Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Chép 2 câu tục ngữ về con người và xã hội. Nêu ý nghĩa hai câu đó

Câu 1: Chép 2 câu tục ngữ về con người và xã hội. Nêu ý nghĩa hai câu đó.
Câu 2: Viết 1 đoạn văn từ 5-7 dòng giải thích câu tục ngữ "Một mặt người bằng mười mặt của"
Gợi ý
- "Mặt người" là cách nói hoán dụ, ý chỉ con người, cuộc sống của con người.
- "Mặt của" là cách nói nhân hoá, chỉ của cải, tiền bạc, vật chất
- Nội dung cả câu: tác giả sử dụng biện pháp so sánh đề cao sự quý giá của con người. Con người làm ra của cải vật chất chứ của cải vật chất không làm ra con người. Đây là cách nói để an ủi, động viên những người không may mất của cải.
4 trả lời
Hỏi chi tiết
1.903
3
2
Camsamita
12/05/2019 22:42:00
Câu 1
1.Cái răng, cái tóc là góc con người
--> ý nghĩa:
- Cái răng, cái tóc là một phần bên ngoài, thể hiện tính cách, nhân cách của con người
- Mọi biểu hiện của một con người đều thể hiện phản ánh vẻ đẹp bên trong, nhân cách của người đó
- Nhắc nhở con người phải biết giữu gìn răng và tóc cho sạch đẹp
- Thể hiện cách nhìn nhận, đánh giá, bình phẩm con người của nhân dân
2.Đói cho sạch ,rách cho thơm
--> ý nghĩa:
+ Đói, rách: sự khó khăn, vất vả thiếu thốn trong cuộc sống
+ Sạch, thơm: những điều con người cần phải đạt được, phải giữ gìn, vượt lên trên hoàn cảnh khó khăn, thiếu thốn
- Câu tục ngữ khuyên con người dù khó khăn, vất vả, thiếu thốn vẫn phải sống cho thanh sạch, cao đẹp, vẫn luôn phải giữ gìn phẩm chất cao đẹp của mình.
⇒ Giáo dục con người có lòng tự trọng

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
3
0
Yui
13/05/2019 05:31:15
Câu 2:
Câu tục ngữ "Một mặt người bằng mười mặt của" là câu tục ngữ đúng đắn, sâu sắc. Sử dụng biện pháp nghệ thuật nhân hóa "Mặt của" và hoán dụ " mặt người", kết hợp với biện pháp so sánh A bằng B.
Về nghĩa đen câu tục ngữ nói một mặt người có thể bằng giá trị mười mặt của. Nhưng tục ngữ luôn hiểu theo nghĩa bóng-tức có ẩn dụ. Nghĩa bóng của câu tục ngữ cính là ý nghĩa của câu tục ngữ ấy: Vai trò của con người quan trọng hơn nhiều so với của cải vật chất
1
1
Yui
13/05/2019 05:35:06
Câu 1:
  • "Đói cho sạch, rách cho thơm" tức là dù có đói nghèo, khổ cực, dù vật chất có thiều thốn nhưng vẫn giữ được cái đạo làm người, vẫn giữ đc sự trong sạch, liêm khiết của đạo đức, phẩm chất của một con người.
Câu này khuyên chúng ta dù hoàn cánh có khốn khó, éo le, đói khổ như thế nào đi nữa thì vẫn phải sống làm sao cho " sạch", cho " thơm".
  • "Thương người như thể thương thân"
Thương người: tình thường dành cho người khác. Thương thân: tình thương dành cho bản thân. Nghĩa cả câu là : thương mình thế nào thì thương người thế ấy.
Hai tiếng thương người đặt trước thương thân để nhấn mạnh đối tượng cần sự đồng cảm, thương yêu. Câu tục ngữ khuyên chúng ta hãy coi người khác như bản thân mình để từ đó có sự quý trọng, thương yêu thật sự.
3
0
Quỳnh Anh Đỗ
13/05/2019 11:54:44
Câu 1:
Thương người như thể thương thân.
Ý nghĩa: Thương người: tình thường dành cho người khác. Thương thân: tình thương dành cho bản thân. Nghĩa cả câu là : thương mình thế nào thì thương người thế ấy. Hai tiếng thương người đặt trước thương thân để nhấn mạnh đối tượng cần sự đồng cảm, thương yêu. Câu tục ngữ khuyên chúng ta hãy coi người khác như bản thân mình để từ đó có sự quý trọng, thương yêu thật sự. Tình thương là một tình cảm rộng lớn, cao cả. Lời khuyên từ câu tục ngữ này là mọi người hãy cư xử với nhau bằng lòng nhân ái và đức vị tha. Đây là đạo lí, là cách sống, cách ứng xử đầy tính nhân văn bắt nguồn từ truyền thuyết Con Rồng, cháu Tiên, khẳng định cả dân tộc đều cùng từ một mẹ sinh ra.
Một cây làm chẳng nên non,
Ba cây chum lại nên hòn núi cao.

Ý nghĩa: Câu này xuất phắt từ hiện tượng tự nhiên là nhiều cây gộp lại mới thành rừng rậm, núi cao. Kinh nghiệm sống được đúc kết trong câu tục ngữ này là chia rẽ thì yếu, đoàn kết thì mạnh. Một người không thể làm nên việc lớn. Nhiều người hợp sức lại sẽ giải quyết được những khó khăn, trở ngại, dù là to lớn. Do đó mỗi người phải có ý thức mình vì mọi người, tránh thái độ cá nhân ích kỉ.Đoàn kết tạo nên sức mạnh vô địch, là yếu tố quyết định mọi thành công. Điều đó đã được chứng minh hùng hồn qua thực tiễn lịch sử bốn ngàn năm dựng nước và giữ nước của dân tộc Việt Nam.

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm
Bài tập liên quan
Bài tập Ngữ văn Lớp 7 mới nhất
Trắc nghiệm Ngữ văn Lớp 7 mới nhất

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Đấu trường tri thức | Lazi Quiz Challenge +500k