Biển đã tờ mờ. Tôi cứ dõi mãi cặp mắt đã nhập nhèm vào cái đốm sáng chiếu ra từ chỗ lênh khênh kia. Khoảng biển giữa con tàu chúng tôi tới cái chòi tít mù kia sáng nay tự dưng sóng dồi lắc một cách dữ dằn. Bây giờ là xi măng cốt sắt, là sàn tường bê tông nhưng hơn mươi, mười lăm năm trước, những căn chòi canh biển ấy kém kiên cố và xây cất không được hiện đại như bây giờ.
Thử tưởng tượng một tiểu đội loanh quanh trên cái sàn diện tích hơn 50 mét vuông quanh năm suốt tháng ngó lên là trời, trông ngang là nước. Định kì tiếp tế, có thời điểm tàu ra sóng lớn xuống không cặp vào chối được. Bên tàu ngó sang bên chòi mà rưng rưng nước mắt. Liệu tình cảnh ấy lần này có lặp lại không?
Danh sách vào chòi đã được xướng lên qua loa phát thanh. Không thấy tên tôi. Đúng hơn là không có một nhà báo nào được vào nhà giàn cả! Chủ nhiệm Chính trị đại tá Chấn xua như xua tà những anh mè nheo đòi vào nhà giàn rằng sóng lớn quá rất nguy hiểm!
“Tại sao anh đi được?”. Đại tá Chấn thoăn thoắt mặc áo phao, đang cáu nhưng phì cười “các nhà báo khác, chúng tôi khác...”. Cái khác ấy là con xuống thả xuống hệt như chiếc lá dềnh lên trụt xuống khủng khiếp, khác hẳn những lần chúng tôi cập xuồng vào đảo. Dường như biển không chấp nhận thứ để đua cùng sóng lớn là chiếc xuồng bé tẻo teo này.
Bộ phận công tác trên tàu hội ý hay đợi để bớt sóng hẵng vào? Nhưng số đông gay gắt rằng theo kinh nghiệm cơ mầu này sóng còn duềnh cả ngày chứ chảthể bớt, vậy nên chỉ có hai tình huống: một là không vào nhà giàn nữa, số quà tặng cùng chỉ thị thì sau này chuyển và truyền đạt cho anh em cũng được; hai là phảikhéo léo mưu trí mà vào! Phương án hai được nhanh chóng thông qua.
Biển vẫn làm trò tung hứng chiếc xuống như một thứ đồ chơi mỏng manh. Trầy trật mãi mới có một người nhảy xuống được vào lòng xuống. Rồi một người, một người nữa. Kia rồi, đại tá Chấn bằng cú nhảy khéo léo nhưng đã đổ ập được 75 vào lòng xuống...
Bây giờ tôi mới thấy quyết định của chỉ huy con tàu không cho cánh báo chí tham gia là sáng suốt. Chỉ sơ sảy một tẹo là lăn tôm xuống biển gây phiền hà cho anh em không biết ngần nào mà kể. Con xuống có ca nô dẫn có lúc tưởng như mất hút trong núi sóng nhưng tài tình một chốc lại hiện ra. Một tình huống nữa là xuống cập vào được chân nhà giàn, đoạn trần ai nữa là làm sao leo lên? Nhưng bằng kinh nghiệm, tốp chiến sĩ hải quân trầy trật hồi lâu rồi cũng líu ríu đỡ nhau leo lên được.Khoảng non trưa, may mắn sóng có bớt nên toàn bộ số hàng quà tặng đất liền chuyển cho nhà giàn Ba Kè đã được chuyển sang trót lọt!
