Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Viết bài văn nghị luận phân tích, đánh giá nội dung và nghệ thuật của bài thơ Đôi mắt - Lưu Trọng Lư

viết bài văn nghị luận phân tích, đánh giá nội dung và nghệ thuật của bài thơ đôi mắt (lưu trong lư)
1 Xem trả lời
Hỏi chi tiết
275
Tham khảo câu trả lời từ Trợ lý ảo Lazi
## Phân Tích, Đánh Giá Nội Dung và Nghệ Thuật Của Bài Thơ "Đôi Mắt" - Lưu Trọng Lư

### Mở bài

Lưu Trọng Lư là một trong những nhà thơ tiêu biểu của nền thơ ca Việt Nam hiện đại. Trong sự nghiệp sáng tác của mình, ông đã để lại nhiều tác phẩm giá trị, trong đó có bài thơ "Đôi mắt". Bài thơ không chỉ mang đến cho người đọc những xúc cảm sâu sắc mà còn thể hiện rõ nét phong cách nghệ thuật độc đáo của tác giả. Nội dung và nghệ thuật của bài thơ "Đôi mắt" đều góp phần tạo nên những ấn tượng mạnh mẽ trong lòng độc giả.

### Thân bài

#### 1. Nội dung bài thơ

Bài thơ "Đôi mắt" chủ yếu xoay quanh hình ảnh đôi mắt - biểu tượng cho tâm hồn và tình cảm con người. Đôi mắt không chỉ đơn thuần là bộ phận của cơ thể mà còn là cửa sổ tâm hồn, nơi phản ánh những cảm xúc sâu kín nhất. Qua từng câu thơ, Lưu Trọng Lư đã tạo nên một thế giới cảm xúc phong phú, từ nỗi buồn, niềm vui đến những khao khát yêu thương.

Mở đầu bài thơ, tác giả đã gợi lên hình ảnh đôi mắt với sự tinh khiết, trong sáng, mà qua đó hiện lên cả một thiên nhiên tươi đẹp. Đôi mắt ấy không chỉ đẹp mà còn chứa đựng biết bao kỷ niệm và tâm tư. Cảm xúc thẩm thấu qua từng câu chữ tạo nên một bức tranh tâm hồn đa dạng, phong phú.

Tuy nhiên, bài thơ không chỉ dừng lại ở sự miêu tả vẻ đẹp của đôi mắt; nó còn gợi mở những suy tư sâu sắc về tình yêu, về cuộc sống. Người đọc cảm nhận được nỗi cô đơn, trăn trở của nhân vật trữ tình khi đối diện với thực tại phức tạp, đầy chông gai của cuộc đời. Đó là sự đối lập giữa vẻ đẹp của đôi mắt và những nỗi niềm bên trong tâm hồn, giữa ước mơ và hiện thực.

#### 2. Nghệ thuật

Về mặt nghệ thuật, bài thơ "Đôi mắt" nổi bật với việc sử dụng ngôn ngữ giàu hình ảnh và biểu cảm. Ngôn ngữ thơ Lưu Trọng Lư tuy giản dị mà tinh tế, đầy sức gợi. Các phép tu từ như ẩn dụ, nhân hoá được sử dụng một cách linh hoạt, làm tăng tính biểu cảm cho bài thơ. Hình ảnh đôi mắt được lặp đi lặp lại như một motif chính, tạo nên sự đồng điệu và tăng cường sức mạnh cho cảm xúc.

Bố cục của bài thơ được sắp xếp một cách hợp lý, giúp cho việc chuyển tải nội dung được nhẹ nhàng và lưu loát. Những dòng thơ trôi chảy, nhịp điệu mềm mại như một dòng cảm xúc không ngừng chảy. Điều này đã làm cho người đọc dễ dàng cảm nhận được những rung động trong tâm hồn của tác giả cũng như của nhân vật trữ tình.

