Câu 9. Trường hợp nào sau đây không phải là sự ngưng tụ: A. Nước đọng trên lá cây vào buổi sáng sớm B. Nước bám bên ngoài tủ lạnh khi nhiệt độ cao C. Nước đọng từng giọt trên lá cây sau khi tưới cây D. Nước bám dưới nắp nồi khi nấu canh. Câu 10. Trong các cụm từ sau đây đâu là chất? A. Than chì B. Lọ hoa C. Cơ thể người D. Thuốc điều trị cảm cúm Câu 11 Tất cả các trường hợp nào sau đây đều là chất? A. Đường mía, muối ăn, con dao. B. Con dao, đôi đũa, cái muổng nhôm. C. Nhôm, muối ăn, đường mía. D. Con dao, đôi đũa, muối ăn. Câu 12. Quá trình nào sau đây thể hiện tính chất hoá học? A. Hoà tan đường vào nước. B. Cô cạn nước đường thành đường. C. Đun nóng đường tới lúc xuất hiện chất màu đen.D. Đun nóng đường ở thể rắn để chuyến sang đường ở thể lỏng. Câu 13. Vật thể tự nhiên là A. Ao, hồ, sông, suối. B. Biển, mương, kênh, bể nước. C.Đập nước, máng, đại dương, rạch. D.Hồ, thác, giếng, bể bơi. Câu 14. Mặt trời mọc lên, dưới ánh nắng mặt trời làm cho các hạt sương tan dần. Hiện tượng này thể hiện quá trình chuyển thể nào? A. Từ rắn sang lỏng B. Từ lỏng sang hơi C. Từ hơi sang lỏng D. Từ lỏng sang rắn Câu 15. Trường hợp nào sau đây thể hiện tính chất hóa học? A. Cho 1 viên vitamin C sủi vào cốc nước B. Cho 1 thìa đường vào cốc nước và khuấy đều C. Mặt trời mọc lên, dưới ánh nắng mặt trời làm cho các hạt sương tan dần D. Mở nút chai rượu vang thì thấy hiện tượng sủi bọt Câu 16. Tại sao ở thành cốc đựng nước đá lại xuất hiện những giọt nước nhỏ: A. Cốc bị thủng. B. Trong không khí có khí oxygen. C. Trong không khí có hơi nước. D. Trong không khí có khí nitrogen. Câu 17. Nhóm vật thể nào toàn là vật thể nhân tạo: A. ao, hồ, sông, suối. B. biển, mương, kênh, bể nước. C. đập nước, bể bơi, giếng, rạch. D. hồ, thác, máng, đại dương . CHỦ ĐỀ 3 Câu 1. Khi một can xăng do bất cần bị bốc cháy thì chọn giải pháp chữa cháy nào được cho dưới đấy phù hợp nhất? A. Phun nước. B. Dùng cát đổ trùm lên. C. Dùng bình chữa chảy gia đình để phun vào. D. Dùng chiếc chăn khô đáp vào. Câu 2. Biểu hiện nào sau đây không phải là biếu hiện của sự ô nhiễm môi trường? A. Không khí có mùi khó chịu, B. Da bị kích ứng, nhiễm các bệnh đường hô hấp. C Mưa axit, bầu trời bị sương mù cả ban ngày. D. Buổi sáng mai thường có sương đọng trên lá. Câu 3 Trong đầm nuôi tôm người ta thường lắp đạt hệ thống quạt nước để A. làm cho nước trong B. giúp cho oxygen tan nhiều hơn trong nước. C. làm đẹp cho hồ nuôi tôm. D. làm cho nước di chuyển để tôm bơi. Câu 4. Nguồn nhiên liệu nào để đun nấu hằng ngày không cần oxygen để đốt cháy? A. Củi B. Ga C. Than tổ ong D. Bếp điện Câu 5. Trong không khí, tỉ lệ về thể tích giữa nitrogen và oxygen tương ứng xấp xỉ là A. 1: 4 B. 1: 5 C. 4: 1 D. 5: 1 Câu 6. Chất khí chủ yếu gây ra hiệu ứng nhà kính là: A. carbon monoxide B. carbon dioxideC. sulfur dioxide C. nitrogen oxide Câu 7. Hoạt động nguồn gây ô nhiễm không khí do tự nhiên là: A. Nhà máy nhiệt điện. B. Núi lửa C. Phương tiện giao thông