sắc tư tưởng , tình cảm và tâm hồn cao cả của Người.Tìm hiểu thơ văn Hồ Chí Minh, mỗi chúng ta sẽ tìm thấy những bài học vô cùng cao quý.

Câu 2: Những nét khái quát về di sản văn học của Hồ Chí Minh:

* Văn chính luận

  - Viết nhằm mục đích đấu tranh chính trị, tiến công trực diện kẻ thù, thức tỉnh và giác ngộ quần chúng, tố cáo tội ác của thực dân Pháp, kêu gọi sự đoàn kết đấu tranh...

  - Những ánh văn chính luận được viết không chỉ bằng lí trí sáng suốt, trí tuệ sắc sảo, lời văn chặt chẽ, súc tích mà còn bằng cả tấm lòng yêu nước nồng nàn của một trái tim vĩ đại.

  - Tiêu biểu: Bản án chế độ thực dân Pháp (1925); Tuyên ngôn độc lập (1945); Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến (1946)

* Truyện và kí

  - Viết nhằm tố cáo tội ác dã man, bản chất tàn bạo, xảo trá của thực dân phong kiến tay sai và đề cao tấm lòng yêu nước của nhân dân.

  - Bút pháp hiện đại và nghệ thuật trần thuật linh hoạt, tác giả tạo nên những tình huống truyện độc đáo, bằng trí tưởng tượng phong phú, trí tuệ sắc sảo và vốn kiến thức văn hoá sâu rộng.

  - Tiêu biểu: Lời than vãn của bà Trưng Trắc (1922); Vi hành (1923); Những trò lố hay là Va-ren và Phan Bội Châu (1925); Nhật ký chìm tàu (1931); Vừa đi đường vừa kể chuyện (1963)

*Thơ ca

  - Đây là lĩnh vực sáng tạo nổi bật nhất trong sự nghiệp văn học của Bác. Thơ của Người thể hiện tâm hồn nghệ sĩ tinh tế, tài hoa, một tấm gương nghị lực phi thường và nhân cách cao đẹp của một chiến sĩ cách mạng.

  - Người để lại hơn 250 bài thơ, được in trong 3 tập thơ: Nhật ký trong tù gồm 134 bài; Thơ Hồ Chí Minh gồm 86 bài; Thơ chữ Hán Hồ Chí Minh gồm 36 bài.

Câu 3: Những đặc điểm cơ bản của phong cách nghệ thuật Hồ Chí Minh

   Phong cách nghệ thuật của Hồ Chí Minh độc đáo mà đa dạng. Văn chính luận của Người thường ngắn gọn, súc tích, lập luận chặt chẽ, lí lẽ đanh thép, bằng chứng thuyết phục và đa dạng về bút pháp. Truyện và kí của Người rất hiện đại, có tính chiến đấu mạnh mẽ và nghệ thuật trào phúng sắc bén. Thơ ca tuyên truyền cách mạnh gần gũi với ca dao, giản dị, dễ nhớ. Nhưng thơ chữ Hán của Người lại hàm súc, hài hòa giữa màu sắc cổ điển và tinh thần hiện đại.

0
0
Nguyễn Thị Thảo Vân
05/04/2018 17:08:16

Soạn bài: Tuyên Ngôn Độc Lập (Hồ Chí Minh)

Xem thêm bài soạn: Tuyên Ngôn Độc Lập (Hồ Chí Minh) - Phần 1: Tác giả

Phần 2: Tác phẩm

Câu 1: Bố cục bản "Tuyên ngôn độc lập" gồm 3 phần

- Phần 1 (từ đầu đến không ai chối cãi được): cơ sở pháp lý và chính nghĩa.

- Phần 2 (tiếp đến phải được độc lập): tố cáo tội ác của thực dân Pháp.

- Phần 3 (còn lại): lời tuyên bố độc lập của nhân dân ta.

