LH Quảng cáo: lazijsc@gmail.com

Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Trình bày những hiểu biết của em về tình hình phát triển kinh tế các quốc gia: Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Singgapore

trình bày những hiểu biết của em về tình hình phát triển kinh tế các quốc gia:trung quốc,nhật bản,hàn quốc,singgapo
2 trả lời
Hỏi chi tiết
85
Tham khảo câu trả lời từ Trợ lý ảo Lazi
Tình hình phát triển kinh tế của Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc và Singapore có nhiều điểm độc đáo và thú vị, thể hiện những chiến lược khác nhau mà mỗi quốc gia áp dụng để đạt được tăng trưởng kinh tế.

### 1. Trung Quốc
- **Tăng trưởng mạnh mẽ**: Trung Quốc đã trải qua một quá trình cải cách và mở cửa từ cuối những năm 1970. Kinh tế của Trung Quốc đã tăng trưởng nhanh chóng, trở thành nền kinh tế lớn thứ hai thế giới, chỉ sau Mỹ.
- **Công nghiệp hóa**: Trung Quốc đã chuyển đổi từ một nền nông nghiệp chủ yếu sang nền công nghiệp lớn mạnh, với nhiều lĩnh vực như sản xuất, công nghệ và dịch vụ.
- **Xuất khẩu**: Là một trong những quốc gia xuất khẩu hàng hóa lớn nhất thế giới, Trung Quốc có vai trò quan trọng trong chuỗi cung ứng toàn cầu.
- **Thách thức**: Tuy nhiên, đất nước cũng đang đối mặt với nhiều thách thức như ô nhiễm môi trường, chênh lệch giàu nghèo và áp lực từ cạnh tranh toàn cầu.

### 2. Nhật Bản
- **Nền kinh tế tinh vi**: Nhật Bản là một trong những nền kinh tế phát triển và công nghiệp hóa nhất thế giới, nổi tiếng với các ngành công nghiệp như ô tô và điện tử.
- **Công nghệ và đổi mới**: Nhật Bản chú trọng vào nghiên cứu và phát triển, nhấn mạnh đổi mới và công nghệ cao trong sản xuất.
- **Kinh tế suy thoái và lão hóa dân số**: Nhật Bản đang gặp phải vấn đề lão hóa dân số, dẫn đến lực lượng lao động giảm và ảnh hưởng đến tăng trưởng kinh tế. Bên cạnh đó, kinh tế Nhật Bản đã trải qua nhiều năm tăng trưởng chậm chạp.

### 3. Hàn Quốc
- **Chuyển đổi mạnh mẽ**: Hàn Quốc đi từ một quốc gia nghèo nàn sau chiến tranh đến một nền kinh tế phát triển lớn mạnh, nhờ vào chính sách công nghiệp hóa nhanh chóng.
- **Tập đoàn lớn**: Nhiều tập đoàn lớn như Samsung, Hyundai, và LG đã đóng góp quan trọng vào sự phát triển kinh tế và xuất khẩu của Hàn Quốc.
- **Đổi mới và công nghệ cao**: Hàn Quốc cũng rất chú trọng đến công nghệ thông tin và truyền thông, đầu tư vào giáo dục và nghiên cứu để nâng cao năng suất lao động.

### 4. Singapore
- **Nền kinh tế mở**: Singapore là một trong những quốc gia có nền kinh tế mở và tự do nhất thế giới. Đây là trung tâm tài chính và thương mại hàng đầu của châu Á.
- **Chất lượng cuộc sống và hạ tầng**: Chính phủ Singapore chú trọng đầu tư vào hạ tầng và chất lượng cuộc sống của người dân, tạo ra môi trường thuận lợi cho doanh nghiệp và thu hút đầu tư nước ngoài.
- **Chiến lược phát triển bền vững**: Singapore đang chú trọng đến phát triển bền vững và ứng phó với biến đổi khí hậu, đồng thời nâng cao vị thế trong lĩnh vực công nghệ và đổi mới sáng tạo.

