ĐỀ SỐ 2
Đọc văn bản sau:
Hỡi đồng bào toàn quốc!
Chúng ta muốn hòa bình, chúng ta phải nhân nhượng. Nhưng chúng ta càng nhân nhượng, thực dân Pháp càng lấn tới, vì chúng quyết tâm cướp nước ta lần nữa!
Không! Chúng ta thà hy sinh tất cả, chứ nhất định không chịu mất nước, nhất định không chịu làm nô lệ.
Hỡi đồng bào!
Chúng ta phải đứng lên!
Bất kỳ đàn ông, đàn bà, bất kỳ người già, người trẻ không chia tôn giáo, đảng phái, dân tộc. Hễ là người Việt Nam thì phải đứng lên đánh thực dân Pháp để cứu Tổ quốc. Ai có súng dùng súng. Ai có gươm dùng gươm, không có gươm thì dùng cuốc, thuổng, gậy gộc. Ai cũng phải ra sức chống thực dân Pháp cứu nước.
Hỡi anh em binh sĩ, tự vệ, dân quân!
Giờ cứu nước đã đến. Ta phải hy sinh đến giọt máu cuối cùng, để giữ gìn đất nước.
Dù phải gian lao kháng chiến, nhưng với một lòng kiên quyết hy sinh, thắng lợi nhất định về dân tộc ta!
Việt Nam độc lập và thống nhất muôn nǎm!
Kháng chiến thắng lợi muôn nǎm! Hà Nội, ngày 19 tháng 12 năm 1946
(Lời kêu gọi Toàn quốc kháng chiến của Chủ tịch Hồ Chí Minh, ngày 19/12/1946)
Lựa chọn đáp án đúng nhất:
Câu 1. Luận đề của văn bản là:
A. Kêu gọi toàn quốc đứng lên kháng chiến chống thực dân Pháp.
B. Kêu gọi mọi người hãy thể hiện lòng yêu nước.
C. Kêu gọi mọi người hãy hi sinh vì đất nước.
D. Kêu gọi mọi người hãy yêu chuộng hòa bình.
Câu 2. Những đối tượng nào được văn bản hướng đến?
A. Đồng bào toàn quốc. B. Đàn ông, đàn bà, người già, người trẻ.
C. Anh em binh sĩ, tự vệ, dân quân D. Cả A,B,C.
Câu 3. Lí lẽ nào được nêu ra để chứng minh rằng: chúng ta phải nhân nhượng kẻ thù?
A. Vì chúng ta yếu thế hơn kẻ thù.
B. Vì chúng ta muốn hòa bình, không muốn đất nước có chiến tranh.
C. Vì chúng ta vừa trải qua những cuộc chiến gian khổ hi sinh.
D. Không có đáp án nào đúng.
Câu 4. Giọng điệu nổi bật của văn bản Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến là:
A. Vui tươi, tự hào, tin yêu về đất nước
B. Nhẹ nhàng, tha thiết
C. Chân thành, tha thiết, quyết tâm, đanh thép, đầy niềm tin, tự hào về đất nước và cuộc kháng chiến sắp diễn ra sẽ thắng lợi.
D. Hài hước, dí dỏm, chân thành, tha thiết, đầy niềm tin, tự hào về đất nước và cuộc kháng chiến sắp diễn ra sẽ thắng lợi.
Câu 5. Câu nào không phải là lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến của Bác có trong văn bản?
A. Chúng ta phải đứng lên!
B. Hễ là người Việt Nam thì phải đứng lên đánh thực dân Pháp để cứu Tổ quốc.
C. Ta phải hy sinh đến giọt máu cuối cùng, để giữ gìn đất nước.
D. Đồng bào ta hãy lên đường tham gia kháng chiến.
Câu 6. Mục đích mà văn bản hướng đến:
A. Mong muốn toàn thể nhân dân Việt Nam hãy đứng lên, hãy chấp nhận hi sinh kể cả đến giọt máu cuối cùng để bảo vệ đất nước.
B. Mong muốn toàn dân hãy yêu chuông hòa bình
C. Mong muốn trai tráng ra trận
D. Mong muốn toàn dân chấp nhận cuộc kháng chiến này.
Câu 7. Bất kỳ đàn ông, đàn bà, bất kỳ người già, người trẻ không chia tôn giáo, đảng phái, dân tộc. Hễ là người Việt Nam thì phải đứng lên đánh thực dân Pháp để cứu Tổ quốc. Ai có súng dùng súng. Ai có gươm dùng gươm, không có gươm thì dùng cuốc, thuổng, gậy gộc. Ai cũng phải ra sức chống thực dân Pháp cứu nước.