chạy xăng dầu D. Vận chuyển vật liệu xây dựng CHỦ ĐỀ 4 Câu 1. Vật liệu xây dựng nào dưới đây được sử dụng nhằm bảo vệ môi trường và đảm bảo phát triển bền vững? A. Gỗ tự nhiên. B. Kim loại. C. Gạch không nung. D. Gạch chịu lửa. Câu 2. Để sử dụng nhiên liệu tiết kiệm và hiệu quả cần phải cung cấp một lượng không khí hoặc oxygen A. vừa đủ. B. thiếu. C. dư. D. tùy ý. Câu 3. Nhiên liệu lỏng gồm các chất? A. Nến , cồn , xăng B. Dầu, than đá, củi C. Biogas, cồn, củi D. Cồn, xăng, dầu Câu 4, An ninh năng lượng là? A.Sự đảm bảo đầy đủ năng lượng dưới nhiều dạng khác nhau, ưu tiên nguồn năng lượng sạch và giá rẻ B.Sự đảm bảo đầy đủ nặng lượng dưới một dạng duy nhất C.Sự đảm bảo đầy đủ năng lượng dưới nhiều dạng khác nhau, ưu tiên nguồn năng lượng sạch, giá cao D.Sự đảm bảo đầy đủ năng lượng dưới một dạng duy nhất, giá thành cao Câu 5. Tại sao con người sử dụng kim loại nhôm làm dây điện cao thế? A. Vì nhôm dẫn điện tốt hơn đồng B . Vì nhôm nhẹ hơn đồng. C. Vì nhôm nhẹ và rẻ hơn đồng. D. Vì nhôm nặng hơn đồng Câu 6. Để làm đường ray xe lửa, người ta sử dụng vật liệu nào dưới đây? A. Nhôm B. Đồng C. Sắt D. Thép Câu 7. Để xây tường, lót sân người ta sử dụng vật liệu nào dưới đây? A. Gạch B. Ngói C. Thủy tinh D. Gỗ Câu 8. Để sản xuất xi măng, tạc tượng người ta sử dụng vật liệu nào dưới đây? A. Nhôm B. Đá vôi C. Thủy tinh D. Gỗ Câu 9. Để sử dụng gas tiết kiệm, hiệu quả người ta sử dụng biện pháp nào sau đây A. Tuỳ nhiệt độ cần thiết để điều chỉnh lượng gas. B. Tốt nhất nên để gas ở mức độ lớn nhất. C. Tốt nhất nên để gas ở mức độ nhỏ nhất. D. Ngăn không cho khí gas tiếp xúc với carbon dioxide Câu 10. Loại vật liệu có tính đàn hồi là: A. Thủy tinh B. Đá vôi C. Cao su D. Sắt Câu 11.Thế nào là nhiên liệu? A. Nhiên liệu là một số chất hoặc hỗn hợp chất được dùng làm nguyên liệu đầu vào cho các quá trình sản xuất hoặc chế tạo.B. Nhiên liệu là những chất được oxi hóa để cung cấp năng lượng cho hoạt động của cơ thể sống. C. Nhiên liệu là những vật liệu dùng trong quá trình xây dựng. D. Nhiên liệu là những chất cháy được dùng để cung cấp năng lượng dạng nhiệt hoặc ánh sáng nhằm phục vụ mục đích sử dụng của con người Câu 12. Nhiên liệu nào sau đây không phải nhiên liệu hóa thạch? A. Than đá. B. Dầu mỏ. C. Khí tự nhiên. D. Xăng sinh học. Câu 13. Để củi dễ cháy khi đun nấu, người ta không dùng biện pháp nào sau đây? A. Phơi củi cho thật khô. B. Cung cấp đầy đủ oxygen cho quá trình cháy. C. Xếp củi chồng lên nhau, càng sít nhau càng tốt. D. Chẻ nhỏ củi Câu 14. Đi học về mà ngửi thấy mùi gas KHÔNG nên hành động sau: A. Mở hết cửa để khi gas bay ra ngoài. B. Khóa van an toàn ở bình gas. C. Bật công tác điện, đánh lửa. D. Báo cho người lớn để kiếm tra và sửa chữa trước khi sử dụng lại. II. Tự luận Câu 1. Em hãy kể tên 4 chất ở thể rắn, 4 chất ở thể lỏng, 4 chất ở thể khí (ở điều kiện thường) mà em biết. Câu 2. Em hãy mô tả 2 quá trình chuyến đổi từ thể rắn sang thể lỏng và ngược lại mà em hay gặp trong đời