### Kết luận
Tổng quan về bốn quốc gia này cho thấy mỗi quốc gia có cách tiếp cận và chiến lược phát triển riêng. Trung Quốc tập trung vào công nghiệp hóa và xuất khẩu, Nhật Bản nhấn mạnh vào công nghệ và đổi mới, Hàn Quốc phát triển qua các tập đoàn lớn và công nghệ, trong khi Singapore nổi bật với nền kinh tế mở và chất lượng cuộc sống cao. Các quốc gia này cũng đang đối mặt với những thách thức riêng, nhưng họ đều nỗ lực để duy trì và phát triển kinh tế trong bối cảnh toàn cầu hóa.
1
0
28/10 18:29:18
+5đ tặng

♦ Tình hình kinh tế của các nước Đông Bắc Á:

- Trung Quốc:

+ Có tốc độ tăng trưởng kinh tế nhanh nhất, đặc biệt là từ sau khi gia nhập WTO vào năm 2001.

+ Năm 2010, Trung Quốc vượt qua Nhật Bản trở thành quốc gia có nền kinh tế lớn thứ hai trên thế giới (sau Mỹ).

- Nhật Bản:

+ Nhật Bản là một trong các trung tâm kinh tế - tài chính của thế giới.

+ Nền kinh tế của quốc gia này lâm vào suy thoái vào cuối thế kỉ XX nhưng bắt đầu tăng trưởng trở lại từ năm 2000 đến nay.

- Hàn Quốc: Sau khi trải qua khủng hoảng kinh tế tài chính châu Á năm 1997, kinh tế Hàn Quốc khôi phục, phát triển mạnh và vững chắc.

 

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
0
0
Nguyễn Hải Minh
28/10 20:30:17
+4đ tặng
Trung Quốc: Sau 40 năm cải cách và mở cửa, Trung Quốc đã phát triển nhanh chóng. GDP của Trung Quốc năm 1978 chỉ dưới 150 tỷ USD, đến năm 2017 đã tăng lên 12.000 tỷ USD (tăng 80 lần theo giá trị tuyệt đối và 30 lần nếu trừ đi yếu tố lạm phát), đứng thứ hai thế giới chỉ sau Mỹ. Đóng góp của Trung Quốc vào GDP toàn cầu đã tăng từ 1,8% (năm 1978) lên 15,2% (năm 2017). Năm 2013, tổng kim ngạch thương mại Trung Quốc đã vượt Mỹ, trở thành nước có hoạt động thương mại lớn nhất thế giới. Năm 2014, theo tính toán sức mua tương đương (PPP), quy mô kinh tế Trung Quốc đã vượt Mỹ, trở thành nền kinh tế lớn nhất thế giới. Trung Quốc đã trở thành nhà sản xuất ô-tô lớn nhất thế giới tính về sản lượng hàng năm vào tháng 12/2009, và hiện nay Trung Quốc sản xuất nhiều ô-tô hơn cả của Mỹ, Nhật Bản và Đức cộng lại
Nhật Bản:  Là một nền kinh tế thị trường tự do phát triển. Nhật Bản là nền kinh tế lớn thứ ba thế giới theo GDP danh nghĩa và lớn thứ tư theo sức mua tương đương (PPP), ngoài ra Nhật Bản là nền kinh tế lớn thứ hai trong số các nước phát triển. Nhật Bản là thành viên của G7 và G20. Theo Quỹ Tiền tệ Quốc tế, GDP bình quân đầu người theo sức mua tương đương (PPP) của quốc gia này đạt 41.637 Đô la Mỹ (2020).[26] Do sự biến động của tỷ giá hối đoái mà GDP của Nhật Bản tính theo Đô la Mỹ thường xuyên bị biến động mạnh, bằng chứng là khi tính toán GDP của Nhật Bản theo Phương pháp Atlas thì GDP bình quân chỉ đạt khoản 39.048 Đô la Mỹ. Ngân hàng Nhật Bản chịu trách nhiệm thực hiện các cuộc khảo sát hàng quý về tâm lý kinh doanh có tên là Tankan để dự báo nền kinh tế Nhật Bản trong tương lai. Nikkei 225 là sàn giao dịch chứng khoán lớn thứ ba trên thế giới theo vốn hóa thị trường, nơi đây chịu trách nhiệm phát hành các báo cáo về những cổ phiếu blue chip được niêm yết trên Japan Exchange Group. Năm 2018, Nhật Bản là nhà xuất khẩu lớn thứ tư và cũng là nhà xuất khẩu lớn thứ tư thế giới. Đây là quốc gia xếp thứ hai về dự trữ ngoại hối với giá trị đạt khoảng 1.300 tỷ Đô la Mỹ. Nhật Bản xếp thứ 29 về chỉ số thuận lợi kinh doanh và thứ 5 chỉ số cạnh tranh toàn cầu. Ngoài ra quốc gia này còn đứng đầu về chỉ số phức tạp kinh tế và thứ ba về thị trường người tiêu dùng trên thế giới.

