LH Quảng cáo: lazijsc@gmail.com

Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Viết bài văn bản nghị luận về vấn đề xả rác bừa bãi

Viết bài văn bản nghị luận về vấn đề xả rác bừa bãi 
3 trả lời
Hỏi chi tiết
10
Tham khảo câu trả lời từ Trợ lý ảo Lazi
**Bài văn nghị luận về vấn đề xả rác bừa bãi**

Trong cuộc sống hiện đại, bên cạnh những tiến bộ về kinh tế, xã hội, chúng ta cũng phải đối mặt với nhiều vấn đề nhức nhối, trong đó có tình trạng xả rác bừa bãi. Đây không chỉ là một thói quen xấu mà còn trở thành nỗi ám ảnh đối với môi trường và sức khỏe cộng đồng. Vậy, nguyên nhân nào dẫn đến tình trạng này và chúng ta cần làm gì để cải thiện?

Trước tiên, cần nhìn nhận rằng xả rác bừa bãi là hệ quả của sự thờ ơ và thiếu ý thức bảo vệ môi trường. Nhiều người vẫn còn cho rằng việc vứt rác nơi công cộng là điều bình thường, không ảnh hưởng đến ai. Họ không ý thức được rằng hành động nhỏ bé ấy đang góp phần làm ô nhiễm môi trường sống, ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe con người. Thực tế cho thấy, những khu vực có mật độ dân cư cao, rác thải không được xử lý kịp thời sẽ trở thành điểm nóng về ô nhiễm, dẫn đến các bệnh lý về hô hấp, tiêu hóa và nhiều căn bệnh khác.

Bên cạnh đó, hệ thống quản lý rác thải của nhiều địa phương còn hạn chế, không đáp ứng được nhu cầu thực tế. Công tác tuyên truyền, giáo dục về ý thức bảo vệ môi trường chưa được chú trọng, trong khi đó, các chế tài xử phạt đối với hành vi xả rác chưa thực sự nghiêm khắc. Điều này khiến cho nhiều người có tâm lý "vô tư" xả rác mà không lo lắng về hậu quả.

Vậy, để khắc phục tình trạng xả rác bừa bãi, rất cần sự chung tay của cả cộng đồng. Trước tiên, mỗi cá nhân cần nâng cao ý thức bảo vệ môi trường, từ những hành động nhỏ như tự giác vứt rác vào thùng, tham gia các hoạt động dọn dẹp vệ sinh môi trường. Những hành động này không chỉ giúp giữ gìn cảnh quan sống xung quanh mà còn lan tỏa tinh thần trách nhiệm đến mọi người.

Chính quyền địa phương cũng cần có các biện pháp cụ thể để khắc phục tình trạng này. Tổ chức các chiến dịch tuyên truyền, giáo dục cộng đồng về tác hại của việc xả rác bừa bãi, đồng thời tăng cường hệ thống thùng rác, đảm bảo rác thải được thu gom kịp thời. Hơn nữa, cần có các quy định nghiêm ngặt hơn về xử lý hành vi xả rác, qua đó tạo ra rào cản cho những ai còn có thói quen xấu này.

Cuối cùng, giáo dục từ nhỏ cũng đóng vai trò quan trọng trong việc hình thành ý thức bảo vệ môi trường. Các trường học nên đưa môn học về môi trường vào chương trình giảng dạy, giúp học sinh hiểu rõ về tác hại của rác thải và những việc làm tích cực để bảo vệ môi trường.

Xả rác bừa bãi không chỉ là vấn đề của một cá nhân hay một nơi nào đó, mà là trách nhiệm của toàn xã hội. Chúng ta cần hành động ngay hôm nay để bảo vệ môi trường sống cho chính mình và các thế hệ mai sau. Mỗi người hãy là một "công dân xanh", góp phần xây dựng một xã hội văn minh, sạch đẹp hơn.
1
0
Hồng Anh
3 giờ trước
+5đ tặng
Hiện nay, ở đất nước ta, cứ mỗi bước chân đều xuất hiện rác, cho dù là nơi công cộng hay danh lam thắng cảnh nổi tiếng. Lý do chính là việc không biết giữ gìn vệ sinh chung của đa số người dân trong thành phố, lâu nay trở thành thói quen và tạo thành hiện tượng xả rác bừa bãi.