sống. Câu 3. Khi làm muối từ nước biển, người dân làm muối dẫn nước biển vào các ruộng muối. Nước biển bay hơi, người ta thu được muối. Theo em, thời tiết như thế nào thì thuận lợi cho nghề làm muối? Giải thích. Câu 4. Trong quá trình lửa cháy, nếu đám cháy xăng dầu nhỏ, người ta có thể sử dụng tấm chăn dày, lớn và trùm nhanh lên đám cháy mà không dùng nước để dập tắt đám cháy. Em hãy giải thích tại sao lại làm như vậy? Câu 5. Tại sao vỏ dây điện thường được làm bằng nhựa hoặc cao su, nhưng lõi dây điện làm bằng kim loại? Câu 6. Cây dừa là một cây công nghiệp quan trọng ở Bến Tre. Em hãy mô tả sơ đồ về các sản phẩm từ nguyên liệu cây dừa. Câu 7. Nêu một số dấu hiệu nhận biết thực phẩm bị hỏng. Hàng ngày em thường làm gì để giữ vệ sinh an toàn thực phẩm cho gia đình?
Bằng cách nhấp vào Đăng nhập, bạn đồng ý Chính sách bảo mật và Điều khoản sử dụng của chúng tôi. Nếu đây không phải máy tính của bạn, để đảm bảo an toàn, hãy sử dụng Cửa sổ riêng tư (Tab ẩn danh) để đăng nhập (New Private Window / New Incognito Window).
Câu 9: Nước đọng từng giọt trên lá cây sau khi tưới cây Giải thích: Khi tưới cây, nước sẽ bám vào bề mặt lá. Do lực căng bề mặt của nước và lực hấp dẫn, nước sẽ tạo thành những giọt nước tròn. Đây là hiện tượng nước ở thể lỏng, không có sự chuyển đổi trạng thái nên không phải là sự ngưng tụ. Câu 10: Than chì Giải thích: Chất là một dạng vật chất tinh khiết có thành phần hóa học xác định. Than chì là một dạng thù hình của cacbon, là một chất tinh khiết. Câu 11: Nhôm, muối ăn, đường mía. Giải thích: Cả nhôm, muối ăn và đường mía đều là những chất tinh khiết, có thành phần hóa học xác định. Câu 12: Đun nóng đường tới lúc xuất hiện chất màu đen. Giải thích: Khi đun nóng đường, đường sẽ bị phân hủy thành các chất mới, trong đó có carbon (chất màu đen). Đây là một quá trình biến đổi chất, thuộc tính chất hóa học. Câu 13: Ao, hồ, sông, suối. Giải thích: Đây đều là những nguồn nước tự nhiên, được hình thành từ các quá trình tự nhiên. Câu 14: Từ lỏng sang hơi. Giải thích: Hạt sương là nước ở thể lỏng. Dưới tác động của nhiệt lượng từ mặt trời, các phân tử nước trong hạt sương sẽ chuyển động nhanh hơn, thoát khỏi lực hút giữa các phân tử và bay hơi thành hơi nước. Câu 15: Mở nt chai rượu vang thì thấy hiện tượng sủi bọt. Giải thích: Khi mở nút chai rượu vang, áp suất giảm đột ngột, khí CO2 hòa tan trong rượu sẽ thoát ra ngoài tạo thành bọt. Đây là một quá trình biến đổi chất, thuộc tính chất hóa học. Câu 16: Trong không khí có hơi nước. Giải thích: Không khí luôn chứa một lượng hơi nước nhất định. Khi tiếp xúc với bề mặt lạnh của cốc đựng nước đá, hơi nước trong không khí ngưng tụ thành những giọt nước nhỏ. Câu 17: đập nước, bể bơi, giếng, rạch. Giải thích: Đây đều là những công trình do con người xây dựng nên.
Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời
(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi. Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