Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Soạn bài mấy ý nghĩ về thơ

4 Xem trả lời
Hỏi chi tiết
1.129
0
0
Phạm Minh Trí
01/08/2017 03:10:13
Soạn bài mấy ý nghĩ về thơ của Nguyễn Đình Chiểu
I. Tác phẩm
1. Hoàn cảnh ra đời
Tháng 9 – 1949, có một sự kiện văn nghệ đáng chú ý, đó là Hội nghị tranh luận văn nghệ ở Việt Bắc nhằm đẩy mạnh phong trào sáng tác văn nghệ theo đường lối của Đảng để phục vụ nhân dân, phục vụ cuộc kháng chiến chống Pháp. Cung với kịch của Lộng Chương, văn của Nguyễn Tuân, Hội nghị còn tranh luận về thơ của Nguyễn Đình Thi và mở rộng ra một vấn đề thuộc quan niệm về thơ. Nguyễn Đình Thi đã phát biểu quan niệm của mình về thơ trong bài Mấy ý nghĩ về thơ đăng trên báo Văn nghệ số 10 – 1949. Bài tiểu luận này của Nguyễn Đình Thi nêu lên những quan niệm mới mẻ, có chiều sâu về thơ, trong đó có những suy nghĩ, đề xuất của tác giả có thể gọi là táo bạo trong hoàn cảnh năm 1949 lúc bấy giờ.
2. Nội dung tác phẩm
Tác giả khẳng định thơ là tiếng nói tâm hồn của con người, nhưng tâm hồn đó phải có tư tưởng và được biểu hiện bằng hình ảnh. “Thơ là nơi tư tưởng, tình tự, quấn quýt với hình ảnh như hồn với xác để tạo ra cái biết toàn thể, biết rằng tất cả tâm hồn, không phải chỉ biết bằng ý niệm, bằng tri thức”.
Đồng thời, tác giả phân tích những yếu tố đặc trưng khác của thơ:
- Hình ảnh phải từ cảm xúc mà có, mà lóe sáng trong thơ và hiện lên một cách tự nhiên trong lòng nhà thơ..
- Nhịp điệu, nhạc điệu trong thơ quan trọng nhất là nhịp điệu, nhạc điệu bên trong tâm hồn thơ.
- Ngôn ngữ trong thơ phải có hồn, có sức gợi, phải kết tinh trong đó tình cảm, cảm xúc của thi nhân.
- Đường đi của thơ là con đương đưa thẳng vào tình cảm, từ trái tim nhà thơ đến trái tim người đọc.
Tác giả quan niệm thơ là tổng thể, kết tinh. Văn xuôi cho phép khuông mười phần hoàn hảo, nhưng thơ thì luôn đòi hỏi sự toàn bích.
Về thơ tự do, thơ không vần, Nguyễn Đình Thi có một số quan niệm rất mới, có thể nói là rất táo bạo trong bối cảnh lúc bấy giờ: “Không có vấn đề thơ tự do, thơ có vần và thơ không vần. Chỉ có thơ thực và thơ giả, thơ hay và thơ không hay, thơ và không thơ”. Điều này là một sự “phá cách” đối với thơ truyền thống.
3. Kết luận
Bài nghị luận về quan niệm thơ của Nguyễn Đình Thi được viết ra bằng cả tấm lòng của thi nhân với những suy nghĩ sâu sắc, mới mẻ, có ý nghĩa cách tân, lại được viết bằng một lập luận trong sáng, chặt chẽ và một cách viết tài hoa. Hơn nữa thế kỉ qua, những quan niệm về thơ của ông vẫn có giá trị đối với ngày nay.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
0
0
Nguyễn Thị Thương
05/04/2018 17:08:14

Soạn bài: Mấy ý nghĩ về thơ

I. Tác giả & tác phẩm

1. Tác giả

Nguyễn Đình Thi (1924 – 2000) sinh ra tại Luông Phabang (Lào), quê gốc ở làng Vũ Thạch (nay là phố Bà Triệu, Hà Nội)

Tác phẩm chính: các tiểu thuyết Xung kích (1951), Vào lửa (1966), Mặt trận trên cao (1967), Vỡ bờ (tập 1- 1962, tập 2 – 1970); các tập thơ Người chiến sĩ (1956)...; các tập tiểu luận Mấy vấn đề văn học (1956)...

Nguyễn Đình Thi là một nhà văn hóa, một nghệ sĩ đa tài và ở lĩnh vực nào ông cũng có những đóng góp đáng ghi nhận. Năm 1996, ông được tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học và nghệ thuật.

