LH Quảng cáo: lazijsc@gmail.com

Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Đọc văn bản sau và lựa chọn đáp án đúng nhất:

ĐỀ SỐ 1

Đọc văn bản sau:

(1) Lòng yêu nước ban đầu là yêu những vật tầm thường nhất: yêu cái cây trồng ở trước nhà, yêu cái phố nhỏ đổ ra bờ sông, yêu vị thơm chua mát của trái lê mùa thu hay mùa cỏ thảo nguyên có hơi rượu mạnh. Chiến tranh khiến cho mỗi công dân Xô viết nhận ra vẻ thanh tú của chốn quê hương. Người vùng Bắc nghĩ đến cánh rừng bên dòng sông Vina hay miền Xu-cô-nô, thân cây mọc là là mặt nước, nghĩ đến những đêm tháng 6 sáng hồng và tiếng “cô nàng” gọi đùa người yêu. Người xứ Ukraina nhớ bóng thuỳ dương tư lự bên đường, cái bằng lặng của trưa hè vàng ánh, vào lúc ấy, đời sống thấy đầy đủ và phong phú thay, vào lúc ấy, thời gian dường như không trôi đi nữa. Chỉ có tiếng ong bay khẽ xua động cái yên lặng trọng thể. Người xứ Gruzia ca tụng khí trời của núi cao, những tảng đá sáng rực và nỗi vui bất chợt của một dòng suối óng ánh bạc, vị mát của nước đóng thành băng, rượu vang cay sẽ tu trong bọc đựng rượu bằng da dê, những lời thân ái giản dị và những tiếng cuối của câu chào tạm biệt vọng lại. Người ở thành Lê-nin-grát bị sương mù quê hương ám ảnh, nhớ dòng sông Neva rộng và đường bệ như nước Nga đường bệ, nhớ những tượng bằng đồng tạc những con chiến mã lồng lên, và lá hoa rực rỡ của công viên mùa hè, nhớ phố phường mà mỗi căn nhà là một trang lịch sử. Người Moskva nhớ như thấy lại những phố cũ chạy ngoằn ngoèo lan man như một hoài niệm, để rồi đổ ra những đại lộ của thành phố mới. Xa nữa là điện Kremlin, những tháp cổ ngày xưa, dấu hiệu vinh quang của đất nước Nga và những ánh sao đỏ của ngày mai.

  (2) Dòng suối đổ vào sông, sông đổ vào dải trường giang Volga, con sông Volga đi ra bể. Lòng yêu nhà, yêu làng xóm, yêu miền quê trở nên lòng yêu Tổ quốc. Có thể nào quan niệm được sức mãnh liệt của tình yêu mà không đem nó vào lửa đạn gay go thử thách. Người ta giờ đây đã hiểu lòng yêu của mình lớn đến dường nào, yêu người thân, yêu Tổ quốc, yêu nước Nga, yêu Liên bang Xô Viết. Điều đó ta đã hiểu, khi kẻ thù giơ tay khả ố động đến Tổ quốc chúng ta. Ai là kẻ chẳng cảm thấy, mùa thu qua, điểu giản dị này: “Mất nước Nga thì ta còn sống làm gì nữa?”. (Trích Lòng yêu nước  I. Ê-ren-bua, Thép Mới dịch, NXB Văn nghệ, 1954)

[1] Công dân Liên Xô (Liên Xô là cách gọi tắt của Liên bang cộng hòa xã hội chủ nghĩa Xô viết – Nhà nước liên bang gồm nhiều nước theo chính thể Cộng hòa Xô Viết, được thành lập năm 1922 sau Cách mạng tháng Mười Nga 1917). [2] Vẻ đẹp tao nhã, thanh thoát.