### Kết bài

Bài thơ "Đôi mắt" của Lưu Trọng Lư không chỉ là một tác phẩm nghệ thuật tiêu biểu mà còn là một bức tranh sống động phản ánh tâm tư, tình cảm của con người. Qua hình ảnh đôi mắt, tác giả đã khéo léo lồng ghép những ý nghĩa sâu sắc về tình yêu, cuộc sống và những khát khao tiềm ẩn. Với nội dung phong phú và nghệ thuật độc đáo, bài thơ đã để lại cho người đọc những cảm xúc khó quên, đồng thời khẳng định tài năng và vị trí của Lưu Trọng Lư trong nền thơ ca hiện đại Việt Nam.
1
0
Mount
22/10/2024 20:31:32
+5đ tặng

Thơ là bản hòa nhạc của trái tim, là những giai điệu trầm bổng của cuộc sống. Được cất lên từ chính những cảm xúc chân thật nhất, “Đôi mắt” của Lư Trọng Lư là một bản hòa nhạc của tình yêu, chất chứa những ý vị, màu sắc khác nhau của cuộc sống. Bài thơ là một tác phẩm tiêu biểu, đạt được những giá trị sâu sắc trên cả phương diện nội dung lẫn nghệ thuật.

Lưu Trọng Lư (1911 – 1991) sinh ra ở làng Cao Lao Hạ, xã Hạ Trạch (Bố Trạch. Ông là một trong những nhà thơ tiên phong của phong trào Thơ mới. Ông tham gia văn đàn với nhiều thể loại như: thi ca, kịch bản văn học, phê bình, tiểu luận, truyện ngắn, tiểu thuyết... Lưu Trọng Lư đã khẳng định vị trí đặc biệt quan trọng của mình trong tiến trình phát triển của văn học nghệ thuật nước nhà.

“Đôi mắt” là một trong những bài thơ tình đặc sắc nhất của ông, hiện tại vẫn chưa thể xác định được tác phẩm được sáng tác trong hoàn cảnh nào.

Mở đầu của bài thơ, thi sĩ đã đặt ra rất nhiều câu hỏi tu từ, như chính là một lời khẳng định cho tấm lòng của mình:

“Có hoa nào qua mùa không héo?
Có tiếng nào giàu đẹp hơn không?”

Hoa không héo là một hình ảnh vô cùng độc đáo, tưởng chừng như nó là vô lý, trái ngược lại với quy luật của tự nhiên, nhưng trong những vần thơ của Lưu Trọng Lư hình ảnh ấy lại là có thật. Bởi vì, với tác giả, hoa ở đây chính là nhân vật em, là người con gái mà tác giả vẫn luôn thầm thương trộm nhớ. Vì vậy, dù bao mùa có qua đi, đông sang hạ về đi nữa thì bông hoa ấy vẫn luôn nở rộ trong lòng của thi sĩ. Là câu hỏi, nhưng thật ra chính tác giả đã có câu trả lời. Và tất nhiên với câu hỏi thứ hai cũng vậy. Trong trái tim của một kẻ đang say tình, làm gì có tiếng nào có thể đẹp hơn tiếng yêu.

Và tình yêu đó cũng chính là lý do khiến cho tác giả cảm thấy đôi mắt em đẹp như một dòng sông:

“Mắt em là một dòng sông
Thuyền anh bơi lội giữa dòng mắt em.”

Đôi mắt của nhân vật em được tác giả ví với hình ảnh của một dòng sông trong lành, mát mẻ. Trong ánh nhìn của thi sĩ, em là một người con gái thuần khiết, trong sáng, mát lành như một dòng sông uốn lượn giữa cuộc đời. Thi sĩ ước mình hóa thành một con thuyền nhỏ, để có thể tắm mình vào trong dòng sông ấy, là một phần trong đôi mắt nhỏ bé của em. Hình ảnh mắt em là dòng sông và con thuyền là anh đã tạo nên một ý nghĩa nghệ thuật rất đặc sắc. Tác giả khẳng định vẻ đẹp cũng như cốt cách của người con gái và qua đó nói lên ước nguyện được trở thành một phần trong cuộc đời của em. Hình ảnh trên cũng đã thể hiện tình yêu to lớn mà tác giả dành cho nhân vật em của mình.