2. Tác phẩm

Được viết tháng 9/1949 tại Hội nghị tranh luận văn nghệ ở Việt Bắc.

II. Hướng dẫn soạn bài

Câu 1 (trang 60 sgk Ngữ Văn 12 Tập 1):

Nguyễn Đình Thi lí giải đặc trưng cơ bản của thơ là biểu hiện tâm hồn con người:

    - Điều đó được khẳng đinh qua câu hỏi tu từ mang tính khẳng định: “ Đầu mối của thơ ca có lẽ ta đi tìm bên trong tâm hồn con người chăng?”. Trước khi có thơ tâm hồn con người phải có những “rung động thơ”, sau đó mới “làm thơ”.

   - Thơ với con người có sự tác động qua lại lẫn nhau. Làm thơ là một cách bộc lộ tâm lí, trạng thái, tình cảm con người.

   - Làm thơ tức là thể hiện sự rung động tâm hồn bằng những lời hoặc những dấu hiệu thay cho lời nói.

Câu 2 (trang 60 sgk Ngữ Văn 12 Tập 1):

Những yếu tố đặc trưng khác của thơ được Nguyễn Đình Thi giới thiệu:

   - Hình ảnh thơ: là hình ảnh thực nảy lên trong tâm hồn khi ta sống trong một hoàn cảnh trạng thái nào đó: “hình ảnh thực nẩy lên trong tâm hồn khi ta sống trong một cảnh huống hoặc trạng thái nào đấy”.

    - Tư tưởng thơ: Tư tưởng trong thơ gắn liền với cuộc sống “Những tư tưởng trong thơ là tư tưởng dính liền với cuộc sống, ở trong cuộc sống. Tư tưởng của nhà thơ nằm ngay trong cảm xúc, tình tự”.

   - Cảm xúc trong thơ: Cảm xúc luôn gắn với suy nghĩ, tình cảm của con người:

       + Tính chân thật trong thơ.

       + Là những hình ảnh bắt nguồn từ sự sống.

    - Cái thực trong thơ: là cái thực của cảm xúc, là biểu hiện một cách chân thực những gì diễn ra ở trong đầu.

Câu 3 (trang 60 sgk Ngữ Văn 12 Tập 1):

* Sự khác biệt: Ngôn ngữ thơ có những nét khác biệt so với thể loại văn học khác. Nếu ngôn ngữ kịch chủ yếu là đối thoại, ngôn ngữ truyện, kí chủ yếu là tự sự thì ngôn ngữ thơ mang tính nhịp điệu. Sự kết hợp của nhịp điệu, hình ảnh, cảm xúc tạo nên sự nên sự ngân vang mãi gây xúc động trong tâm hồn.

* Quan điểm về thơ tự do và thơ không vần:

Nguyễn Đình Thi khẳng định không có vấn đề: Thơ tự do, thơ có vần và thơ không có vần, chỉ có vấn đề thơ thật và thơ giả, thơ hay và thơ không hay, thơ và không thơ.

→ Đưa ra định hướng cách hiểu về thơ, đây là vấn đề trọng tâm cốt lõi trong quan niệm về thơ của Nguyễn Đình Thi.

=> Quan niệm tiến bộ, đúng đắn.

Câu 4 (trang 60 sgk Ngữ Văn 12 Tập 1):

Nghệ thuật lập luận của Nguyễn Đình Thi:

    - Phong cách: Chính luận – trữ tình, nghị luận kết hợp với các yếu tố tùy bút, lí luận gắn với thực tiễn.

   - Hệ thống luận điểm rõ ràng, lập luận chặt chẽ, sắc sảo.

   - Vận dụng các thao tác lập luận, so sánh, phân tích, bác bỏ,...

   - Từ ngữ giàu có, ngôn ngữ chọn lọc được vận dụng một cách linh hoạt, sáng tạo.

Câu 5 (trang 60 sgk Ngữ Văn 12 Tập 1):

Quan niệm về thơ của Nguyễn ĐìnhThi đến nay vẫn còn nguyên giá trị: Bởi những vấn đề tác giả đặt ra có giá trị về ý nghĩa thời sự, tính chất khoa học đúng đắn, gắn chặt chẽ với cuộc sống và thực tiễn sáng tác thi ca, sáng tạo thơ.

→ Quan niệm thơ ca luôn có giá trị ở mọi thời đại.

