Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Phân tích đoạn trích Kiều ở lầu Ngưng Bích

----- Nội dung ảnh -----
VIẾT: PHÂN TÍCH MỘT ĐOẠN TRÍCH TRONG TÁC PHẨM VĂN HỌC

Phiếu học tập 01: Chuẩn bị
Đề bài: Phân tích đoạn trích Kiều ở lầu Ngưng Bích (trích Truyện Kiều của Nguyễn Du)

- Dạng bài cần triển khai là gì?

Xem lại phần Kiến thức ngữ văn về truyền thuyết Nôm, nội dung đọc hiểu văn bản Kiều ở lầu Ngưng Bích, chú ý xuất xứ để biết nội dung câu chuyện trước và sau của đoạn trích.

- Xác định nội dung và hình thức nghệ thuật nổi bật nhất của văn bản (chủ yếu đặc điểm thao tác bút trong tác phẩm Truyện Kiều).

Hướng dẫn sẽ đính kèm những bằng chứng nào cho bài viết?
1 Xem trả lời
Hỏi chi tiết
74
Tham khảo câu trả lời từ Trợ lý ảo Lazi
Đoạn trích "Kiều ở lầu Ngưng Bích" trong tác phẩm "Truyện Kiều" của Nguyễn Du được xem là một trong những đoạn đặc sắc nhất. Dưới đây là một số điểm phân tích chính:

### Dạng bài cần triển khai
Bài phân tích sẽ tập trung vào nội dung, nghệ thuật và ý nghĩa của đoạn trích, cũng như sự phản ánh tâm trạng và số phận của nhân vật Thúy Kiều.

### Nội dung chính của đoạn trích
- **Tâm trạng của Kiều**: Nỗi cô đơn, nhớ quê hương, thổn thức trước tình cảnh hiện tại. Kiều trải lòng về nỗi buồn khi phải rời xa gia đình, người yêu.
- **Thế giới xung quanh**: Khung cảnh thiên nhiên tĩnh lặng, ảm đạm phản ánh tâm hồn kiều thương, như một cách nhấn mạnh thêm nỗi u uất của nàng.

### Hình thức nghệ thuật
- **Ngôn ngữ**: Sử dụng các biện pháp tu từ phong phú như ẩn dụ, đối lập, nhân hóa để diễn tả tâm trạng.
- **Nhịp điệu**: Giọng thơ êm đềm, chậm rãi, phù hợp với tâm trạng trầm lắng của nhân vật.

### Các điểm nổi bật
- **Tính chất đa chiều của nhân vật**: Kiều không chỉ là hình ảnh của một cô gái sắc nước hương trời, mà còn là hiện thân của nỗi khổ đau, sự hy sinh vì gia đình.
- **Sự kết nối văn hóa**: Đoạn thơ không chỉ mang giá trị nghệ thuật mà còn phản ánh tâm tư, tình cảm của người phụ nữ trong xã hội phong kiến.

### Kết luận
Bài viết sẽ khép lại bằng việc khẳng định giá trị trường tồn của "Truyện Kiều" và cách Nguyễn Du khắc họa nỗi lòng của Thúy Kiều, từ đó gợi mở những suy ngẫm về thân phận con người trong xã hội.

Bạn có thể sử dụng những điểm này để viết bài phân tích chi tiết cho phần yêu cầu trên.
0
0
bngocc_đz
16/10 20:17:24
+5đ tặng

Truyện Kiều là một kiệt tác văn học nên đã có rất nhiều người yêu thích, sáng tác những tác phẩm văn thơ vịnh về Truyện Kiều. Trong đó có những câu thơ rất hay vịnh về nàng Kiều khi ở lầu Ngưng Bích.

Một mình đối diện với mình
Mênh mông trăng gió vô tình thoảng qua
Mong manh như một nhành hoa
Ầm ầm tiếng sóng biết là về đâu?
Chưa đi đến thuở bạc đầu
Mà sao như đã nhuốm màu hư vô?

