Bằng cách nhấp vào Đăng nhập, bạn đồng ý Chính sách bảo mật và Điều khoản sử dụng của chúng tôi. Nếu đây không phải máy tính của bạn, để đảm bảo an toàn, hãy sử dụng Cửa sổ riêng tư (Tab ẩn danh) để đăng nhập (New Private Window / New Incognito Window).
“Bài học đường đời đầu tiên” trích trong “Dế Mèn phiêu lưu kí” của nhà văn Tô Hoài. Đây là một đoạn trích hấp dẫn, đem đến cho người đọc nhiều cảm nhận sâu sắc.
Trước tiên, Tô Hoài đã giúp người đọc hình dung được vẻ đẹp của Dế Mèn - nhân vật chính trong truyện. Đó là một chàng dế với đôi càng “mẫm bóng” cùng “những cái móng vuốt ở chân, ở khoeo cứ cứng dần và nhọn hoắt”. Cả người của chú “rung rinh một màu nâu bóng mỡ soi gương được và rất ưa nhìn”. Không chỉ vậy, nó còn có một cái đầu “to ra và nổi từng tảng, rất bướng”. Còn hai cái răng thì đen nhánh và “lúc nào cũng nhai ngoàm ngoạp như hai lưỡi liềm máy làm việc” cùng với sợi râu “dài và uốn cong một vẻ rất đỗi hùng dũng”. Hình ảnh một chàng trai trẻ đầy sức sống, vừa tự tin vừa tự hào về bản thân mình hiện lên thật chân thực, tinh tế dưới ngòi bút của Tô Hoài.
Nhưng đằng sau cái dáng vẻ ưa nhìn, khỏe khoắn còn là cái vẻ kiêu căng, tự phụ đến mức Dế Mèn đã nghĩ mình “có thể sắp đứng đầu thiên hạ rồi”. Dế ta thường hay cà khịa với tất cả bà con trong xóm: “quát mấy chị Cào Cào ngụ ngoài đầu bờ, khiến các chị phải núp khuôn mặt trái xoan dưới nhánh cỏ”, “ghẹo anh Gọng Vó lấm láp vừa ngơ ngác dưới đầm lên”. Và chính tính cách kiêu căng đã khiến Dế Mèn phải trả giá. Trước hết, câu chuyện bắt đầu từ thái độ coi thường của Dế Mèn đối với Dế Choắt. Thấy người bạn hàng xóm của mình trông gầy gò và ốm yếu. Dế Mèn không những không đồng cảm, mà còn chế giễu người bạn hàng xóm. Rồi khi nghe Dế Choắt nhờ vả mình, cậu ta “hếch răng lên, xì hơi một cái rõ dài đầy ngông nghênh và không coi ai ra gì”. Không những vậy, Dế Mèn còn mắng Dế Choắt, thể hiện rất rõ giọng điệu khinh rẻ, nhạo báng Dế Choắt: “Chú mày sinh sống quá cẩu thả”, “chú mày có lớn mà chẳng có khôn”, “chú mày hôi như cú mèo”, “im cái điệu khóc mưa dầm sùi sụt ấy đi”, “giương mắt lên mà xem tao trêu con mụ Cốc đây này”. Dế Mèn ngông cuồng trêu tức chị Cốc một phần là bởi cái tính ngỗ nghịch của mình nhưng mặt khác còn là để chứng minh cho Dế Choắt thấy mình chẳng hề nể sợ ai: “Sợ gì? Mày bảo tao sợ cái gì? Mày bảo tao còn biết sợ ai hơn tao nữa!”. Nhưng khi chị Cốc nổi giận, Dế Mèn lại chỉ biết trốn tránh trách nhiệm. Rồi chị Cốc đã vô tình nhìn thấy Choắt đang loay hoay ở cửa hang. Chị Cốc liền tiến đến hỏi tội nó. Choắt bị oan, không dám cãi, chỉ van xin rồi trốn vào hang. Những cái mỏ của chị Cốc cứ thế giáng xuống thân hình gầy gò của Dế Choắt, còn Dế Mèn thì vẫn cứ nằm im thin thít. Bao nhiêu sự kiêu căng, ngạo mạn lúc đầu đã thay bằng sự hèn nhát, sợ sệt.
Cuối cùng, Dế Choắt là người phải chịu tội thay Dế Mèn. Choắt bị chị Cốc mổ cho đến chết. Nếu trước đó, Dế Mèn kiêu căng bao nhiêu, thì bây giờ lại trở nên hèn nhát bấy nhiêu. Chỉ khi chị Cốc bay đi, Dế Mèn mới dám chui ra khỏi hang. Chôn cất Dế Choắt xong, cảm giác của nó thật hụt hẫng và bất lực bởi Dế Choắt đã chết rồi, đâu thể cứu vãn được nữa. Dế Mèn đứng lặng bởi nó muốn suy nghĩ một cách nghiêm túc về cách sống của mình trong suốt thời gian qua. Nhận ra bài học đó, nó tự hứa từ nay sẽ sống chan hòa với mọi người.
Đoạn trích “Bài học đường đời đầu tiên” giúp người đọc nhận ra những bài học sâu sắc. Từ đó, chúng ta cần biết sống khiêm nhường, quý trọng những người xung quanh hơn.
Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi
Vui | Buồn | Bình thường |