0
0
Phạm Văn Bắc
05/04/2018 17:08:16

Soạn bài: Mấy ý nghĩ về thơ

Câu 1: Nguyễn Đình Thi lí giải đặc trưng cơ bản nhất của thơ là biểu hiện tâm hồn con người:

- Quan hệ giữ thơ và tâm hồn con người : thơ – con người có tác động qua lại với nhau.

   + Ta nói trời hôm nay…. muốn làm thơ.

   + Làm một câu thơ yêu, tâm hồn cũng rung động như khi có người yêu trước mặt.

   + Thơ là tiếng nói đầu tiên, tiếng nói thứ nhất của tâm hồn khi đụng chạm với cuộc sống

- Khẳng định thơ diễn tả tâm hồn con người :

   + Thơ là một thứ nhạc… tình ý.

   + Nhịp điệu thơ… sự xúc động

   + Kết luận: đường đi của thơ là đi thẳng vào tình cảm.

Câu 2: Bên cạnh việc thể hiện tâm hồn con người, thơ còn mang nhiều yếu tố đặc trưng cơ bản khác cũng được Nguyễn Đình Thi đề cập đến

- Hình ảnh thơ: "là hình ảnh thực nẩy lên trong tâm hồn khi ta sống trong một cảnh huống hoặc trạng thái nào đấy", ví như "những tia lửa tóe lên khi búa đập vào sắp trên đe" được thu lượm kết nên một bó sáng.

- Tư tưởng trong thơ: "Những tư tưởng trong thơ là tư tưởng dính liền với cuộc sống, ở trong cuộc sống. Tư tưởng của nhà thơ nằm ngay trong cảm xúc, tình tự".

- Cảm xúc trong thơ: "Cảm xúc là phần xương thịt hơn cả của đời sống tâm hồn" "bất cứ cảm xúc tình tự nào của con người cũng dính liền với sự suy nghĩ".

- Cái thực trong thơ: "là những hình ảnh sống, những hình ảnh có sức lôi cuốn và thuyết phục người đọc. Đó là những hình ảnh chưa có vết nhòa của thói quen, không bị dập khuôn vào những ý niệm trừu tượng định trước".

Câu 3:

- Sự khác biệt :

   + Ngôn ngữ khác: trong truyện, kí – ngôn ngữ kể chuyện; trong tác phẩm kịch – ngôn ngữ đối thoại.

   + Ngôn ngữ thơ: giàu cảm xúc, nhịp điệu, nhạc điệu. Nhịp điệu là cách ngắt câu ngắt đoạn, tiếng bằng tiếng trắc, thanh bổng thanh trầm, nhịp điệu của hình ảnh, tình ý, tâm hồn.

- Quan niệm về thơ tự do và thơ không vần: không có thơ tự do, thơ có vần hay thơ không vần, mà chỉ có thơ thực và thơ giả, thơ hay và thơ không hay, thơ và không thơ …

--> Quan niệm đúng đắn và tiến bộ. Ở thờ đại mới, tình cảm nội dung mới, đòi hỏi một hình thức mới, điều quan trọng không phải thể loại thơ mà là thơ diễn tả được đúng tâm hồn con người.

Câu 4: Nghệ thuật lập luận của Nguyễn Đình Thi:

- NĐT trình bày những quan niệm tinh tế, sâu sắc về thơ

   + Hệ thống luận điểm rõ ràng, lạp luận chặt chẽ, sắc sảo.

   + Sử dụng linh hoạt các thao tác lập luận so sánh, phân tích, giải thích, bác bỏ, cách suy luận logic.

   + Từ ngữ phong phú, ngôn ngữ chọn lọc, được vận dụng linh hoạt, sáng tạo.

   + Cách viết có hình ảnh, chân thực, độc đáo.

Câu 5: Quan niệm về thơ của Nguyễn Đình Thi ngày nay vẫn còn nguyên giá trị, vì:

- Sáng tác thơ ca và thưởng thức thơ là những hoạt động nghệ thuật không ngừng nghỉ. Bất kì ở thời đại nào con người cũng có nhu cầu thể hiện tư tưởng, tình cảm, cảm xúc và thơ chính là chuyện đồng điệu của những tâm hồn.

- Dẫu quan niệm về thơ có đổi mới về một số mặt thi pháp nhưng những luận điểm cơ bản trên đây vẫn còn giữ vững giá trị.

- Quan niệm về thơ của Nguyễn Đình Thi con có ý nghĩa rất lớn đối với việc định hướng sáng tạo và cảm thụ thơ ca.