[4] Một nước cộng hòa thuộc Liên Xô. Nay là nước Cộng hòa U-crai-na.
[5] Một nước cộng hòa ở phía tây nam Liên Xô. Nay là nước cộng hòa Gru-di-a.
[6] Tên gọi dưới thời Xô viết thành phố Xanh Pê-téc-bua – thủ đô của nước Nga trước Cách mạng tháng Mười. Nay lấy lại tên cũ.

[7] Ngựa dùng trong chiến trận.

[12] Con sông lớn và dài, có vị trí quan trọng ở vùng lãnh thổ thuộc Châu Âu của nước Nga, chảy theo hướng bắc-nam, được hợp thành từ nhiều nhánh sông và đổ ra biển Ca-xpi.

[13] Xấu xa, đáng ghét (khả: đáng, ố: ghét).

Lựa chọn đáp án đúng nhất:

Câu 1. Luận đề văn bản đề cập đến là:

A. Bàn về lòng yêu nước.                                                                B. Bàn về chiến tranh.

C. Bàn về vấn đề giữ vững nền hòa bình.                 D. Bàn về nỗi lòng của người dân nước Nga.

Câu 2. Bằng chứng nào được đưa ra để chứng minh cho luận điểm: Lòng yêu nước ban đầu là yêu những vật tầm thường nhất:

A. Chiến tranh khiến cho mỗi công dân Xô viết nhận ra vẻ thanh tú của chốn quê hương.

B. Yêu cái cây trồng ở trước nhà, yêu cái phố nhỏ đổ ra bờ sông, yêu vị thơm chua mát của trái lê mùa thu hay mùa cỏ thảo nguyên có hơi rượu mạnh.

C. Có thể nào quan niệm được sức mãnh liệt của tình yêu mà không đem nó vào lửa đạn gay go thử thách.

D. Lòng yêu nhà, yêu làng xóm, yêu miền quê trở nên lòng yêu Tổ quốc.

Câu 3. Tác giả đưa ra bằng chứng gì khi bàn đến tình yêu quê hương của người dân ở thành Lê-nin-grát ?

A. Họ nhớ vị thơm chua mát, cái phố nhỏ, mùa cỏ thảo nguyên.

B. Họ nhớ dòng sông Nê-va.

C. Họ nhớ dòng sông Neva rộng và đường bệ như nước Nga đường bệ, nhớ những tượng bằng đồng tạc những con chiến mã lồng lên, và lá hoa rực rỡ của công viên mùa hè, nhớ phố phường mà mỗi căn nhà là một trang lịch sử.

D. Họ nhớ nước Nga

Câu 4. Mục đích mà văn bản hướng đến là?

A. Thể hiện lòng yêu nước Nga của tác giả .

B. Khẳng định lòng yêu nước của nhân dân Nga 

C. Tự hào và biết ơn về lòng yêu nước của nhân dân Nga 

D. Khẳng định lòng yêu nước thường bắt nguồn từ những điều nhỏ bé, đặc biệt nó được thử thách mạnh mẽ trong chiến tranh. Mong muốn nhân dân Nga đều có sẵn lòng yêu nước trong mọi lúc, mọi nơi, từ những điều giản dị nhất.

Câu 5. Theo em, câu nào là luận điểm của đoạn (2).

A. Dòng suối đổ vào sông, sông đổ vào dải trường giang Vôn-ga, con sông Vôn-ga đi ra bể.

B. Lòng yêu nhà, yêu làng xóm, yêu miền quê trở nên lòng yêu Tổ quốc.

C. Có thể nào quan niệm được sức mãnh liệt của tình yêu mà không đem nó vào lửa đạn gay go thử thách.

D. Không có câu nào là luận điểm trong 3 câu trên

Câu 6. Theo em vì sao lòng yêu nước có thể được thử thách mãnh liệt thông qua bom đạn chiến tranh?

A.Vì chiến tranh chúng ta sẽ phân biệt được người dũng cảm và kẻ hèn nhát.

