Bằng cách nhấp vào Đăng nhập, bạn đồng ý Chính sách bảo mật và Điều khoản sử dụng của chúng tôi. Nếu đây không phải máy tính của bạn, để đảm bảo an toàn, hãy sử dụng Cửa sổ riêng tư (Tab ẩn danh) để đăng nhập (New Private Window / New Incognito Window).
Khi đọc bài thơ "Ông đồ" của tác giả Vũ Đình Liên, em không khỏi ấn tượng trước hình ảnh ông đồ già khi tết đến xuân về. Mỗi năm hoa đào nở, người dân lại thấy ông với những vật dụng quen thuộc: "mực tàu", "giấy đỏ" đang ngồi viết những nét chữ "như phượng múa, rồng bay". Tài viết chữ của ông khiến cho ai cũng phải "tấm tắc ngợi khen tài". Tuy nhiên, nền Nho học lụi tàn đồng nghĩa với việc con người dần quên đi những nét đẹp truyền thống. Cảnh tượng huyên náo của phố phường vẫn diễn ra. Ông đồ ngồi đấy nhưng hình ảnh của ông đang bị lu mờ trên phố đông người qua làm em không khỏi xót xa. Thời gian trôi qua, thu đi, xuân đến nhưng mỗi năm người thuê viết một vắng khiến "Giấy đỏ buồn không thắm;/ Mực đọng trong nghiên sầu...". Hình ảnh "Lá vàng rơi trên giấy/ Ngoài trời mưa bụi bay" không chỉ khắc họa khung cảnh lạnh lẽo, buồn bã mà còn gợi nên tâm trạng cô độc, buồn tủi khi thời thế đổi thay. Câu hỏi tu từ "Người thuê viết nay đâu?" và "Hồn ở đâu bây giờ?" như một lời tiếc thương cho số phận của ông đồ, cho sự tàn lụi của những giá trị Nho học. Bằng thể thơ năm chữ, hình ảnh thơ gần gũi, bình dị, ngôn từ cô đọng đã đem đến cho người đọc những suy nghĩ về nét đẹp truyền thống của dân tộc đứng trước nguy cơ bị mai một.
Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi
Vui | Buồn | Bình thường |