Khoanh tròn từ hoặc cụm từ thích hợp ở các cặp từ in đậm để hoàn thành đoạn thông tin dưới đây.
Vùng kinh tế trọng điểm vùng Đồng bằng sông Cửu Long có nhiều lợi thế để phát triển kinh tế: địa hình bán bình nguyên/ đồng bằng lớn; là vùng sản xuất và xuất khẩu lương thực, thực phẩm/ sản phẩm cây công nghiệp lớn của cả nước, trong đó đóng góp 24% sản lượng lúa, 28,7% sản lượng thuỷ sản nuôi trồng cả nước (năm 2021); là khu vực có hệ thống sông ngòi, kênh, rạch chằng chịt. Vùng có các vườn quốc gia, khu dự trữ sinh quyển thế giới, khu Ramsar như Vườn quốc gia, Khu dự trữ sinh quyển thế giới mũi Cà Mau, Vườn quốc gia Phú Quốc, Khu Ramsar U Minh Thượng,... Đồng thời, vùng cũng có nhiều tiềm năng về than đá/ dầu khí và năng lượng tái tạo từ gió, Mặt Trời, thuỷ triều.
Đặc biệt, đây là vùng đất giàu truyền thống lịch sử – văn hoá và cách mạng; là địa bàn sinh sống của cộng đồng các dân tộc như Kinh, Khơ-me, Hoa, Chăm,... với nét văn hoá sông nước độc đáo. Các điểm quần cư nông thôn sống chung với bão/ lũ và phương thức khai thác các sản vật mùa khô và mùa nước nổi. Các tỉnh, thành phố trong Vùng kinh tế trọng điểm vùng Đồng bằng sông Cửu Long đã tạo điểm nhấn đặc trưng, mang sắc thái độc đáo như Cần Thơ, An Giang/ Long An, Tiền Giang liên kết phát triển loại hình du lịch sông nước, thương mại, lễ hội. Kiên Giang phát triển du lịch nghỉ dưỡng biển. Cà Mau phát triển loại hình tham quan điểm cực Nam của Tổ quốc, du lịch sinh thái tại các khu rừng ngập mặn/ rừng tre nứa đồng thời liên kết với Sóc Trăng phát triển du lịch văn hoá, lễ hội của đồng bào Khơ-me/ Hoa. Các tỉnh, thành phố trong vùng phát triển các sản phẩm đặc thù, có chất lượng cao như trái cây, khô mắm, bánh, kẹo, đường thốt nốt, cá đồng, cá biển,... Đồng thời, vùng đầu tư phát triển hệ thống hạ tầng chất lượng cao tại các khu du lịch ở Cần Thơ, Châu Đốc, Rạch Giá, Phú Quốc; nâng cấp cảng hàng không Phú Quốc, Cần Thơ, Rạch Giá, Cà Mau/ Côn Đảo.
(Nguồn: dangcongsan.vn, 2022)
Bằng cách nhấp vào Đăng nhập, bạn đồng ý Chính sách bảo mật và Điều khoản sử dụng của chúng tôi. Nếu đây không phải máy tính của bạn, để đảm bảo an toàn, hãy sử dụng Cửa sổ riêng tư (Tab ẩn danh) để đăng nhập (New Private Window / New Incognito Window).
Vùng kinh tế trọng điểm vùng Đồng bằng sông Cửu Long có nhiều lợi thế để phát triển kinh tế: địa hình đồng bằng lớn; là vùng sản xuất và xuất khẩu lương thực, thực phẩm lớn của cả nước, trong đó đóng góp 24% sản lượng lúa, 28,7% sản lượng thuỷ sản nuôi trồng cả nước (năm 2021); là khu vực có hệ thống sông ngòi, kênh, rạch chằng chịt. Vùng có các vườn quốc gia, khu dự trữ sinh quyển thế giới, khu Ramsar như Vườn quốc gia, Khu dự trữ sinh quyển thế giới mũi Cà Mau, Vườn quốc gia Phú Quốc, Khu Ramsar U Minh Thượng,... Đồng thời, vùng cũng có nhiều tiềm năng về dầu khí và năng lượng tái tạo từ gió, Mặt Trời, thuỷ triều.
Đặc biệt, đây là vùng đất giàu truyền thống lịch sử – văn hoá và cách mạng; là địa bàn sinh sống của cộng đồng các dân tộc như Kinh, Khơ-me, Hoa, Chăm,... với nét văn hoá sông nước độc đáo. Các điểm quần cư nông thôn sống chung với lũ và phương thức khai thác các sản vật mùa khô và mùa nước nổi. Các tỉnh, thành phố trong Vùng kinh tế trọng điểm vùng Đồng bằng sông Cửu Long đã tạo điểm nhấn đặc trưng, mang sắc thái độc đáo như Cần Thơ, An Giang liên kết phát triển loại hình du lịch sông nước, thương mại, lễ hội. Kiên Giang phát triển du lịch nghỉ dưỡng biển. Cà Mau phát triển loại hình tham quan điểm cực Nam của Tổ quốc, du lịch sinh thái tại các khu rừng ngập mặn đồng thời liên kết với Sóc Trăng phát triển du lịch văn hoá, lễ hội của đồng bào Khơ-me. Các tỉnh, thành phố trong vùng phát triển các sản phẩm đặc thù, có chất lượng cao như trái cây, khô mắm, bánh, kẹo, đường thốt nốt, cá đồng, cá biển,... Đồng thời, vùng đầu tư phát triển hệ thống hạ tầng chất lượng cao tại các khu du lịch ở Cần Thơ, Châu Đốc, Rạch Giá, Phú Quốc; nâng cấp cảng hàng không Phú Quốc, Cần Thơ, Rạch Giá, Cà Mau.
Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi
Vui | Buồn | Bình thường |