Trong kĩ thuật tráng phim đen trắng, người ta dùng dung dịch Na2S2O3 (sodium thiosulfate) để loại bỏ AgBr còn dư trên phim. Tính độ tan (mol/L) của AgBr trong nước và trong dung dịch Na2S2O3 0,1 M để chứng minh kĩ thuật đó là có cơ sở khoa học.
Cho biết: AgBr(s) ⇌ Ag+(aq) + Br-(aq) K1 = 5×10-13
Ag+(aq) + 2S2O32-(aq) ⇌ [Ag(S2O3)2]3-(aq) K2 = 4×1013
Bằng cách nhấp vào Đăng nhập, bạn đồng ý Chính sách bảo mật và Điều khoản sử dụng của chúng tôi. Nếu đây không phải máy tính của bạn, để đảm bảo an toàn, hãy sử dụng Cửa sổ riêng tư (Tab ẩn danh) để đăng nhập (New Private Window / New Incognito Window).
Độ tan S1 (mol/L) của AgBr(s) trong nước được xác định từ cân bằng:
AgBr(s) ⇌ Ag+(aq) + Br-(aq) K1 = 5×10-13
(mol/L) S1 S1 S1
Ta có:
K1 = [Ag+] ×[Br-] = (S1)2 ⇒ S1 = 7,1 × 10-7 (mol/L).
Độ tan S2 của AgBr(s) trong dung dịch Na2S2O3 được xác định từ các cân bằng
AgBr(s) ⇌Ag+(aq) + Br-(aq) K1 = 5×10-13
Ag+(aq) + 2S2O32-(aq) ⇌ [Ag(S2O3)2]3-(aq) K2 = 4×1013
Cân bằng trên chuyển dịch mạnh theo chiều thuận do Ag+ chuyển thành phức chất:
AgBr(s) + 2S₂O32-(aq) ⇌ [Ag(S₂O3)2]3-(aq) + Br-(aq) K1× K2
Ban đầu: 0,1
Phản ứng: S2 2 S2 S2 S2
Cân bằng: (0,1-2S2) S2 S2
Vì vậy:
S22(0,1−2S2)2=K1×K2=20
⇒S20,1−2S2 =4,472⇒ S₂ = 0,045 (mol/L).
Nhận xét: Độ tan của AgBr(s) trong dung dịch Na2S2O3 0,1 M tăng 0,0457,1×10−7 = 63400 (lần)
Như vậy, khi dùng dung dịch Na2S2O3 0,1 M có thể loại bỏ hết phần AgBr(s) còn lại chưa bị phân huỷ ở trên bề mặt của phim.
Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi
Vui | Buồn | Bình thường |