Không chỉ thành công trên phương diện hình ảnh, sự giản dị trong việc lựa chọn từ ngữ như “không héo”, “có.. không”, “em”, “anh”... đã làm cho câu thơ trở nên rất gần gũi, như chính lời ăn tiếng nói hằng ngày. Bên cạnh đó, điều làm nên đặc sắc cho khổ thơ còn nằm ở các biện pháp tu từ được sử dụng. Các câu hỏi tu từ: “Có hoa nào qua mùa không héo?”, “Có tiếng nào giàu đẹp hơn không” đã góp phần khẳng định tình yêu mà tác giả dành cho em. Cùng với đó là biện pháp tu từ điệp cấu trúc: “Có... không?” để nhấn mạnh và tăng thêm sắc thái biểu cảm cũng như giá trị tu từ cho khổ thơ. Hình ảnh so sánh mắt em với dòng sông cũng đã khẳng định vẻ đẹp và giá trị của nhân vật em đối với nhân vật trữ tình.

Như vậy, giữa dòng sông trong lành mát mẻ, thuyền anh cũng chỉ là một vật thể nhỏ nhoi, vô định. Khổ thơ như nói lên hiện thực khắc nghiệt mà nhân vật anh đang phải gánh chịu. Cũng như thể hiện tình yêu tha thiết mà nhân vật “anh” dành cho “em”.

Nếu khổ thơ thứ nhất nói lên mong ước được đắm chìm vào trong vẻ đẹp, trong tình yêu của em, thì khổ thơ thứ hai lại khiến người ta trở nên chững lại vì cái hiện thực của một cuộc tình dang dở:

“Đàn "nguyệt dạ" hương đêm bay lạc
Gì buồn hơn tiếng vạc lưng chừng?”

“Đàn “nguyệt dạ” hay tiếng đàn dưới ánh trăng là một hình ảnh rất đẹp và thơ mộng. Đêm trăng là lúc mà tâm hồn con người được lắng lại, dễ giãi bày ra những cảm xúc của mình. Trong đêm trăng ấy, những trăn trở suy tư của nhân vật anh cứ “bay lạc” vào trong “hương đêm”. Một sự miên man vô định trải dài trong những câu chữ. Và ở giữa màn trời đêm đen ấy, “tiếng vạc lưng chừng” trong đêm đã tạo nên một sự ám ảnh không nhẹ trong lòng của người đọc. Có cái gì đó cứ buồn man mác, hay chính tác giả đang cảm thấy buồn cho cuộc tình “lưng chừng” của mình.

Khi tình yêu đã được gói gọn trong nỗi nhớ, thì thật khó để có thể quên đi được “em”:

“Phép gì khỏi nhớ đừng trông
Mắt em bỏ túi, vắng lòng đem soi.”

Làm sao có thể làm vơi đi nỗi nhớ về em vẫn luôn trực trào trong trái tim của thi sĩ. Đôi mắt của em thật đẹp khiến cho “anh” chỉ muốn giữ cho riêng mình, để mỗi lần nhớ đến có thể đem ra ngắm nhìn, để có thể soi chiếu cho tấm lòng của thi sĩ.

Ở khổ thơ thứ hai, các câu thơ dường như có sự trau chuốt hơn về mặt ngôn từ. Các từ ngữ được dùng, như “bay lạc, “buồn”, “lưng chừng”, “khỏi nhớ đừng trông”, “vắng lòng”... cũng dần đã thể hiện rõ nét hơn điệu buồn trong tâm hồn của thi sĩ. Bên cạnh đó, sự góp mặt của câu hỏi tu từ “Gì buổn hơn tiếng vạc lưng chừng?” cũng đã góp phần rất lớn trong việc thể hiện ý niệm về cuộc tình lỡ dỡ của tác giả.

