PHẦN 1. ĐỌC HIỂU
Đọc đoạn trích sau và thực hiện yêu cầu:
BÊN BỜ THIÊN MẠC[1]
“Khi trời tang tảng sáng, Trần Bình Trọng dẫn đạo quân của mình về tới bờ Thiên Mạc. Mưa xuân vẫn lất phất bay. Sau màn mưa, bãi lầy Màn Trò càng tăng thêm vẻ bí ẩn. Những bụi lau đuôi cờ mới đâm bông kéo ngút ngàn. Tiếng lá xát vào nhau tưởng như cạnh sắc răng cưa của lá không hề vì ngấm nước mưa mà nhụt đi chút nào. Gió đông mỗi lúc mỗi mạnh dần thêm, đập điên đảo những bông lau còn cúp. Gió cứ tràn đi; tiết trời càng trở lạnh khiến Trần Bình Trọng rùng mình. Ông gò cương ngựa chiến, nheo mắt nhìn sâu vào bãi lầy, cố gắng tìm ra con đường độc đạo xuyên qua Màn Trò dẫn xuống mé nam vùng Thiên Mạc. [...] Ông bỗng cảm thấy trong người bứt rứt, bồn chồn. Trần Bình Trọng nghĩ về thế nước. Ông chỉ là viên tướng chỉ huy một đạo quân vài ngàn người. Những cuộc họp quan trọng của triều đình bàn việc lớn, ông không được dự. Nhưng ông rất tin tưởng ở tài cầm quân của Quốc công Tiết chế Trần Quốc Tuấn. Ông còn nhớ rất kỹ những điều Tiết chế đã dặn dò tướng sĩ trong các buổi học binh thư tại Giảng vũ đường. Bây giờ đây, bên tai ông, tưởng chừng lời hịch sang sảng vẫn còn vang động: “...Ta đây ngày quên ăn, đêm quên ngủ, ruột đau như cắt, nước mắt đầm đìa...”
Trần Bình Trọng phà mạnh một hơi thở dài. Ông cũng đã bao nhiêu đêm mất ngủ, ông cũng đã ruột đau như cắt bao ngày, nhớ những khi “...sứ giặc đi lại rầm rập ngoài đường, uốn lưỡi cú diều mà sỉ mắng triều đình, đem thân dê chó mà bắt nạt tể phụ!”... Trần Bình Trọng lại phà một hơi thở mạnh. Lòng căm thù giặc của Tiết chế đã khiến cho tướng sĩ càng vững lòng tin ở triều đình. Riêng ông, Trần Bình Trọng, càng mài sắc ý chí diệt lũ giặc nước. Vừa qua, quân các lộ kéo lên Vạn Kiếp chật đất, chật sông. Hai mươi vạn chiến sĩ, giáo mác lập lòe, cờ phướn [2]phấp phới. Ngựa hí, voi gầm, trời long đất lở. Những tưởng phen này được đánh cho lũ giặc nước tan không còn mảnh giáp [...]. Lúc bấy giờ, Trần Bình Trọng đóng quân trên bến Bình Than. Đứng trên đài nhìn xa chót vót trên ngọn đa cổ thụ. Trần Bình Trọng thấy rõ quân sĩ đôi bên hàng ngày di chuyển để bày thành thế trận trong vùng Vạn Kiếp đồi núi trập trùng. Trước mặt trận địa của ông là một mỏm đồi cao có một toán quân giặc đóng chiếm. Chúng kéo cờ thám mã, hiệu cờ của bọn lính trinh sát. Trần Bình Trọng hiểu rõ sự nguy hiểm của loại lính giặc này. Ông đã liền mấy đêm điều khiển các chiến sĩ của ông bám sát, tìm hiểu cách đóng quân của chúng. Ông đã lập xong kế hoạch, một kế hoạch đánh chắc thắng. Nhưng vừa lúc đạo quân chính của giặc tràn tới thì thình lình... Tiết chế hạ lệnh rút lui!... Nghĩ đến đấy, Trần Bình Trọng đâm choáng váng. Ông nắm chặt tay, đấm mạnh xuống đùi mình một cái. Làm tướng mà phải rút lui là một điều rất đau lòng!...”
(Trích “Bên bờ Thiên Mạc”, Nguyễn Huy Tưởng)
Câu 1 (0.5điểm). Đoạn trích trên được viết theo thể loại nào? Phương thức biểu đạt chình là gì?
Câu 2 (0.5điểm). Ghi lại 02 biệt ngữ xã hội được dùng trong đoạn trích trên.
Câu 3 (1.0 điểm). Trong phần in nghiêng của đoạn văn bản trên, khi nhân vật Trần Bình Trọng quan sát quân giặc và “hiểu rõ sự nguy hiểm của loại lính giặc này ”, ông đã có những hành động nào? Từ những hành động đó em có nhận xét gì về vẻ đẹp của nhân vật này?
