Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Phân tích bài thơ hai chữ nước nhà của Trần Tuấn Khải

phân tích bài thơ hai chữ nước nhà của trần tuấn khải
1 Xem trả lời
Hỏi chi tiết
77
Tham khảo câu trả lời từ Trợ lý ảo Lazi
Bài thơ "Hai chữ nước nhà" của Trần Tuấn Khải là một tác phẩm nổi bật, thể hiện tâm tư sâu sắc của tác giả đối với quê hương, dân tộc và lòng yêu nước. Dưới đây là một số phân tích chủ đề và hình thức của bài thơ.

### 1. Nội dung bài thơ:
Bài thơ "Hai chữ nước nhà" khám phá những khía cạnh khác nhau của tình yêu quê hương đất nước. Từ những hình ảnh cụ thể về vẻ đẹp của thiên nhiên, văn hóa, con người đến những nỗi trăn trở về vận mệnh đất nước trong bối cảnh lịch sử, tác giả đưa ra một cách nhìn rất sâu sắc và cảm động về hai chữ "nước nhà".

### 2. Tình yêu quê hương:
Bài thơ thể hiện sự gắn bó của tác giả với quê hương, từ những điều bình dị hàng ngày đến những giá trị lớn lao của dân tộc. Tình yêu quê hương không chỉ là tình cảm cá nhân mà còn là một trách nhiệm lớn lao đối với lịch sử và tương lai của đất nước.

### 3. Hình ảnh và ngôn ngữ:
Tác giả sử dụng hình ảnh thơ mộc mạc, gần gũi nhưng đầy sức gợi. Ngôn ngữ trong bài thơ giản dị nhưng lại mang nhiều ý nghĩa sâu xa. Sự lặp đi lặp lại của hai chữ "nước nhà" không chỉ khẳng định giá trị thiêng liêng của Tổ quốc mà còn thể hiện niềm tự hào và cảm xúc mãnh liệt trong lòng tác giả.

### 4. Tính thời sự và lịch sử:
Bài thơ không chỉ nói về hiện tại mà còn đậm chất lịch sử, nhắc lại những thăng trầm của dân tộc trong quá khứ. Qua đó, tác giả thể hiện sự khát khao hòa bình, tự do cho đất nước, đồng thời kêu gọi nâng cao nhận thức về trách nhiệm của thế hệ hiện tại và tương lai đối với quê hương.

### 5. Kết luận:
"Hai chữ nước nhà" là bài thơ thể hiện tình yêu và lòng tự hào của người dân Việt Nam. Trần Tuấn Khải, qua những câu thơ của mình, đã khắc họa một bức tranh đậm màu sắc dân tộc, đồng thời gửi gắm thông điệp về ý nghĩa thiêng liêng của tổ quốc trong mỗi chúng ta. Bài thơ giống như một lời nhắc nhở về trách nhiệm và tình cảm mà mỗi người cần có đối với quê hương đất nước.

Bài thơ không chỉ là một tác phẩm nghệ thuật mà còn là một khúc nhạc lòng, vang lên từ trái tim của mỗi người yêu nước.
0
0
Ngọc Hân
10/11 15:16:18
+4đ tặng

Tác giả: Á Nam Trần Tuấn Khải (1895 - 1983), bút hiệu Á Nam quê ở làng Quang Xán, xã Mĩ Hà, huyện Mĩ Lộc, tỉnh Nam Định. Á Nam Á Nam Trần Tuấn Khải thường mượn những chuyện lịch sử để giãi bày tấm lòng yêu nước, nỗi đau mất nước, qua đó mà thức tỉnh tinh thần của đồng bào

Bài thơ nổi bật và để lại nhiều ấn tượng nhất của tác giả có lẽ là " Hai chữ nước nhà". Bởi lẽ sáng tác đó đã nói hộ tấm lòng và trái tim yêu nước của người dân Việt Nam lúc bấy giờ.

Hai chữ nước nhà là bài thơ mở đầu cho tập Bút quan hoài I (xuất bản năm 1924). Bài thơ lấy đề tài lịch sử thời quân Minh xâm lược nước ta. Nhà thơ đã mượn lời của người cha là Nguyễn Phi Khanh dặn dò con là Nguyễn Trãi để gửi gắm nỗi lòng của mình. Đoạn trích gồm 36 câu thơ thể song thất lục bát.

Đây là đoạn trích trong tập "Bút Quan hoài" sáng tác vào năm 1926. Để phân tích cụ thể tác phẩm chúng ta có thể chia bài thơ thành ba phần. Phần đầu: Có 8 câu là cảnh chia li ở nơi biên giới, giữa hai cha con Nguyễn Phi Khanh - Nguyễn Trãi diễn ra rất ảm đạm, thê lương.

Phần thứ hai: gồm 20 câu tiếp theo là lời người cha kể về dòng giống Lạc Hồng, về lịch sử trường tồn mấy ngàn năm của dân tộc và những mất mát đau thương đất nước đang phải gánh chịu. Phần thứ ba:gồm 8 câu, tác giả đã để cho người cha dặn dò người con, là nói lên niềm tin tha thiết về đất nước.