Nhật Bản là quốc gia sản xuất ô tô lớn thứ ba đồng thời là quốc gia có ngành công nghiệp sản xuất hàng điện tử lớn nhất thế giới và thường xuyên nằm trong số các quốc gia tiên tiến nhất thế giới trong việc lưu trữ các hồ sợ bằng sáng chế toàn cầu. Do vấp phải sự cạnh tranh ngày một tăng với Hàn Quốc và Trung Quốc, ngành sản xuất của Nhật Bản ngày nay chủ yếu tập trung vào các mặt hàng với hàm lượng công nghệ và độ chính xác cao như dụng cụ quang học, xe hơi hybrid và robot. Cùng với vùng Kantō, vùng Kansai là một trong những cụm công nghiệp và trung tâm sản xuất hàng đầu cho nền kinh tế Nhật Bản. Nhật Bản là quốc gia chủ nợ lớn nhất thế giới. Nhật Bản thường nằm trong nhóm các quốc gia xuất siêu hàng năm và có thặng dư đầu tư quốc tế ròng đáng kể. Nhật Bản nắm giữ số tài sản với giá trị nhiều thứ ba thế giới khi đạt 15.200 tỷ Đô la Mỹ, chiếm 9% tổng tài sản toàn cầu tính đến năm 2017. Tính đến năm 2017, có 51 trong tổng số 500 công ty thuộc Fortune Global 500 có trụ sở tại Nhật Bản, con số này ít hơn so với năm 2013 với 62 công ty. Đây là quốc gia lớn thứ ba thế giới về tổng tài sản.

Nhật Bản từng là quốc gia có số tài sản và sự giàu có thứ hai thế giới chỉ sau Hoa Kỳ, tuy nhiên cho đến năm 2015 đã bị Trung Quốc vượt qua ở cả 2 chỉ tiêu kinh tế này. Nhật Bản cũng từng là nền kinh tế lớn thứ 2 thế giới về GDP danh nghĩa chỉ đứng sau Hoa Kỳ nhưng lại để Trung Quốc vượt qua vào năm 2010. Ngành sản xuất của Nhật Bản trước đây cũng từng xếp ở vị trí thứ hai thế giới (thậm chí từng suýt vượt qua cả Hoa Kỳ vào năm 1995), nhưng lại một lần nữa Trung Quốc nổi lên và vượt qua Nhật Bản vào năm 2007 và thậm chí là vượt qua cả Mỹ vào năm 2010. Do đó mà Nhật Bản ngày nay là nhà sản xuất hàng hóa lớn thứ ba trên thế giới xếp sau Trung quốc và Hoa Kỳ.

Sự sụp đổ của bong bóng tài sản năm 1991 diễn ra tại Nhật Bản đã tạo ra một thời kỳ nền kinh tế bị đình trệ hay còn được biết đến với cái tên gọi là thập niên mất mát, kinh tế Nhật đã trì trệ suốt hơn 30 năm kể từ đó tới nay. Từ năm 1995 đến 2007, GDP danh nghĩa đã giảm từ 5.330 tỷ Đô la Mỹ xuống còn 4.360 tỷ. Vào đầu những năm 2000, Ngân hàng Nhật Bản đã đặt ra mục tiêu khuyến khích tăng trưởng kinh tế thông qua một chính sách mới về nới lỏng định lượng. Mặc dù vậy mức nợ vẫn tiếp tục tăng do sự ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu giai đoạn 2007-08, Trận động đất ở Tōhoku vào năm 2011 và đại dịch COVID-19 bùng phát vào cuối năm 2019. Hậu quả là tính đến năm 2021, Nhật Bản có mức nợ công cao hơn đáng kể so với bất kỳ quốc gia phát triển nào khác với mức 266% GDP. Các khoản nợ này chủ yếu là đến từ trong nước vói 45% được nắm giữ bởi Ngân hàng Nhật Bản.

Nền kinh tế Nhật Bản hiện nay phải đối mặt với những thách thức nghiêm trọng do dân số già hóa và đang có xu hướng giảm, dân số của quốc gia này từng đạt đỉnh 128 triệu người vào năm 2010 và đã giảm xuống còn 125,9 triệu người vào năm 2020. Các dự báo cho thấy dân số sẽ còn tiếp tục giảm và thậm chí là có khả năng giảm xuống dưới 100 triệu vào cuối thế kỷ 21. 