Câu 4 (1.5 điểm). Chỉ ra và nêu tác dụng của biện pháp tu từ được sử dụng trong câu văn : “Ông hiểu như vậy, nhưng ông vẫn đau lòng và từng lúc, tim ông đập rộn lên, ruột gan như xát muối... ”.
Câu 5 (0.5 điểm). Ghi lại tên một tác phẩm khác mà em đã học hoặc đã đọc có cùng đề tài với đoạn trích trên và nêu rõ tên tác giả.
II. PHẦN VIẾT (6.0 điểm)
Câu 1 (2.0điểm). Qua đoạn trích trên, em thấy nhân vật Trần Bình Trọng là người như thế nào? Trình bày cảm nhận của em về nhân vật bằng một đoạn văn (khoảng 200 chữ). Trong đó có sử dụng ít nhất 01 biệt ngữ xã hội (gạch chân, chú thích rõ)
[1] Bên bờ Thiên Mạc: tập truyện lịch sử gồm năm chương, kể về một địa danh lịch sử nổi tiếng gắn với tên tuổi những người anh hùng thời nhà Trần trong cuộc kháng chiến chống quân Mông - Nguyên lần thứ 2 (năm 1285). Có thể coi Bên bờ Thiên Mạc là tác phẩm có cốt truyện đa tuyến. Tuyến chính kể về Trần Bình Trọng, ngợi ca tinh thần gan dạ, quả cảm, bất khuất của vị tướng này trước kẻ thù. Tuyến thứ hai kể chuyện vua Trần Nhân Tông và Trần Hưng Đạo, ngợi ca tư thế bình tĩnh, ung dung tự tại của người đứng đầu đất nước trong cuộc chiến tranh. Tuyến thứ ba gồm cha con ông già Màn Trò và người dân Thiên Mạc, ngợi ca tinh thần yêu nước của tầng lớp quần chúng nhân dân.
[2] Cờ phướn: là loại cờ thiết kế hình chữ nhật, kích thước vừa phải.
Bằng cách nhấp vào Đăng nhập, bạn đồng ý Chính sách bảo mật và Điều khoản sử dụng của chúng tôi. Nếu đây không phải máy tính của bạn, để đảm bảo an toàn, hãy sử dụng Cửa sổ riêng tư (Tab ẩn danh) để đăng nhập (New Private Window / New Incognito Window).
PHẦN 1. ĐỌC HIỂU
Câu 1: Đoạn trích trên được viết theo thể loại truyện lịch sử. Phương thức biểu đạt chính là miêu tả kết hợp với tự sự.
Câu 2: Hai biệt ngữ xã hội trong đoạn trích:
Câu 3: Khi Trần Bình Trọng quan sát quân giặc và “hiểu rõ sự nguy hiểm của loại lính giặc này”, ông đã có những hành động:
Câu 4: Biện pháp tu từ trong câu văn "Ông hiểu như vậy, nhưng ông vẫn đau lòng và từng lúc, tim ông đập rộn lên, ruột gan như xát muối..." là so sánh. Tác dụng của biện pháp này là nhấn mạnh sự đau đớn của Trần Bình Trọng khi phải ra quyết định rút lui, thể hiện sự dằn vặt, xót xa của ông khi không thể tiếp tục chiến đấu, dù biết đây là quyết định cần thiết.
Câu 5: Một tác phẩm khác có cùng đề tài với đoạn trích trên là "Chiến thắng Bạch Đằng" của Nguyễn Huy Tưởng, cũng kể về những chiến công của quân và dân ta trong cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Mông - Nguyên.
II. PHẦN VIẾT
Câu 1: Qua đoạn trích trên, nhân vật Trần Bình Trọng hiện lên là một người quyết đoán, gan dạ và luôn tận tâm với nhiệm vụ. Ông là một tướng quân đầy tinh thần trách nhiệm, khi chỉ huy đạo quân của mình vượt qua những thử thách nguy hiểm. Dù phải đối diện với sự đau lòng khi phải rút lui, nhưng ông luôn giữ vững sự bình tĩnh và thận trọng trong mọi tình huống. Những hành động như bám sát quân giặc, lập kế hoạch chiến đấu, và tin tưởng vào sự chỉ huy của Trần Quốc Tuấn cho thấy Trần Bình Trọng là một vị tướng có tài thao lược, khả năng dự đoán và chiến đấu vô cùng xuất sắc.
Cảm nhận về nhân vật Trần Bình Trọng trong đoạn trích thể hiện rõ hình ảnh của một vị tướng tài ba, luôn vì lợi ích của đất nước mà chiến đấu, dù phải đối diện với những tình huống khó khăn. Tình cảm sâu sắc của ông dành cho đất nước, những quyết định chiến lược sắc bén là điều đáng kính trọng. Dù không thể tiếp tục chiến đấu, nhưng Trần Bình Trọng vẫn thể hiện sự tận tâm và trách nhiệm trong từng quyết định của mình, cho thấy ông là một con người vừa có tâm huyết, vừa có trí tuệ.vote cho chị nha
Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi
Vui | Buồn | Bình thường |