B. Chiến tranh giúp ta nhận ra giá trị của hòa bình.

C. Chiến tranh giúp ta nhận ra ai là kẻ thù của ta.

D. Chiến tranh sẽ giúp ta nhận ra những con người sẵn sàng xả thân vì đất nước, mọi người dân đều đứng lên chiến đấu.

Câu 7. Tác giả muốn gửi gắm điều gì qua câu: “Mất nước Nga thì ta còn sống làm gì nữa”.

A. Sẽ không còn ý nghĩa gì để sống trên đời này nếu mất nước Nga.

B. Ta sẽ chết khi đất nước không còn.

C. Mất nước là mất tất cả, đó là biểu hiện về tình yêu đất nước của tác giả và người dân nước Nga.

D. Mất nước Nga thì cuộc sống sẽ không có ý nghĩa.

Câu 8. Đâu không phải là bằng chứng chứng minh lòng yêu nước của người dân Nga.

A. “Lòng yêu nhà, yêu làng xóm, yêu miền quê trở nên lòng yêu Tổ quốc".

B. Người vùng Bắc nghĩ đến cánh rừng bên dòng sông Vina hay miền Xu-cô-nô,

C. “Người ta giờ đây đã hiểu lòng yêu của mình lớn đến dường nào, yêu người thân, yêu Tổ quốc, yêu nước Nga, yêu Liên bang Xô viết.”

D. Người Moskva nhớ như thấy lại những phố cũ chạy ngoằn ngoèo lan man như một hoài niệm, để rồi đổ ra những đại lộ của thành phố mới.

Trả lời câu hỏi/ Thực hiện yêu cầu:

 Câu 9. Hãy trình bày bằng sơ đồ phép lập luận về mối quan hệ giữa luận điểm, lập luận và dẫn chứng ở đoạn văn (1).

Câu 10. Qua văn bản trên em rút ra được những thông điệp gì cho bản thân?

1 trả lời
Hỏi chi tiết
118
Tham khảo câu trả lời từ Trợ lý ảo Lazi
### Đáp án cho các câu hỏi:

**Câu 1:** A. Bàn về lòng yêu nước.

**Câu 2:** B. *Yêu cái cây trồng ở trước nhà, yêu cái phố nhỏ đổ ra bờ sông, yêu vị thơm chua mát của trái lê mùa thu hay mùa cỏ thảo nguyên có hơi rượu mạnh.*

**Câu 3:** C. Họ nhớ dòng sông Neva rộng và đường bệ như nước Nga đường bệ, nhớ những tượng bằng đồng tạc những con chiến mã lồng lên, và lá hoa rực rỡ của công viên mùa hè, nhớ phố phường mà mỗi căn nhà là một trang lịch sử.

**Câu 4:** D. Khẳng định lòng yêu nước thường bắt nguồn từ những điều nhỏ bé, đặc biệt nó được thử thách mạnh mẽ trong chiến tranh. Mong muốn nhân dân Nga đều có sẵn lòng yêu nước trong mọi lúc, mọi nơi, từ những điều giản dị nhất.

**Câu 5:** B. Lòng yêu nhà, yêu làng xóm, yêu miền quê trở nên lòng yêu Tổ quốc.

**Câu 6:** D. Chiến tranh sẽ giúp ta nhận ra những con người sẵn sàng xả thân vì đất nước, mọi người dân đều đứng lên chiến đấu.

**Câu 7:** C. Mất nước là mất tất cả, đó là biểu hiện về tình yêu đất nước của tác giả và người dân nước Nga.

**Câu 8:** D. Người Moskva nhớ như thấy lại những phố cũ chạy ngoằn ngoèo lan man như một hoài niệm, để rồi đổ ra những đại lộ của thành phố mới.

### Trả lời câu hỏi/ Thực hiện yêu cầu:

**Câu 9:**
- **Luận điểm:** Lòng yêu nước ban đầu là yêu những vật tầm thường nhất.
- **Lập luận:** Chiến tranh khiến mỗi công dân nhận ra vẻ đẹp quê hương và lòng yêu nước lớn lên từ yêu thương những điều nhỏ bé.
- **Dẫn chứng:**
- Yêu cái cây trồng ở trước nhà, yêu cái phố nhỏ...
- Người vùng Bắc, người xứ Ukraina, người xứ Gruzia... nhớ quê hương và những điều thân thuộc.