Tôi đang nói đến cái nhà giàn không mấy kiên cố những năm xa chứ không phải loại nhà giàn thế hệ mới bây giờ có thể chịu được bão cấp 12, trên cả cấp 12!Những cơn bão năm 1990, 1996, 1999, và sau chót là năm 2000 đã lần lượt thụi và thốc những cú ác liệt vào nhà giàn. Đại tả Chấn kể lại Sở Chỉ huy Quân chủng ởHải Phòng có lúc lặng hẳn đi khi anh em một số nhà giàn điện về là chòi khó mà trụ được nếu cứ đà bão không thay đổi sức gió như thế này. Không thay đổi tức là đang cấp 11, 12. Trời ơi, thiên nhiên đang cuồng nộ mà sức người thì có hạn. Tàu đặc chủng lẫn máy bay trực thăng nào mà vượt hàng trăm cây số để cứu anh emtrong lúc trời biển cùng hiệp đồng tạo trận cuồng phong? “Vĩnh biệt các thủ trưởng. Vĩnh biệt đất liền” Đó là những bức điên cuối cùng mà Sở Chỉ huy Quân chủng nhân được.
Mười bốn cán bộ chiến sĩ nhà giàn đã hi sinh trong một số trận bão. Nhà đổ, liệt sĩ Thượng uý Nguyễn Hữu Quảng, Chủ nhiệm Chính trị nhà giàn 1: 3 Phúc Tần đã bơi nhiều ngày trên biển. Trong lúc sóng to gió lớn còn nhường miếng lương khô cuối cùng cho đồng đội và chiếc phao cá nhân. Sau đó mới chịu chìm xuống biển. Đó là ngày 13-12-1998, liệt sĩ đại uý Vũ Quang Chương, chỉ huy nhà giàn 2A Phúc Nguyên trong trận bão số 8 năm 1998, chòi sắp đổ vẫn bình tĩnh chỉ huy bộ đội. Anh phân công đại uý đảng viên Nguyễn Văn An ở lại thu dọn tài liệu, còn mình thì cuốn lá cờ Tổ quốc vào người rồi rời nhà giàn sau cùng. Nguyễn Văn An và đại uý Vũ Quang Chương bỏ mình trong trận bão đó. Đảng viên Nguyễn Văn An có con trai mới sinh chưa kịp nhìn mặt bố! Đó là các liệt sĩ lần lượt hi sinh khi nhà giàn bị đổ: Liệt sĩ chuẩn uỷ Lê Đức Hồng, thượng uý Phạm Tảo, đại uý Nguyễn Văn Tư, trung uý Lê Tiến Cương, thượng uý Ngô Sĩ Nga, máy trưởngchiến sĩ Hoàng Văn Cúc, Nguyễn Đức Hạnh, v.v.
Giai điệu bài Hồn tử sĩ bất ngờ cất lên trầm buồn. Lạ làm sao thời khắc này biển đang cồn cào thế chợt lặng... Lễ tưởng niệm các chiến sĩ hải quân nhà giàn hi 76 sinh những năm xa ấy vẫn thường được tổ chức mỗi khi tàu qua khu vực Ba Kè chứ không riêng chỉ tàu HQ – 9963 của chúng tôi hôm nay... Biển thì dữ dằn, thiên nhiên khắc nghiệt mà sức người có hạn, nhưng chúng tôi sẽ tìm mọi cách để cố gắng tìm các anh, đưa các anh vào yên nghỉ trong đất liền... Diễn văn Lễ tưởng niệm có những câu đại loại như thế. Một vòng hoa và đồ lễ dạm bạc được từ từ thả xuống biển. Tôi để ý thấy vòng hoa không xoáy chồm lên cuốn ra xa mà dập dềnh theo tàu hồi lâu.
(Trích Khúc tráng ca nhà giàn, Xuân Ba, Tuyển tập phóng sự: Những cự li thương mến, NXB Thanh niên, Hà Nội, 2013)
Thực hiện các yêu cầu:
Câu 1. Đề tài của văn bản trên là gì?
Câu 2. Những chi tiết nào trong văn bản cho thấy sự dữ dội của thiên nhiên?