Một vỏ lon, một bọc nilon dơ, một vỏ trái cây,… chúng thường xuyên xuất hiện trên mặt đường khiến những người điều khiển phương tiện giao thông đôi khi bối rối vì phải tránh những thứ ấy. Không ít vụ tai nạn giao thông cũng vì thế mà ra. Đi xa hơn, ta có thể thấy những công viên cây xanh, là nơi để đi dạo và tập thể dục, cũng có rác. Rác lẫn trong những bụi cây, bãi cỏ, rác to, rác nhỏ,… và cả kim chích ma túy của những con nghiện ở khu vực xung quanh. Những loại rác như thế khiến mọi người không dám đến công viên vì ngại dơ và nguy hiểm. Những nơi đề cao sự sạch sẽ thì lại bị kêu gọi “Đừng xả rác!” như chợ, bệnh viện, trường học. Hãy thử bước vào những khu chợ, mùi đồ ăn tanh tưởi và rác thực phẩm xộc vào mũi, đường đi thì nhơm nhớp nước thải của các hàng bán thực phẩm tươi sống và hàng ăn. Không thể hiểu được tại sao những cô gái kia có thể vừa chuyện trò vừa ăn uống ngay bên cạnh một đống rác bốc mùi, ruồi muỗi bu quanh như thế!. Không riêng gì chợ, bệnh viện cũng là nơi cần lên án. Như ai cũng biết, bệnh viện rất cần sự sạch sẽ vì đó là nơi mọi người đến khám và chữa bệnh. Nhưng phần lớn người bước vào bệnh viện lại quên mất điều ấy. Họ vẫn ngang nhiên quăng bừa bãi rác trên tay xuống mặt đất. Không chỉ những người đến khám vả chữa bệnh mà cả những người khám bệnh, bác sĩ và y tá, cũng rất cẩu thả trong việc xử lý rác y tế. Có những trường hợp rác y tế, những bông băng thấm đẫm máu, bị đặt chổng chơ và bốc mùi gần chỗ ngồi chờ khám đã làm một bệnh nhân ngồi gần đó nôn mửa ra sàn của bệnh viện. Bệnh nhân trở nên ngại đến bệnh viện. Khu trường học, nơi học tập và giáo dục, cũng không kém phần. Thử một lần ở lại sau giờ học, các bạn sẽ thấy các lớp học gần như đổi khác: bàn ghế xộc xệch, phấn viết bảng vương vãi khắp lớp, dưới mỗi chân bàn là những mảnh giấy tập bị vò nát, dù đầu giờ học lớp học đã được các nhân viên lao công dọn dẹp sạch sẽ. Mặc cho những thầy cô giáo nhắc nhở giữ gìn vệ sinh, học sinh vẫn không nghe.Vậy ý thức của các bạn học sinh ở đâu? Chỉ mới lướt qua một vài địa điểm của thành phố, nơi đi đầu về cuộc sống hiện đại, chúng ta đã thấy được thực trạng đáng buồn: thành phố đang tràn ngập trong rác.