Đó là những câu thơ người ta vịnh về tâm trạng của nàng Kiều khi Nguyễn Du miêu tả cảnh nàng bị Tú Bà giam lỏng ở lầu Ngưng Bích. Đoạn trích "Kiều ở lầu Ngưng Bích" nằm ở phần thứ hai "Gia biến và lưu lạc" của "Truyện Kiều". Sau khi bán mình cho Mã Giám Sinh, Kiều "thất thân" với hắn "đuốc hoa để đó mặc nàng nằm trơ", nàng bị hắn bán vào lầu xanh. Biết mình bị lừa và phải làm nghề dơ bẩn, Kiều uất ức, rút dao định tự vẫn.

Tú Bà sợ hãi "Thôi thôi vốn liếng đi đời nhà ma", nhanh trí, mụ liền vờ hứa hẹn đợi Kiều bình phục sẽ gả chồng cho nàng vào nơi tử tế, rồi đưa Kiều ra giam lỏng ở lầu Ngưng Bích, đợi thực hiện âm mưu mới. Vì thế đoạn trích "Kiều ở lầu Ngưng Bích" dựng lên cảnh ngộ cô đơn, buồn tủi và tấm lòng thủy chung, hiếu thảo của Thúy Kiều một mình bơ vơ nơi xứ người, đồng thời qua đoạn trích, người đọc thấy được bút pháp "tả cảnh ngụ tình" độc đáo, đạt tới trình độ điêu luyện bậc thầy của thiên tài văn học Nguyễn Du.

Trước hết là sáu câu thơ đầu, tác giả nêu lên hoàn cảnh sống và nỗi niềm cô đơn, tội nghiệp của nàng Kiều. Ngay câu thơ mở đầu: "Trước lầu Ngưng Bích khóa xuân", Nguyễn Du đã nêu bật lên cảnh ngộ đáng thương của Kiều. "Khóa xuân" tức khóa kín tuổi xuân và ở đây ý nói về việc Kiều đang bị giam lỏng.

Vậy là tuổi thanh xuân của nàng Kiều bị giam hãm, khóa kín trong cấm cung và không được giao tiếp với bên ngoài. Vì thế, lầu Ngưng Bích như là nhà tù giam lỏng cuộc đời Kiều, nó cho thấy tình cảnh đáng thương, xót xa mà nàng Kiều phải chịu đựng.

Những câu thơ tiếp theo, tái hiện quang cảnh xung quanh lầu Ngưng Bích rộng lớn, mênh mông được nhìn dưới con mắt đầy tâm trạng của Kiều:

Vẻ non xa tấm trăng gần ở chung
Bốn bề bát ngát xa trông
Cát vàng cồn nọ bụi hồng dặm kia
Bẽ bàng mây sớm đèn khuya
Nửa tình nửa cảnh như chia tấm lòng.

Nguyễn Du đã đặt Kiều trong một cảnh ngộ rất đặc biệt: một mình, cô đơn, trơ trọi giữa một không gian rộng lớn, mênh mông: "bốn bề bát ngát". Đứng trên lầu mà ngước mắt lên trời cao, Kiều chỉ thấy "non xa" và "tấm trăng gần". Nhìn xuống mặt đất chỉ thấy khoảng không trống vắng, xa xa là những con sóng lượn, những bãi cát dài phẳng lặng nối tiếp nhau, dưới ánh nắng của buổi chiều tà, bãi cát như trở nên lấp lánh giống như những bụi hồng.

Cảnh thật đẹp, thơ mộng, lãng mạn nhưng đượm buồn. Bởi xung quanh Kiều, không hề có một chút bóng dáng sự sống của con người. Vì thế, từ “xa trông” như miêu tả cái nhìn xa xăm của Kiều, nàng đang cố gắng kiếm tìm một chút bóng dáng, sự sống xung quanh. Nhưng tuyệt nhiên chỉ là một không gian vắng lặng, tĩnh tại, không có chút động nhỏ bé nào đó xung quanh mình. Sau này trong bài thơ "Tràng Giang".

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Đấu trường tri thức | Lazi Quiz Challenge +500k
Gửi câu hỏi
×