Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Xác định biện pháp tu từ nghịch ngữ trong các ngữ liệu thi ca dưới đây và nêu tác dụng của chúng: a. “Ôi bồng bềnh trĩu nặng, ôi hư phù trang nghiêm! Cõi hỗn mang ngập tràn hình hài hoàn mĩ! Lông vũ nặng, khói đen sáng, lửa buốt lạnh, sức lực mòn. Thức trong ngủ, ta không là ta nữa! Ta trong tình yêu, tình yêu không trong ta”. (Sếch-xpia, Rô-mê-ô và Giu-li-ét) b. Một người tù làm ta phá cửa các nhà giam Một kẻ lưu vong gắn lòng ta vào đất nước Một trái tim đau chia phần cho ta hạnh phúc Một ...

Xác định biện pháp tu từ nghịch ngữ trong các ngữ liệu thi ca dưới đây và nêu tác dụng của chúng:

a.

“Ôi bồng bềnh trĩu nặng, ôi hư phù trang nghiêm! Cõi hỗn mang ngập tràn hình hài hoàn mĩ! Lông vũ nặng, khói đen sáng, lửa buốt lạnh, sức lực mòn. Thức trong ngủ, ta không là ta nữa! Ta trong tình yêu, tình yêu không trong ta”.

(Sếch-xpia, Rô-mê-ô và Giu-li-ét)

b. Một người tù làm ta phá cửa các nhà giam

Một kẻ lưu vong gắn lòng ta vào đất nước

Một trái tim đau chia phần cho ta hạnh phúc

Một tiếng thét căm thù làm ta muốn yêu thương.

(Chế Lan Viên, 60 tuổi một nhà thơ lưu vong nước Thổ)

c. Thể sự đua nhau nói dại không

Biết ai là dại, biết ai khôn.

Khôn nghề cờ bạc là khôn dại,

Dại chốn văn chương, ấy dại khôn.

(Tú Xương, Dại khôn)

d. Thời khắc đắm say! Mùa buồn đến!

Phút chia phôi dịu nhẹ mơ màng.

Rừng thu khoác áo tía vàng,

Thiên nhiên tàn úa huy hoàng, yêu sao.

(A.Pu-xkin, Tiểu thuyết thơ Ép-ghê-nhi Ô-nê-ghin)

1 Xem trả lời
Hỏi chi tiết
10
0
0
Phạm Văn Bắc
16/11 21:10:35

a. Ngữ liệu rút từ vở bi kịch Rô mê ô và Giu-li-ét (được Sếch-xpia viết dưới hình thức thơ). Đây là đoạn Rô- mê 6 thổ lộ với một nhân vật khác về tình yêu đơn phương của mình khi không được nàng Rô-da-lin đáp lại. Trong ngữ liệu này có nhiều nghịch ngữ khắc hoạ sự mâu thuẫn của niềm đam mê mà lí trí khá lí giải nổi: “bồng bềnh trĩu nặng”, “hư phù trang nghiêm”, “cõi hỗn mang ngập tràn hình hài hoàn mĩ”, “lông vũ nặng”, “khói đen sáng”, “lửa buốt lạnh”,...

b. Bạn cần tìm những từ ngữ/ hình ảnh đứng cạnh nhau làm thành hai vế đối lập (1) và (2), cho thấy ý nghĩa của nghịch lí hoàn cảnh. Ví dụ:

- Một người tù (1) làm ta phá cửa các nhà giam (2)

- …

c. Trong khổ thơ này, dòng nào cũng có từ dại – khôn, bạn cần xác định đâu là sự kết hợp thông thường của từ ngữ, đâu là biện pháp tu từ nghịch ngữ, cho thấy nghịch lí giữa hình thức bên ngoài với bản chất bên trong, được thể hiện dưới hình thức chơi chữ. Như vậy, biện pháp tu từ nghịch ngữ nằm trong hai dòng thơ cuối:

Khôn nghề cờ bạc là khôn dại,

Dại chốn văn chương, ấy dại khôn.

d. Biện pháp tu từ nghịch ngữ nằm trong dòng thơ cuối: “thiên nhiên tàn úa huy hoàng”, như một cảm nhận của nhân vật trữ tình trước cái đẹp và buồn thi vị của thiên nhiên tráng lệ vào khoảnh khắc thu tàn đông sang.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm
Câu hỏi liên quan

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Đấu trường tri thức | Lazi Quiz Challenge +500k
Gửi câu hỏi
×