Nguyên nhân chủ yếu của hiện trạng này chính do người dân không có ý thức giữ gìn vệ sinh chung vì căn bệnh lười biếng của họ. Tại sao khi ngồi trong một nhà hàng danh tiếng, họ không dám vứt những mẩu xương cá ra sàn nhà mà phải ý tứ đặt lên mảnh giấy nhỏ, nhưng khi đi trên đường phố họ lại có thể quăng ngay cả một bịch nước xuống đường? Không chỉ thể hiện ý thức kém của người dân mà họ còn chứng tỏ một sự lười biếng, thiếu kỷ luật chung. Vì ngại cầm một miếng rác trong chốc lát mà họ đã góp phần tạo ra những bãi rác “lộ thiên”, mặc cho thùng rác chỉ cách vài bước chân. Những người chứng kiến người khác xả rác cũng không dám mở miệng nhắc nhở vì chính họ cũng xả rác như vậy và họ cho rằng việc xả rác này không nghiêm trọng. Người này xả rác dẫn đến người kia cũng xả rác theo. Đối với trường học, nơi dạy dỗ và đào tạo nên những con người có ích cho xã hội thì căn bệnh đó trở thành căn bệnh ỷ lại. Học sinh xả rác thì cuối giờ đã có tổ trực nhật dọn dẹp hay những người lao công quét dọn. Và cuối cùng, việc xả rác mang lại lợi ích chung duy nhất cho mọi người xả rác: sự tiện lợi.

Hậu quả của hành động này thật là to lớn. Thứ nhất, xả rác làm mất mỹ quan của một thành phố. Có thành phố nào được gọi là văn minh, hiện đại mà rác lại chất đống ở những khu công cộng? Có ai chấp nhận được một hồ nổi tiếng, biểu tượng của thành phố thủ đô lại đục ngầu, đóng váng và rác nổi lềnh bềnh? Thứ nhì, xả rác làm xấu đi vẻ đẹp của chính chúng ta, của cả con người Việt Nam. Một vị khách du lịch khi sang thăm đất nước ta sẽ nghĩ gì khi thấy một người đàn bà đổ ào xô nước bẩn ra đường, hay một núi rác chất đống ngay biển báo “Cấm đổ rác”? Nếu họ là khách du lịch đến từ Nhật Bản, họ sẽ nghĩ rằng đó là hành động “hết sức dã man”, vì Nhật Bản, đất nước đứng thứ hai thế giới về phát triển kinh tế và du lịch, được biết đến như một đất nước sạch sẽ nhất thế giới. Không chỉ riêng Nhật Bản, cả Singapore, Thái Lan,… những đất nước mạnh về du lịch, nhờ nhân dân có ý thức giữ gìn vệ sinh chung, cũng để lại ấn tượng đẹp trong lòng du khách phương xa. Vậy con người và đất nước Việt Nam đã để lại ấn tượng gì cho các du khách ấy? Thứ ba, xả rác gây ảnh hưởng đến sức khỏe của mình và những người xung quanh. Với một lượng rác thải hàng loạt như thế sẽ nảy sinh các mầm bệnh do vi khuẩn trong men rác tạo nên. Ngoài ra, những bãi rác còn là nơi trú ngụ của các sinh vật có hại như ruồi, muỗi, gián, kiến,… Chúng sẽ phát triển và mang mầm bệnh đi khắp nơi. Cuối cùng, đây là hậu quả to lớn nhất mà hầu như không ai cố gắng khắc phục. Hằng năm, con kênh Nhiêu Lộc đều chịu một khối lượng rác và nước thải đổ xuống nhiều tới mức con kênh ngày càng đen và hôi thối. Nhà nước đã hai lần chi ra hàng trăm tỷ để nạo vét lòng kênh, nhưng sau một thời gian, kênh trở nên đen lại. Nước kênh Nhiêu Lộc đổ ra sông Sài Gòn và sông Sài Gòn chảy thẳng ra biển. Nước biển từ đấy bị ô nhiễm, chỉ do những hành động thiếu ý thức của người dân. Hậu quả không chỉ dừng ở đó, nó còn có thể biến tướng thành nhiều mặt khác, nhưng mọi người có hiểu được hậu quả lớn đến mức nào không vẫn còn tùy thuộc vào ý thức của mỗi người. Việc xả rác chỉ lợi cho ta trong phút chốc, nhưng hậu quả để lại thì khôn lường.