Câu 2:

   Việc trích dẫn bản Tuyên ngôn Độc lập (1776) của nước Mĩ và bản Tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền (1793) của cách mạng Pháp trong phần mở đầu bản Tuyên ngôn Độc lập là một cách viết rất cao tay của Chủ tịch Hồ Chí Minh đem lại những ý nghĩa sâu sắc cho bản Tuyên ngôn được viết ra trong hoàn cảnh lịch sử đặc biệt lúc bấy giờ.

   Như chúng ta đã biết, đối tượng hướng tới của Tuyên ngôn Độc lập không chỉ là đồng bào trong nước mà cả với thế giới, đặc biệt là với những lực lượng thù địch và cơ hội quốc tế đang mang dã tâm tái nô dịch đất nước ta. Trích dẫn hai bản Tuyên ngôn của Mĩ và Pháp trong phần nêu nguyên lí mở đầu tác phẩm, một mặt, Bác đề cao truyền thống bình đẳng, nhân đạo, tư tưởng dân chủ tiến bộ của nhân dân hai nước Mĩ và Pháp lúc bấy giờ, mặt khác, lại có tác dụng ngăn chặn âm mưu xâm lược của chúng. Đồng thời, như thế cũng là cách Bác đặt cuộc cách mạng của nhân dân ta năm 1945 ngang hàng với cuộc cách mạng của Pháp và Mĩ, đặt bản Tuyên ngôn Độc lập của Việt Nam ngang hàng với hai bản Tuyên ngôn của hai nước lớn đó, khẳng định về quyền tự chủ và vị thế bình đẳng của dân tộc ta trên toàn thế giới. Đây là nghệ thuật dùng "gậy ông đập lưng ông" - ngón võ dân gian rất hiệu nghiệm của nhân dân ta mà Bác đã sử dụng thật tài tình trong phần mở đầu bản Tuyên ngôn.

Câu 3: Bản Tuyên ngôn Độc lập đã lật tẩy bộ mặt tàn bạo, xảo quyệt của thực dân Pháp đối với nhân dân ta bằng lí lẽ và sự thật hùng hồn, không thể chối cãi được. (Phân tích đoạn 2 và đoạn 3).

- Thực dân Pháp đã kể công "khai hóa" thì bản Tuyên ngôn Độc lập kể tội ác "cướp đất nước ta, áp bức đồng bào ta" của chúng.

   + Dẫn chứng chọn lọc cụ thể, xác đáng, toàn diện ra tội ác dã man, tàn bạo của thực dân Pháp về mọi mặt: chính trị, xã hội, kinh tế.

   + Lời văn ngắn gọn, hùng hồn chứa đựng nội dung kể tội ác đanh thép, sử dụng nhiều cách nói tu từ tăng sức truyền cảm (so sánh, cường điệu, dùng đồng nghĩa kép để khắc sâu hình ảnh đất nước "xơ xác, tiêu điều", nhân dân "nghèn nàn, thiếu thốn"…)

   + Điệp từ "chúng" đứng đầu hàng loạt tội ác, theo sự chất chồng tội ác là sự chất chứa căm thù đối với thực dân cướp nước. Hành động của chúng là "trái hẳn với đạo lí và chính nghĩa".

- Thực dân Pháp kể công "bảo hộ" thì bản Tuyên ngôn Độc lập lên án "trong năm năm, chúng đã bán nước ta hai lần cho Nhật". Dẫn chứng là những bằng chứng lịch sử khiến kẻ thù không thể chối cãi.

   + Mùa thu 1940, Nhật xâm lượt Đông Dương thì Pháp đã "quỳ gối đầu hàng, mở cửa nước ta rước Nhật". Cách dùng từ pha chút hài hước, mỉa mai của Bác đã vạch trần bản chất hèn nhát, vô trách nhiệm của thực dân Pháp đối với đất nước ta. Chính sự thỏa hiệp của chúng đã khiến nhân dân ta phải chịu hai tầng xiềng xích.

   + Ngày 9 tháng 3 năm 1945, khi Nhật đảo chính, thực dân Pháp bỏ chạy, hoặc đầu hàng để nước ta rơi vào tay Nhật.