**Câu 10:** Qua văn bản trên, em rút ra được thông điệp rằng lòng yêu nước xuất phát từ những điều giản dị xung quanh chúng ta. Yêu quê hương chính là yêu những điều nhỏ bé mà có ý nghĩa, và tình yêu đó có thể trở nên mạnh mẽ hơn khi đối diện với thách thức như chiến tranh. Điều này nhắc nhở em về việc trân trọng quê hương, đất nước và những người xung quanh mình hơn trong cuộc sống hàng ngày.
1
0
+5đ tặng

Câu 1:  A. Bàn về lòng yêu nước.

Câu 2: B. Yêu cái cây trồng ở trước nhà, yêu cái phố nhỏ đổ ra bờ sông, yêu vị thơm chua mát của trái lê mùa thu hay mùa cỏ thảo nguyên có hơi rượu mạnh.

Câu 3: C Họ nhớ dòng sông Neva rộng và đường bệ như nước Nga đường bệ, nhớ những tượng bằng đồng tạc những con chiến mã lồng lên, và lá hoa rực rỡ của công viên mùa hè, nhớ phố phường mà mỗi căn nhà là một trang lịch sử.

Câu 4: D. Khẳng định lòng yêu nước thường bắt nguồn từ những điều nhỏ bé, đặc biệt nó được thử thách mạnh mẽ trong chiến tranh. Mong muốn nhân dân Nga đều có sẵn lòng yêu nước trong mọi lúc, mọi nơi, từ những điều giản dị nhất.

Câu 5:  B. Lòng yêu nhà, yêu làng xóm, yêu miền quê trở nên lòng yêu Tổ quốc.

Câu 6:  D. Chiến tranh sẽ giúp ta nhận ra những con người sẵn sàng xả thân vì đất nước, mọi người dân đều đứng lên chiến đấu.

Câu 7:  C. Mất nước là mất tất cả, đó là biểu hiện về tình yêu đất nước của tác giả và người dân nước Nga.

Câu 8:  B. Người vùng Bắc nghĩ đến cánh rừng bên dòng sông Vina hay miền Xu-cô-nô.
Câu 9: Sơ đồ phép lập luận về mối quan hệ giữa luận điểm, lập luận và dẫn chứng ở đoạn văn (1)

  1. Luận điểm chính: Lòng yêu nước bắt đầu từ những điều bình dị, nhỏ bé.

  2. Lập luận: Lòng yêu nước được thể hiện thông qua tình cảm gắn bó với những sự vật quen thuộc và cảnh sắc quê hương của mỗi vùng miền.

  3. Dẫn chứng:

    • Người vùng Bắc nhớ cánh rừng bên dòng sông Vina.
    • Người Ukraina nhớ bóng cây thuỳ dương và cảnh trưa hè.
    • Người Gruzia nhớ khí trời của núi cao và dòng suối mát.
    • Người Lê-nin-grát nhớ dòng sông Neva và các công trình lịch sử.
 

Câu 10: Thông điệp rút ra từ văn bản cho bản thân

Qua văn bản, em rút ra thông điệp về tình yêu quê hương đất nước – nó có thể bắt nguồn từ những điều nhỏ bé, bình dị quanh ta. Tình yêu quê hương càng được thể hiện sâu sắc hơn khi đất nước đối diện khó khăn, thử thách. Mỗi người cần trân trọng, gìn giữ những giá trị ấy, sẵn sàng bảo vệ quê hương, đặc biệt trong những hoàn cảnh khó khăn hay khi đất nước gặp nguy nan.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm
Bài tập liên quan

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Gia sư Lazi Gia sư