Câu 1: Không chụp rõ bài thơ nên mình ko chỉ rõ đc .
Câu 2 : Gieo vần Chân - liền ( nhỉ - thỉ ) .
Câu 3 :
- Bptt :
+ Nhân hóa : " gió " lại biết " thầm thì " như con người .
+ Ẩn dụ : " đường đời bươn trải " ẩn dụ cho những vất vả , khó khăn mà con ng phải trải qua .
- Giá trị ( Tác dụng ) :
+ Tăng sức gợi hình , gợi cảm , thêm phần sinh động , hấp dẫn , giàu sức biểu đạt cho đoạn thơ
+ Từ đó khiến cho người đọc hình dung rõ nét về âm thanh gió và tình cảm xao xuyến cừng với tâm trạng nhớ nhung , bồi hồi của tác giả .
Câu 3 :
- Tình cảm của tác giả trong bài thơ trên là : nỗi nhớ da diết , sự biết ơn , tình yêu thương , sự trân trọng với cô giáo ( người lái đò tri thức ) .
- Tác dụng:
+ Giúp chúng ta hiểu rõ hơn về tình cảm của tác giả muốn truyền đạt tới bạn đọc về mối quan hệ thiêng liêng và đáng trân trọng với thầy cô ( những người dẫn dắt ta trên con đường tri thức ) .
+ Tạo động lực để ta học tập và rèn luyện bản thân .
+ Nhắc nhở chúng ta luôn nhớ ơn - khắc ghi công ơn dạy dỗ của cô thầy .
Câu 5 :
-Từ bài thơ trên em gợi lên những tình cảm sâu sắc , chân thành của người học trò với cô thầy . Bởi nhớ ơn thầy cô là 1 biểu hiện của lòng biết ơn , sự tôn trọng và thể hiện đạo đức của mỗi con người . Gắn kết mối quan hệ thầy trò - cô trò và góp phần xây dựng 1 xã hội văn minh , nhân ái hơn .
- Từ bài thơ e rút ra bài học cho bản thân về cách ứng xử với thầy cô là :
+ Có thái độ tôn trọng , lễ phép , xưng hô lịch sự , 1 cách hợp lí .
+ Chăm chỉ học tập , lắng nghe bài giảng , tham gia các hoạt động của lớp , trường để cho cô yên lòng , vui mừng và tự hào .
+ Đặc biệt - đối với học sinh tốt nghiệp cuối cấp , phải nhớ tới những người lái đò tri thức - những người dẫn lối ta trên con đường học tập . Phải thường xuyên liên lạc hoặc thăm hỏi và chia sẻ với cô thầy về những gì ta làm được nhờ sự nâng đỡ ta trên con đường thành công của cuộc đời .