Thực hiện các thí nghiệm sau:
(1) Ngâm lá đồng trong dung dịch AgNO3.
(2) Ngâm lá kẽm trong dung dịch HCl loãng.
(3) Ngâm lá sắt được cuộn dây đồng trong dung dịch HCI.
(4) Đặt một vật làm bằng gang ngoài không khí ẩm trong nhiều ngày.
(5) Ngâm một miếng đồng vào dung dịch Fe2(SO4)3.
Số thí nghiệm xảy ra ăn mòn điện hoá là bao nhiêu?
Bằng cách nhấp vào Đăng nhập, bạn đồng ý Chính sách bảo mật và Điều khoản sử dụng của chúng tôi. Nếu đây không phải máy tính của bạn, để đảm bảo an toàn, hãy sử dụng Cửa sổ riêng tư (Tab ẩn danh) để đăng nhập (New Private Window / New Incognito Window).
Lời giải:
Đáp số: 3.
Giải thích:
Thí nghiệm xảy ra ăn mòn điện hoá gồm (1), (3) và (4).
(1) Ngâm lá đồng trong dung dịch AgNO, xảy ra phản ứng theo phương trình hoá học:
Cu + 2AgNO3 → Cu(NO3)2 + 2Ag.
Ag sinh ra bám trên Cu, đảm bảo đủ điều kiện xảy ra ăn mòn điện hoá: Hai kim loại khác nhau (Cu, Ag), tiếp xúc trực tiếp và cùng tiếp xúc với một dung dịch chất điện li (dung dịch AgNO3).
(3) Ngâm lá sắt được quấn dây đồng trong dung dịch HCl:
Hai kim loại khác nhau (Cu, Fe), tiếp xúc trực tiếp và cùng tiếp xúc với một dung dịch chất điện li (dung dịch HCl).
(4) Đặt một vật làm bằng gang ngoài không khí ẩm trong nhiều ngày: Hai điện cực khác nhau (Fe, C), tiếp xúc trực tiếp và cùng tiếp xúc với một dung dịch chất điện li (không khí ẩm).
Ở (2) không có cặp điện cực, ở (5) có: Cu + Fe2(SO4)3 → FeSO4 + CuSO4, không có cặp điện cực nên là ăn mòn hóa học.
Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi
Vui | Buồn | Bình thường |