Vâng, tất cả đều do ý thức của con người mà nên. Và để ý thức được việc làm của mình, mỗi người cần phải được giáo dục từ nhỏ. Ở các trường mẫu giáo, các em nhỏ luôn được các cô nhắc nhở dạy dỗ rằng phải bỏ rác đúng nơi quy định. Một em bé sau khi uống hết một hộp sữa đã cầm vỏ hộp trên tay đến khi về nhà mới bỏ vào thùng rác, không vứt ra ngoài đường. Những người lớn hơn như chúng ta có suy nghĩ gì khi chứng kiến việc ấy? Thành phố nên tổ chức nhiều hơn những cuộc vận động làm sạch thành phố như “Mùa hè xanh” để nâng cao ý thức của người dân về vấn đề này. Ngoài ra, các trường lớp cần vận động học sinh bỏ rác đúng nơi quy định tích cực hơn nữa và nên áp dụng những hình thức kỷ luật đối với những bạn làm sai quy định. Nếu nói rằng đó là do ý thức của người dân thôi thì chưa đủ, trách nhiệm cũng một phần thuộc về chính quyền thành phố. Cần phải tăng lượng thùng rác ở các tuyến đường, tránh tình trạng một tuyến đường chỉ có một hoặc không có thùng rác nào, khiến người dân thấy bất tiện khi phải cầm rác vì không có thùng rác để bỏ vào. Hậu quả gây ra tuy to lớn, nhưng nếu mỗi người dân đều tập cho mình một thói quen nhỏ, bỏ rác đúng nơi quy định, thì tình hình sẽ được cải thiện lên rất nhiều.

Cuộc sống ngày càng đi lên, ý thức người dân ngày càng cao. Mỗi người dân đều góp phần tạo nên vẻ đẹp cho địa phương mình bằng chính những hành động nhỏ nhưng thiết thực. Giữ gìn vệ sinh chung nơi công cộng và bỏ rác đúng nơi quy định là thể hiện một con người văn minh, lịch sự và có văn hóa.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
1
0
Little Wolf
3 giờ trước
+4đ tặng

Cùng với những sự thành công trong lĩnh vực công nghiệp - dịch vụ, khoa học kĩ thuật thì nó cũng gây ra những áp lực cho vấn đề môi trường. Bên cạnh những vấn đề như xả nước thải trực tiếp ra sông hồ, khai thác sa khoáng làm ô nhiễm nguồn nước thì còn có một hiện tượng xảy ra vô cùng phổ biến trong cuộc sống, đó chính và việc xả rác bừa bãi.

Hành vi xả rác bừa bãi là một thói quen của nhiều người. Trong trường học, nhiều học sinh sau khi ăn sáng xong không vứt vào sọt rác mà để lung tung, thậm chí vứt ngay ra sân trường. Ở một số gia đình, khi đến giờ đổ rác quy định thì họ không đem rác ra đổ mà để ở một góc tường, trước ngõ hay bất cứ chỗ nào mà họ cảm thấy tiện lợi. Một số người khi đi ngoài đường, sau khi sử dụng xong đồ ăn họ sẽ tiện tay vứt ngay xuống lòng đường. Họ vứt rác bừa bãi thành thói quen, xả rác bừa bãi nơi công cộng, đường phố.

Vậy những nguyên nhân của hành động thiếu văn hoá này xuất phát từ đâu? Một trong những nguyên nhân có thể do việc tuyên truyền, giáo dục ý thức cho người dân của các cơ quan chuyên trách đối với việc bảo vệ môi trường chưa thực sự cao. Bên cạnh đó các quy định xử phạt còn chưa có tính nghiêm khắc. Ngoài ra, chúng ta có thể thấy vấn đề này do những người không có ý thức bảo vệ môi trường, tiện tay thì vứt, chỉ chú trọng đến sạch sẽ của bản thân. Họ quên mất rằng việc làm tưởng chừng rất bình thường nhưng nó lại mang đến những hậu quả to lớn đến môi trường sống của chính họ và những người xung quanh.