Đoạn văn được triển khai theo kiểu nào?
A. Đoạn văn diễn dịch. B. Đoạn văn quy nạp
C. Đoạn văn phối hợp D. Đoạn văn song song
Câu 8. Hai câu cuối văn bản khẳng định điều gì?
A. Là lời nhắc nhở mọi người đánh giặc.
B. Là lời khẳng định tự hào và niềm tin về cuộc kháng chiến thắng lợi.
C. Làm mong muốn cuộc chiến sẽ chiến thắng.
D. Cả A,B,C
Trả lời câu hỏi/ Thực hiện yêu cầu:
Câu 9. Nếu em là một người sinh ra trong thời điểm lịch sử ấy em sẽ làm gì để đáp lại lời kêu gọi của Bác?
Câu 10. Em hãy viết một đoạn văn với câu chủ đề: Cả cuộc đời Bác đã hiến dâng cho non sông, đất nước Việt Nam.
Bằng cách nhấp vào Đăng nhập, bạn đồng ý Chính sách bảo mật và Điều khoản sử dụng của chúng tôi. Nếu đây không phải máy tính của bạn, để đảm bảo an toàn, hãy sử dụng Cửa sổ riêng tư (Tab ẩn danh) để đăng nhập (New Private Window / New Incognito Window).
Câu 1: A. Kêu gọi toàn quốc đứng lên kháng chiến chống thực dân Pháp.
Câu 2: D. Cả A, B, C.
Câu 3: B. Vì chúng ta muốn hòa bình, không muốn đất nước có chiến tranh.
Câu 4: C. Chân thành, tha thiết, quyết tâm, đanh thép, đầy niềm tin, tự hào về đất nước và cuộc kháng chiến sắp diễn ra sẽ thắng lợi.
Câu 5: D. Đồng bào ta hãy lên đường tham gia kháng chiến.
Câu 6: A. Mong muốn toàn thể nhân dân Việt Nam hãy đứng lên, hãy chấp nhận hi sinh kể cả đến giọt máu cuối cùng để bảo vệ đất nước.
Câu 7: C. Đoạn văn phối hợp.
Câu 8: B. Là lời khẳng định tự hào và niềm tin về cuộc kháng chiến thắng lợi.
Trả lời câu hỏi/ Thực hiện yêu cầu:
Câu 9: Nếu em là một người sinh ra trong thời điểm lịch sử ấy em sẽ làm gì để đáp lại lời kêu gọi của Bác?
Nếu em là một người sinh ra trong thời điểm lịch sử ấy, em sẽ sẵn sàng góp sức mình vào cuộc kháng chiến. Dù có thể chưa đủ tuổi để trực tiếp ra trận, em sẽ tích cực tham gia vào các hoạt động hậu phương, hỗ trợ các chiến sĩ, giúp đỡ dân quân trong việc vận chuyển lương thực, thuốc men và nhu yếu phẩm. Em cũng sẽ tuyên truyền, động viên người dân, những ai có thể cầm vũ khí hãy tham gia vào lực lượng kháng chiến, đồng lòng vì một mục tiêu độc lập, tự do cho dân tộc. Với tinh thần yêu nước và lòng kính yêu Bác, em tin mình sẽ làm hết sức mình để bảo vệ Tổ quốc.
Câu 10: Viết đoạn văn với câu chủ đề: Cả cuộc đời Bác đã hiến dâng cho non sông, đất nước Việt Nam.
Cả cuộc đời Bác đã hiến dâng cho non sông, đất nước Việt Nam. Từ những năm tháng bôn ba khắp năm châu bốn bể để tìm đường cứu nước, Bác đã kiên trì và nhẫn nại vượt qua muôn vàn khó khăn, thử thách. Bác không màng đến bản thân, luôn đặt lợi ích dân tộc lên trên hết, hy sinh những niềm vui, hạnh phúc cá nhân để đem lại độc lập, tự do cho nhân dân. Khi đất nước chìm trong bóng tối nô lệ, Bác lãnh đạo cách mạng, thức tỉnh và dẫn dắt nhân dân đứng lên kháng chiến. Trong thời bình, Bác vẫn tiếp tục nỗ lực xây dựng một xã hội công bằng, dân chủ và giàu mạnh. Cuộc đời của Bác là một tấm gương sáng ngời về tinh thần hy sinh và cống hiến, để lại cho dân tộc Việt Nam một di sản quý giá về đạo đức, trí tuệ và lòng yêu nước sâu sắc.
Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi
Vui | Buồn | Bình thường |