Câu 3. Hiệu quả nghệ thuật của biện pháp tu từ so sánh được sử dụng trong câu văn: “Cái khác ấy là con xuồng thả xuống hệt như chiếc lá dềnh lên trụt xuống khủngkhiếp, khác hẳn những lần chúng tôi cập xuồng vào đảo” là gì?
Câu 4. Những chi tiết miêu tả sự hi sinh của các cán bộ, chiến sĩ có ý nghĩa như thế nào đối với bài phóng sự?
Câu 5. Những lời bình luận ngoại đề về sự hi sinh của các chiến sĩ nhà giàn trong văn bản trên thể hiện thái độ gì của tác giả?
Bằng cách nhấp vào Đăng nhập, bạn đồng ý Chính sách bảo mật và Điều khoản sử dụng của chúng tôi. Nếu đây không phải máy tính của bạn, để đảm bảo an toàn, hãy sử dụng Cửa sổ riêng tư (Tab ẩn danh) để đăng nhập (New Private Window / New Incognito Window).
Câu 1. Đề tài của văn bản trên là gì?
Đề tài của văn bản là sự hi sinh của các chiến sĩ hải quân ở các nhà giàn, những người đã bám trụ ở các đảo xa, đối mặt với thiên nhiên khắc nghiệt để bảo vệ chủ quyền biển đảo của Tổ quốc. Văn bản tập trung miêu tả những khó khăn, gian khổ trong cuộc sống của các chiến sĩ nhà giàn và sự hi sinh anh dũng của họ trong các trận bão dữ.
Câu 2. Những chi tiết nào trong văn bản cho thấy sự dữ dội của thiên nhiên?
Những chi tiết trong văn bản thể hiện sự dữ dội của thiên nhiên bao gồm:
Câu 3. Hiệu quả nghệ thuật của biện pháp tu từ so sánh được sử dụng trong câu văn: “Cái khác ấy là con xuồng thả xuống hệt như chiếc lá dềnh lên trụt xuống khủng khiếp, khác hẳn những lần chúng tôi cập xuồng vào đảo” là gì?
Biện pháp tu từ so sánh trong câu văn này giúp nhấn mạnh sự nguy hiểm, khó khăn và sự mỏng manh của chiếc xuồng trong sóng lớn. So sánh chiếc xuồng với chiếc lá dềnh lên, trụt xuống tạo ra hình ảnh sinh động, dễ hình dung về sự yếu ớt, mong manh của phương tiện này trước sóng dữ. So với những lần cập xuồng vào đảo bình thường, sự khác biệt này làm nổi bật sự vất vả và nguy hiểm trong việc tiếp cận nhà giàn trong điều kiện sóng gió mạnh mẽ.
Câu 4. Những chi tiết miêu tả sự hi sinh của các cán bộ, chiến sĩ có ý nghĩa như thế nào đối với bài phóng sự?
Những chi tiết miêu tả sự hi sinh của các cán bộ, chiến sĩ như:
Câu 5. Những lời bình luận ngoại đề về sự hi sinh của các chiến sĩ nhà giàn trong văn bản trên thể hiện thái độ gì của tác giả?
Những lời bình luận ngoại đề về sự hi sinh của các chiến sĩ, đặc biệt là khi miêu tả những chiến sĩ đã hi sinh trong các trận bão dữ, thể hiện thái độ trân trọng, kính trọng và ngưỡng mộ của tác giả đối với sự hy sinh của các chiến sĩ. Tác giả khẳng định rằng, mặc dù thiên nhiên khắc nghiệt và sức người có hạn, nhưng các chiến sĩ vẫn không ngừng chiến đấu, bảo vệ chủ quyền biển đảo. Những lời bình luận này cũng bày tỏ sự tiếc thương, xúc động trước sự hy sinh vô cùng cao cả của họ, đồng thời thể hiện lòng biết ơn sâu sắc của tác giả đối với những anh hùng đã ngã xuống vì Tổ quốc.
Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi
Vui | Buồn | Bình thường |