TIẾNG VIỆT 4 SOẠN BÀI VẺ ĐẸP TÂM HỒNA. HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN1. Quan sát các tấm ảnh dưới đây. Nói 1 - 2 về người trong các bức ảnh (SGK/86).Gợi ý:Cô Tấm ngoan hiền ra giếng cho cá bống ăn.
2. Thi xếp nhanh các thẻ từ sau vào 2 nhóm:a) Các từ thể hiện phẩm chất, vẻ đẹp của tâm hồn.
b) Các từ miêu tả mức độ cao của cái đẹp.
Gợi ý:a) đôn hậu, thông minh, nết na, khảng khái, chân thực, trung hậu, tài trí, tốt bụng, dịu hiền.
b) tuyệt vời, mê hồn, khôn tả, tuyệt diệu, tuyệt trần, vô cùng.
3. Mỗi em đặt một câu với một từ ngữ miêu tả mức độ cao của cái đẹp.M: tuyệt vời -> Đêm nay trăng đẹp tuyệt vời.
Gợi ý:Biển Nha Trang đẹp mê hồn.
Phong cảnh Đà Lạt đẹp khôn tả và không khí tuyệt diệu.
4. Tìm hiểu đoạn văn trong bài văn miêu tả cây cối.a) Đọc lại bài Cây gạo của nhà văn Vũ Tú Nam (Hướng dẫn học Tiếng Việt 4, tập 2A, trang 50).
b) Tìm các đoạn trong bài Cây gạo.
c) Cho biết nội dung chính của mỗi đoạn văn là gì. Ghi nhận xét của em vào phiếu.
- Nội dung chính của đoạn 1:
- Nội dung chính của đoạn 2:
- Nội dung chính của đoạn 3:
Gợi ý:b) Đoạn 1: “Cây gạo già thật đẹp”.
Đoạn 2: “Hết mùa hoa quê mẹ”.
Đoạn 3: Đoạn còn lại.
c) - Nội dung chính của đoạn 1: thời kì cây gạo ra hoa.
- Nội dung chính của đoạn 2: mùa hoa đã hết.
- Nội dung chính của đoạn 3: thời kì cây gạo ra quả.
B. HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH1. Xác định đoạn và nội dung chính của mỗi đoạn trong bài văn “Cây trám đenn (SGK/87, 88)Gợi ý:• Đoạn 1: “ở đâu ... một gang”. Tả thân, cành và lá cây trám đen.
• Đoạn 2: “Trám đen ... không chạm hạt”. Giới thiệu hai loại: trám đen tẻ và trám đen nếp.
• Đoạn 3: “Cùi trám đen ... xôi hay cốm”. Lợi ích của quả.
• Đoạn 4: Đoạn còn lại. Tình cảm của tác giả với cây trám đen.
2. Viết một đoạn văn nói về lợi ích của một loài cây mà em biết.Em có thể tham khảo các đoạn viết sau (SGK/88).
Gợi ý:Lợi ích của dừa rất lớn. Thân dừa to và chắc dùng làm cột hoặc cầu bắt ngang kênh rạch. Lá dừa dùng gói bánh. Xơ dừa, vỏ dừa làm chất đốt. Gáo dừa làm ra dầu dừa. Cơm dừa và nước rất bổ và mát.
3. Đánh dấu + vào cột chỉ nghĩa thích hợp với mỗi tục ngữ sau (SGK/89).Gợi ý: Nghĩa Tục ngữ
| Hình thức Hình thức thường thông nhất với nội dung
| Phẩm chất Phẩm chất quý hơn vẻ đẹp bên ngoài
|
M: 1. Tốt gỗ hơn tốt nước sơn.
|
| +
|
2. Người thanh tiếng nói cũng thanh Chuông kêu khẽ đánh bên thành cũng kêu.
| +
|
|
3. Cái nết đánh chết cái đẹp.
|
| +
|
4. Trông mặt mà bắt hình dong Con lợn có béo thì lòng mới ngon.
| +
|
|