0
0
Đặng Bảo Trâm
07/04/2018 11:24:41

Soạn bài: Mấy ý nghĩ về thơ

Câu 1: Nguyễn Đình Thi lí giải đặc trưng cơ bản nhất của thơ là biểu hiện tâm hồn con người:

- Quan hệ giữ thơ và tâm hồn con người : thơ – con người có tác động qua lại với nhau.

   + Ta nói trời hôm nay…. muốn làm thơ.

   + Làm một câu thơ yêu, tâm hồn cũng rung động như khi có người yêu trước mặt.

   + Thơ là tiếng nói đầu tiên, tiếng nói thứ nhất của tâm hồn khi đụng chạm với cuộc sống

- Khẳng định thơ diễn tả tâm hồn con người :

   + Thơ là một thứ nhạc… tình ý.

   + Nhịp điệu thơ… sự xúc động

   + Kết luận: đường đi của thơ là đi thẳng vào tình cảm.

Câu 2: Bên cạnh việc thể hiện tâm hồn con người, thơ còn mang nhiều yếu tố đặc trưng cơ bản khác cũng được Nguyễn Đình Thi đề cập đến

- Hình ảnh thơ: "là hình ảnh thực nẩy lên trong tâm hồn khi ta sống trong một cảnh huống hoặc trạng thái nào đấy", ví như "những tia lửa tóe lên khi búa đập vào sắp trên đe" được thu lượm kết nên một bó sáng.

- Tư tưởng trong thơ: "Những tư tưởng trong thơ là tư tưởng dính liền với cuộc sống, ở trong cuộc sống. Tư tưởng của nhà thơ nằm ngay trong cảm xúc, tình tự".

- Cảm xúc trong thơ: "Cảm xúc là phần xương thịt hơn cả của đời sống tâm hồn" "bất cứ cảm xúc tình tự nào của con người cũng dính liền với sự suy nghĩ".

- Cái thực trong thơ: "là những hình ảnh sống, những hình ảnh có sức lôi cuốn và thuyết phục người đọc. Đó là những hình ảnh chưa có vết nhòa của thói quen, không bị dập khuôn vào những ý niệm trừu tượng định trước".

Câu 3:

- Sự khác biệt :

   + Ngôn ngữ khác: trong truyện, kí – ngôn ngữ kể chuyện; trong tác phẩm kịch – ngôn ngữ đối thoại.

   + Ngôn ngữ thơ: giàu cảm xúc, nhịp điệu, nhạc điệu. Nhịp điệu là cách ngắt câu ngắt đoạn, tiếng bằng tiếng trắc, thanh bổng thanh trầm, nhịp điệu của hình ảnh, tình ý, tâm hồn.

- Quan niệm về thơ tự do và thơ không vần: không có thơ tự do, thơ có vần hay thơ không vần, mà chỉ có thơ thực và thơ giả, thơ hay và thơ không hay, thơ và không thơ …

--> Quan niệm đúng đắn và tiến bộ. Ở thờ đại mới, tình cảm nội dung mới, đòi hỏi một hình thức mới, điều quan trọng không phải thể loại thơ mà là thơ diễn tả được đúng tâm hồn con người.

Câu 4: Nghệ thuật lập luận của Nguyễn Đình Thi:

- NĐT trình bày những quan niệm tinh tế, sâu sắc về thơ

   + Hệ thống luận điểm rõ ràng, lạp luận chặt chẽ, sắc sảo.

   + Sử dụng linh hoạt các thao tác lập luận so sánh, phân tích, giải thích, bác bỏ, cách suy luận logic.

   + Từ ngữ phong phú, ngôn ngữ chọn lọc, được vận dụng linh hoạt, sáng tạo.

   + Cách viết có hình ảnh, chân thực, độc đáo.

Câu 5: Quan niệm về thơ của Nguyễn Đình Thi ngày nay vẫn còn nguyên giá trị, vì:

- Sáng tác thơ ca và thưởng thức thơ là những hoạt động nghệ thuật không ngừng nghỉ. Bất kì ở thời đại nào con người cũng có nhu cầu thể hiện tư tưởng, tình cảm, cảm xúc và thơ chính là chuyện đồng điệu của những tâm hồn.

- Dẫu quan niệm về thơ có đổi mới về một số mặt thi pháp nhưng những luận điểm cơ bản trên đây vẫn còn giữ vững giá trị.

- Quan niệm về thơ của Nguyễn Đình Thi con có ý nghĩa rất lớn đối với việc định hướng sáng tạo và cảm thụ thơ ca.

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Đấu trường tri thức | Lazi Quiz Challenge +500k
Gửi câu hỏi
×