Mở đầu bài thơ gợi lên khung cảnh nơi chia ly không thể trở về của người cha, tạo không khí bao trùm cả bài thơ:

Chốn Ải Bắc mây sầu ảm đạm

Cõi trời Nam gió thảm đìu hiu

Bốn bề hổ thét chim kêu

Ðoái nom phong cảnh như khêu bất bình

Hạt máu nóng thấm quanh hồn nước

Chút thân tàn lần bước dặm khơi

Trông con tầm tã châu rơi

Con ơi con nhớ lấy lời cha khuyên

Mở đầu, tác giả đã gợi lên cảnh đất nước đau thương dưới ách thống trị của giặc ngoại xâm. Những hình ảnh nhân hóa rất điêu luyện: "mây sầu ảm đạm", "gió thảm đìu hiu" "hổ thét chim kêu"... Cảnh vật núi sông như mang nỗi đau con người. Cả một không gian rộng lớn từ "chốn ải Bắc" đến "chốn ải Nam'' và "khắp bốn bể" đều chung một niềm đau với con người nơi đây. Từng câu thơ như thấm đầy nước mắt, giọng thơ thiết tha não nùng: "Hạt máu nóng thấm quanh hồn nước/ Chút thân tàn lần bước dặm khơi / Trông con tầm tã châu rơi".

Hình ảnh người cha già với chút thân tàn đang lê bước tới chốn lưu đày khiến người con rất đỗi đau lòng. Hoàn cảnh của cha con Nguyễn Trãi thật éo le, con muốn đi theo để phụng dưỡng cha, nhưng cha dằn lòng khuyên con trở lại để mưu tính việc trả thù nhà, đền nợ nước.

Phần thứ hai là lời dặn từ tâm can của Nguyễn Phi Khanh giành cho Nguyễn Trãi . Nhớ "hai chữ nước nhà" là nhớ về dòng giống Hồng Lạc, là nhớ về lịch sử trường tồn "mấy ngàn năm" của dân tộc, là nhớ giang sơn "giời Nam riêng một cõi này", là nhớ đến bao "anh hùng hiệp nữ" .., là để nâng cao lòng tự tôn, tự hào dân tộc. Phải thật khâm phục tác giả đã hóa thân mượn lời bày tỏ nỗi lòng thật tài tình. Nhưng sau đó là những câu thơ bày tỏ bức tranh thê thảm của non sông đất nước, giọng thơ trở nên căm phẫn hơn hết:

Than vận nước gặp khi biến đổi

Ðể quân Minh thừa hội xâm lăng

Bốn phương khói lửa bừng bừng

Xiết bao thảm hoạ xương rừng máu sông!

Nơi đô thị thành tung quách vỡ

Chốn dân gian bỏ vợ lìa con

Làm cho xiêu tán hao mòn

Lạ gì khác giống dễ còn thương đâu!

Thảm vong quốc kể sao cho xiết

Trông cơ đồ nhường xé tâm can

Ngậm ngùi khóc đất giời than

Thương tâm nòi giống lầm than nỗi này!

Khói Nùng lĩnh như xây khối uất

Sóng Long giang nhường vật cơn sầu

Con ơi! càng nói càng đau...

Lấy ai tế độ đàn sau đó mà?

Tác giả sử dụng tự sự và miêu tả xen lẫn những lời cảm thán để làm nổi bật nỗi đau mất nước nhà tan, tất cả đang chìm ngập trong thảm họa "xương rừng máu sông", lòng dân căm phẫn. Những từ ngữ hình ảnh "khói lửa bừng bừng", "xương rừng máu sông", "thành tung quách vỡ", "đất khóc giời than", "xây khối nát", "vật cơn sầu"... tuy mang tính ước lệ, nhưng trong văn cảnh vẫn có sức truyền cảm mạnh mẽ vì đã gợi lên bao nỗi nhục mất nước, lòng căm thù đối với quân xâm lược.

Ngoài ra tác giả đã sử dụng những động từ, tính từ có sức gợi cảm cao như: "kể sao xiết kể", "xé tâm can", "thương tâm", lầm than" và những hình ảnh gây xúc động "Ngậm ngùi đất khóc giời than" đã phản ánh mức độ bi thảm của thực trạng mất nước lúc bấy giờ. Tám câu cuối cùng là lời kêu gọi, dặn dò của người cha trước lúc từ biệt:

Cha xót phận tuổi già sức yếu,

Lỡ sa cơ đành chịu bó tay,

Thân lươn bao quản vũng lầy,

Giang sơn gánh vác sau này cậy con.

Con nên nhớ tổ tông khi trước,

Đã từng phen vì nước gian lao.

Bắc Nam bờ cõi phân mao,

Ngọn cờ độc lập máu đào còn đây...

Thay lời cho người cha, Á Nam Trần Tuấn Khải đã viết nên những lời gan ruột, tâm huyết trao lại cho Nguyễn Trãi. Người cha muốn thắp lên trong người con tin yêu của mình ngọn lửa căm thù xâm lăng, ngọn lửa ý chí quyết tâm khôi phục cơ đồ nước nhà. Gánh nặng sơn hà, xã tắc xin uỷ thác cho thế hệ sau này với tất cả niềm tin tưởng và hi vọng .

Mượn xưa để nói nay, mượn người để nói ta vốn là thủ pháp có từ lâu đời trong truyền thống văn học. Á Nam Trần Tuấn Khải đã thành công khi tạo cảm xúc sâu sắc trước tâm sự yêu nước mãnh liệt của người cha, cũng là tâm sự yêu nước mãnh liệt của nhà thơ để tác phẩm của ông mãi đi vào lòng người đọc sau này.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Đấu trường tri thức | Lazi Quiz Challenge +500k
Gửi câu hỏi
×