Sau khi đọc bài thơ "Bờ tre làng" của nhà thơ Võ Quảng. Em thực sự ấn tượng với cách sử dụng (biện pháp nghệ thuật so sánh/ nhân hóa/ vần chân/ vần liền...) của nhà thơ Võ Quảng. Bài thơ "Bờ tre làng" được viết theo thể thơ năm chữ với nhịp điệu 2/3 và 1/4, nhờ đó tác phẩm như có thêm tiếng nhạc. Vần chân và vần liền được thi sĩ Võ Quảng sử dụng một cách linh hoạt trong bài thơ (đưa- trưa, thu - ru...), tạo nên sự lôi cuốn cho người đọc. Đến với biện pháp nghệ thuật nhân hóa "Tre rung rinh trời sáng/ Tre phe phẩy đung đưa/ Tre họa lời kĩu kịt" như biến cây tre - một vật vô tri, vô giác có hành động như con người, biết rung rinh, biết phe phẩy quạt đưa, biết họa lời kĩu kịt. Cho thấy một tâm hồn nhạy cảm, quan sát tỉ mỉ, tinh tế của nhà thơ Võ Quảng. Bắt đầu với ba khổ thơ đầu nói tới một buổi sáng sớm, bên bờ tre làng lấp lánh là đàn cò trắng đậu bên bờ tre, được tác giả ví như những bông hoa trên những cây tre. Bên cạnh đó là chú sáo sậu đang ca hát chào một ngày mới, giọng hát trong trẻo khiến tre cũng phải rung rinh theo. Tiếp tới khổ thơ thứ tư và thứ năm, ta biết thêm được hàng tre còn biết phe phẩy đung đưa, họa lời kĩu kịt cùng với họa mi và cu cườm. Cho thấy sự ngộ nghĩnh đáng yêu trong từng câu thơ củn Võ Quảng. Cuối cùng, chúng ta có hai khổ thơ cuối cùng, với hình ảnh của bờ tre làng đứng giữa ánh trăng của mùa thu, được tác giả so sánh như hình ảnh trăng treo lơ lửng tren cành tre. Nhờ bài thơ "Bờ tre làng", nhờ những tháng ngày của mùa thu và nhờ cả ánh trăng tròn tỏa sáng tren bầu trời cao, nhờ nó ta càng hiểu được giá trị và càng yêu cây tre hơn.