Hàn Quốc: Là một nền kinh tế hỗn hợp phát triển cao được đặc trưng bởi những tập đoàn sở hữu bởi các gia đình giàu có được gọi là Chaebol. Hàn Quốc là nền kinh tế lớn thứ 4 ở châu Á và thứ 10 thế giới theo GDP danh nghĩa. Đây là quốc gia nổi tiếng được nhiều người biết đến bởi tốc độ phát triển kinh tế thần kỳ từ một trong những nước nghèo nhất thế giới trở thành nước phát triển có thu nhập cao chỉ qua vài thế hệ. Sự phát triển vượt bậc này được ví như là Kỳ tích sông Hán khi nó đã đưa Hàn Quốc sánh ngang với các quốc gia trong OECD và G20. Cho đến nay Hàn Quốc vẫn là một trong những quốc gia phát triển có tốc độ tăng trưởng nhanh nhất thế giới kể từ sau cuộc Đại suy thoái.

Nhờ có một hệ thống giáo dục nghiêm ngặt giúp Hàn Quốc sở hữu một nhóm dân cư có học thức và năng động là nguyên nhân chủ yếu thúc đẩy sự bùng nổ của các ngành công nghệ cao đồng thời phát triển kinh tế nhanh chóng. Hàn Quốc là nước hầu như không có tài nguyên thiên nhiên cùng với mật độ dân số cao đã cản trở sự gia tăng dân số liên tục cũng như sự hình thành một thị trường nội địa lớn. Để giải quyết được những hạn chế này, Hàn Quốc đã điều chỉnh chiến lược kinh tế hướng tới xuất khẩu. Năm 2019, Hàn Quốc là nước xuất khẩu lớn thứ 8 và cũng là nước nhập khẩu lớn thứ 8 trên thế giới. Ngân hàng Trung ương Hàn Quốc và Viện Nghiên cứu Phát triển Hàn Quốc chịu trách nhiệm công bố định kỳ các chỉ số quan trọng và xu hướng của nền kinh tế nước này.

Các tổ chức tài chính nổi tiếng như Quỹ Tiền tệ Quốc tế đã đánh giá cao khả năng phục hồi của nền kinh tế Hàn Quốc trước các cuộc khủng hoảng kinh tế khác nhau. Họ viện dẫn những lợi thế kinh tế của nước này chính là lý do cho khả năng phục hồi bao gồm nợ công thấp và nguồn dự trữ tài khóa cao có thể nhanh chóng được huy động để giải quyết bất kỳ trường hợp khẩn cấp tài chính nào đã được dự đoán.[26] Các tổ chức tài chính khác như Ngân hàng Thế giới đã mô tả Hàn Quốc là một trong những nền kinh tế lớn phát triển nhanh nhất trong thế hệ tiếp theo cùng với nhóm BRICS và Indonesia. Hàn Quốc là một trong số ít các quốc gia phát triển có thể tránh được sự suy thoái trong thời kỳ Đại suy thoái. Tốc độ tăng trưởng kinh tế của nước này từng đạt 6,2% trong năm 2010, đây là một sự phục hồi mạnh mẽ so với năm 2008 và 2009 khi mà tốc độ tăng trưởng kinh tế chỉ lần lượt là 2,3% và 0,2% trong suốt thời kỳ Đại suy thoái. Nền kinh tế Hàn Quốc dần phục hồi trở lại với mức thặng dư tài khoản vãng lai kỷ lục 70,7 tỷ USD vào cuối năm 2013, tăng 47% so với năm 2012. Mức tăng trưởng này trái ngược hoàn toàn với những bất ổn kinh tế đang diễn ra trên toàn cầu. Điều này chủ yếu có được là nhờ việc quốc gia này đã tăng cường xuất khẩu các sản phẩm công nghệ cao.

Bất chấp tiềm năng tăng trưởng cao của nền kinh tế Hàn Quốc với sự ổn định về mặt cấu trúc một cách rõ ràng, nước này vẫn gặp phải những thiệt hại liên tiếp về xếp hạng tín nhiệm trên thị trường chứng khoán do sự hiếu chiến của Bắc Triều Tiên trong thời kỳ mâu thuẫn quân sự sâu sắc. Sự hiếu chiến tái diễn có tác động tiêu cực đến thị trường tài chính Hàn Quốc. Ngoài ra, sự thống trị của các Chaebol khiến nhiều người Hàn Quốc sợ rằng các tập đoàn này sẽ không ngừng tham nhũng và nâng tầm ảnh hưởng của mình đến hệ thống chính trị. Sự thống trị này khó có thể kéo dài và gây ra nguy cơ làm chậm quá trình chuyển đổi của nền kinh tế Hàn Quốc vì lợi ích của các thế hệ tương lai.