Như vậy, với sự kết hợp một cách độc đáo của các hình ảnh, từ ngữ cùng biện pháp nghệ thuật, nỗi lòng của nhân vật “anh” hay chính là tâm sự của thi sĩ đã được giãi bày. Đứng giữa hiện thực của một cuộc tình dở dang, thi sĩ chỉ đành có thể gửi gắm những mong ước của mình vào trong trăng sáng, để quyện cùng với hương đêm bay đi, mong rằng tiếng lòng ấy sẽ được em nghe thấy.

Và để có thể chuyển tải một cách sâu sắc tâm trạng cũng như tình yêu của mình dành cho nhân vật “em”, Lư Trọng Lư đã rất thành công khi xây dựng một số biện pháp nghệ thuật, đặc biệt phải kể đến việc sử dụng các câu hỏi tu từ. Xuyên suốt bài thơ, các câu hỏi tu từ được sử dụng vừa tăng thêm sắc thái nghệ thuật cho bài thơ, vừa nhấn mạnh thêm tình cảm và tấm lòng, cũng như chuyện tình lở dở mà nhân vật “anh” dành cho “em”. Bên cạnh đó sự kết hợp của thể thơ tự do, ngôn từ giản dị trong sáng, lời thơ như lời ăn tiếng nói hằng ngày cũng đã góp phần trong việc làm nên cấu tứ và mạch cảm xúc cho bài thơ. Cùng với đó, việc sử dụng từ ngữ, hình ảnh chọn lọc cùng các biện pháp tu từ độc đáo cũng là một trong những phương diện quan trọng làm nên sự thành công cho tác phẩm.

Chính nhờ sự kết hợp tài tình của các thủ pháp nghệ thuật, mà các giá trị về mặt nội dung của thi phẩm đã được chuyển tải một cách sâu sắc. Bài thơ “Đôi mắt” đã thể hiện rất sâu sắc tình cảm của nhân vật “anh” dành cho nhân vật “em”. Đó là những lời thơ được cất lên từ trong sâu kín của tâm hồn tác giả, là những tiếng yêu rất chân thành, là những mong ước về cuộc tình dang dở, về khát vọng được tắm mình vào trong tình yêu của em đến muôn đời. “Đôi mắt” xứng đáng là một trong những bài thơ tình sâu sắc nhất cả về nội dung lẫn nghệ thuật của Lư Trọng Lư.

Có thể thấy rằng, Lưu Trọng Lư dành khá nhiều giấy bút của mình để viết về tình yêu. Và trong những bài thơ ấy, một hình ảnh quen thuộc ta vẫn thường hay bắt gặp đó là đôi mắt. Ở mỗi thi phẩm khác nhau, đôi mắt ấy lại được tác giả thể hiện qua những câu chuyện khác nhau:

“Đôi mắt em lặng buồn
Nhìn thôi mà chẳng nói,
Tình đôi ta vời vợi
Có nói cũng không cùng.”

Ta bắt gặp một đôi mắt buồn trong bài thơ “Một mùa đông” của tác giả, không còn là một dòng sông hay trăng sáng ở trên trời cao, đôi mắt ấy giờ đây đã chất chứa đầy tâm sự, như chính câu chuyện tình của tác giả. Chính nhờ sự tài năng của mình mà tác giả Lưu Trọng Lư đã sáng tạo ra được những cái chất riêng biệt trong mỗi tác phẩm khác nhau của mình.

Nhận xét về thơ Lưu Trọng Lư, nhà phê bình Hoài Thanh từng nói rằng: “Lư có làm thơ đâu, Lư chỉ để lòng mình tràn lan trên mặt giấy”. Quả thật, tiếng thơ của Lưu Trọng Lư rất thật thà, chất phác, bộc trực như chính bản tính của thi sĩ. Nhưng cũng chính bởi điều đó mà các bài thơ tình của ông dễ dàng đi sâu vào trong tâm hồn của người đọc. Và bài “Đôi mắt” chính là một thi phẩm tiêu biểu để minh chứng cho điều đó, cũng như góp phần khẳng định tên tuổi và vị trí văn học của nhà thơ tài năng này.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Đấu trường tri thức | Lazi Quiz Challenge +500k
Gửi câu hỏi
×