   + Chúng không đứng về phía nhân dân ta để chống Nhật mà còn "thẳng tay khủng bố Việt Minh", khi bỏ chạy còn nhẫn tâm giết số đông tù chính trị.

   Hành động của chúng thật vô nhân đạo, làm sao chúng dám đối diện với nhân dân ta để tự xưng là người "bảo hộ" chúng ta.

- Chúng tuyên bố Đông Dương là thuộc địa của chúng thì bản Tuyên ngôn Độc lập khẳng định Đông Dương đã trở thành thuộc địa của Nhật. Nhân dân ta đứng lên giành lại chính quyền độc lập từ tay Nhật chứ không phải từ tay Pháp. Sức mạnh của sự thật và không có lí lẽ nào có sức thuyết phục cao hơn lí lẽ của sự thật. Hồ Chí Minh đã láy đi, láy lại hai chữ sự thật để tăng chính xác thực của lí lẽ và dẫn chứng.

Câu 4: Tác phẩm "Tuyên ngôn độc lập" thể hiện phong cách nghệ thuật của Hồ Chí Minh trong văn chính luận: lập luận chặt chẽ, lí lẽ sắc bén, ngôn ngữ hùng hồn.

- Ngắn gọn, giản dị, súc tích: cả một nội dung lớn diễn ra trong thời gian gần một thế kỉ nhưng tác giả đã cô đọng lại trong vài ba trang giấy.Từ ngữ mà Bác sử dụng đọc lên là hiểu ngay. Đối với những câu dài, có cấu trúc phức tạp, Bác vẫn tìm cách diễn đạt thật ngắn gọn. Có câu rất ngắn nhưng giàu ý tứ.

- Trong sáng:

   + Trong sáng ở việc dùng từ đặt câu, tuân thủ các nguyên tắc và chuẩn mực của tiếng Việt.

   + Trong sáng về tư tưởng tình cảm. Thái độ rõ ràng, yêu ghét phân minh trên lập trường chính nghĩa.

- Đanh thép, sắc sảo: là biểu hiện tính chiến đấu không khoan nhượng, thái độ dứt khoát thể hiện một bản lĩnh vững vàng, phi thường, sắc sảo ở trí tuệ, lối lập luận chặt chẽ, sắc bén.

   Bản tuyên ngôn được viết với cách lập luận chặt chẽ. Người đưa ra những lí lẽ đanh thép, những bằng chứng hùng hồn không ai chối cãi được. Ngòi bút chính luận vừa hùng hồn vừa trữ tình; cách dùng từ, đặt câu hết sức linh hoạt, Tuyên ngôn Độc lập vừa có giá trị lịch sử lớn lao, vừa xứng đáng là áng văn thiên cổ hùng văn của thời đại.

   Giá trị lịch sử và ý nghĩa thời đại của bản Tuyên ngôn là rất to lớn. Ngày nay cả nước đang thể hiện quyết tâm bảo vệ nền độc lập, bảo vệ chủ quyền quốc gia, bảo vệ biển đảo thân yêu như Bác hằng mong muốn.

II. Luyện tập

   Bản Tuyên ngôn độc lập từ khi ra đời cho đến nay là một áng văn chính luận có sức lay động sâu sắc hàng chục triệu trái tim con người Việt Nam vì đó là lòng yêu nước nồng nàn, niềm tự hào dân tộc mãnh liệt, khao khát độc lập tự do và ý chí quyết tâm bảo vệ tự do, độc lập ở Hồ Chí Minh. Tấm lòng đó đã truyền vào từng lời văn khi da diết, khi tự hào, khi hùng hồn đanh thép gây xúc động mạnh mẽ đối với người đọc.

0
0
Đặng Bảo Trâm
07/04/2018 11:24:41

Soạn bài: Tuyên Ngôn Độc Lập (Hồ Chí Minh)

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
Gửi câu hỏi
×