Singapore: Là một nền kinh tế thị trường tự do với mức độ phát triển cao và được xếp hạng là nền kinh tế mở nhất trên thế giới với mức độ tham nhũng thấp thứ ba. Đây là quốc gia có nhiều doanh nghiệp lớn vận hành trong nước nhất nhờ mức thuế thấp (doanh thu thuế chỉ chiếm 14,2% GDP), cùng với đó GDP bình quân đầu người của quốc gia này còn cao thứ ba trên thế giới tính theo sức mua tương đương (PPP). Singapore là nơi đặt trụ sở của APEC. Nền kinh tế Singapore lớn thứ 4 ở khu vực Đông Nam Á, lần lượt xếp hạng 14 châu Á và 34 toàn cầu theo GDP danh nghĩa.

Các doanh nghiệp nhà nước đóng một vai trò quan trọng trong nền kinh tế của Singapore. Quỹ đầu tư quốc gia Temasek Holdings nắm giữ phần lớn cổ phần của một vài công ty lớn nhất quốc gia như Singapore Airlines, SingTel, ST Engineering và MediaCorp. Singapore là quốc gia có nguồn vốn FDI đầu tư ra nước ngoài lớn trên thế giới và quốc gia này đồng thời cũng được hưởng lợi từ dòng vốn FDI đến từ các nhà đầu tư và tổ chức trên toàn cầu nhờ có môi trường đầu tư hấp dẫn và chính trị ổn định.

Ngành xuất khẩu với các mặt hàng mũi nhọn là đồ điện tử, hóa chất và dịch vụ, cộng thêm với vị thế là trung tâm quản lý tài sản của khu vực đã đem lại cho Singapore nguồn thu đáng kể để phát triển kinh tế, cho phép quốc gia này nhập khẩu tài nguyên thiên nhiên và nguyên liệu thô không có sẵn trên lãnh thổ. Hơn nữa, tình trạng khan hiếm nguồn nước khiến nước trở thành tài nguyên quý giá của quốc gia. 

Không chỉ khan hiếm nguồn nước, Singapore còn khan hiếm đất đai, vấn đề này một phần đã được giải quyết bằng cách mở rộng vùng Pulau Semakau thông qua việc lấp đất. Singapore có các chính sách giới hạn đất canh tác, chính sách này đồng nghĩa với việc quốc gia này buộc phải dựa vào công nghệ nông nghiệp để sản xuất. Nguồn nhân lực cũng là một vấn đề quan trọng khác ảnh hưởng sức khỏe của nền kinh tế. Singapore là quốc gia đứng thứ 2 trong bảng xếp hạng về Khoa học và công nghệ sinh học của Mỹ vào năm 2014 nhờ có khu nghiên cứu Biopolis.

Singapore phụ thuộc nhiều vào ngành thương mại trung gian bằng cách mua hàng hóa thô rồi tinh chỉnh chúng để tái xuất khẩu, chẳng hạn như ngành công nghiệp chế tạo chíp bán dẫn trên nền wafer và lọc dầu. Ngoài ra, Singapore còn là một hải cảng chiến lược giúp nó có năng lực cạnh tranh hơn so với nhiều nước láng giềng trong việc đóng vai trò như một trạm chung chuyển hàng hóa. Chỉ số toàn cầu hóa của Singapore thuộc hàng cao nhất thế giới với mức trung bình vào khoảng 400% trong giai đoạn từ năm 2008 đến 2011. Cảng Singapore được coi là hải cảng bận rộn thứ hai thế giới xét về khối lượng hàng hóa.

Để duy trì vị thế quốc tế và tiếp tục phát triển sự thịnh vượng của nền kinh tế trong thế kỷ 21, Singapore đã thực hiện các biện pháp để thúc đẩy đổi mới, thúc đẩy tinh thần khởi nghiệp và đào tạo lại lực lượng lao động. Bộ Nhân lực Singapore (MoM) chịu trách nhiệm chủ yếu trong việc thiết lập, điều chỉnh, và thực thi các quy định về nhập cư lao động nước ngoài. Có khoảng 243.000 người lao động nước ngoài (FDW) làm việc tại Singapore.



 

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Gia sư Lazi Gia sư