Vứt rác bừa bãi gây ra hậu quả vô cùng to lớn. Hành động này không chỉ gây mất mĩ quan cho đường phố mà còn nguy hại hơn, nó khiến cho môi trường sống của chúng ta bị ô nhiễm: ô nhiễm nguồn nước khi vứt rác ra sông hồ, chôn rác không phân huỷ làm ô nhiễm đất, ô nhiễm không khí... Điều này gây ra những ảnh hưởng xấu đế cả các loài sinh vật chứ không chỉ riêng con người. Sức khoẻ của con người dễ bị suy giảm, dễ mắc phải các bệnh về tiêu hoá, hô hấp... Các loại sinh vật sống ở biển, hồ sẽ chết vì nuốt phải rác hay bởi nguồn nước bị ô nhiễm.

Bởi vậy, chúng ta cần phải tìm ra những giải pháp hữu hiệu để khắc phục tình trạng này. Chúng ta có thể học tập một số nước khác, ban hành một số chế tài xử phạt thật nặng đối với những hành vi xả rác bừa bãi. Bên cạnh đó, các cơ quan chức năng có thẩm quyền cần đẩy mạnh việc giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho mỗi người dân.

Chìa khoá cho một cuộc sống an lành và một sức khoẻ bền vững đó chính là môi trường trong sạch. Mỗi chúng ta hãy hành động từ những điều nhỏ nhất để tạo ra một môi trường xanh - sạch - đẹp, xoá bỏ thói quen xả rác bừa bãi.

Little Wolf
Cậu ơi , cậu có thể chấm điểm giúp tớ đc khum ạ >w<
1
0
Duy Phúc
3 giờ trước
+3đ tặng

      Vấn đề xả rác bừa bãi và mỗi cá nhân đối vs môi trường.
Xả rác bừa bãi là một thực trạng nhức nhối, không chỉ ảnh hưởng tiêu cực đến môi trường sống mà còn phản ánh ý thức kém của con người đối với cộng đồng và thiên nhiên. Đây là vấn đề cần được quan tâm, lên án và giải quyết triệt để để bảo vệ môi trường xanh, sạch, đẹp.

Xả rác bừa bãi không chỉ gây mất mỹ quan đô thị mà còn làm suy thoái môi trường. Những đống rác thải vương vãi trên đường phố, bãi biển, công viên không chỉ gây ô nhiễm thị giác mà còn phát sinh mùi hôi thối, ảnh hưởng đến sức khỏe con người. Rác thải nhựa – loại chất khó phân hủy, thậm chí còn xâm nhập vào nguồn nước và đất, đe dọa sinh vật sống và hệ sinh thái. Không ít nghiên cứu cho thấy việc rác thải xâm nhập đại dương đã làm hàng triệu động vật biển chết mỗi năm.

Nguyên nhân của vấn đề này xuất phát chủ yếu từ ý thức con người. Nhiều người có thói quen vứt rác ra đường thay vì bỏ vào thùng rác, bất chấp những biển báo nhắc nhở. Bên cạnh đó, sự thiếu hụt các biện pháp xử lý và quản lý rác thải hiệu quả từ phía chính quyền cũng góp phần làm trầm trọng thêm vấn đề.

Để khắc phục tình trạng này, mỗi cá nhân cần tự nâng cao ý thức bảo vệ môi trường, bắt đầu từ những hành động nhỏ như phân loại rác, bỏ rác đúng nơi quy định. Giáo dục và tuyên truyền về bảo vệ môi trường cần được đẩy mạnh trong trường học và cộng đồng. Ngoài ra, chính quyền cần tăng cường xử phạt hành vi xả rác bừa bãi và triển khai các biện pháp quản lý rác thải hiệu quả, như xây dựng hệ thống tái chế và thu gom rác đồng bộ.

Môi trường là tài sản chung của tất cả mọi người. Vì thế, trách nhiệm bảo vệ môi trường không chỉ thuộc về một cá nhân hay tổ chức nào mà cần sự chung tay của cả cộng đồng. Hãy cùng hành động ngay hôm nay để xây dựng một môi trường sống trong lành, bền vững cho hiện tại và tương lai.


 




 

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm
Bài tập liên quan
Bài tập Ngữ văn Lớp 8 mới nhất

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Gia sư Lazi Gia sư