Theo bạn, những trường hợp in đậm sau đây có phải là lỗi câu mơ hồ không? Vì sao bạn nhận định như vậy?
a.
Còn trời, còn nước, còn non,
Còn cô bán rượu, anh còn say sưa!
(Ca dao)
b.
Bà già đi chợ Cầu Đông,
Bói xem một quẻ lấy chồng lợi chăng?
Thầy bói gieo quẻ nói rằng:
Lợi thì có lợi nhưng răng không còn.
(Ca dao)
Bằng cách nhấp vào Đăng nhập, bạn đồng ý Chính sách bảo mật và Điều khoản sử dụng của chúng tôi. Nếu đây không phải máy tính của bạn, để đảm bảo an toàn, hãy sử dụng Cửa sổ riêng tư (Tab ẩn danh) để đăng nhập (New Private Window / New Incognito Window).
a. Từ say sưa trong ngữ liệu này có thể được hiểu theo hai cách:
– Cách hiểu 1: say rượu.
– Cách hiểu 2: chỉ trạng thái bị cuốn hút hoàn toàn vào một việc/ điều hứng thú nào đó, trong trường hợp này là cô bán rượu.
→ Sự mơ hồ từ vựng trong trường hợp này lại là một cách bày tỏ tình cảm rất tinh tế, ý nhị của chàng trai dành cho cô bán rượu, nhờ đó không khiến cô gái tỏ ra ngượng ngùng.
b. Từ lợi trong bài ca dao có thể được hiểu theo những cách:
- Cách hiểu 1: cái có ích mà con người thu được.
- Cách hiểu 2: phần thịt bao giữ xung quanh chân răng.
Hiện tượng đồng âm trên đã tạo ra tiếng cười mỉa mai, châm biếm cho bài ca dao. → Nhận xét: Hai trường hợp trên không phải là lỗi câu mơ hồ mà do người nói cố tình tạo ra những cách diễn đạt đa nghĩa như vậy để đạt được mục đích giao tiếp cụ thể của họ trong từng ngữ cảnh cụ thể.
Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi
Vui | Buồn | Bình thường |