Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Thực hiện đề bài sau: Đề bài: Tình huống: Câu lạc bộ đọc sách phát động viết bài cho tập san với chủ đề “Tình cảm gia đình qua một số tác phẩm văn học”. Nhiệm vụ: Hãy chọn một tác phẩm em yêu thích viết về đề tài gia đình (thơ hoặc truyện), viết bài văn phân tích tác phẩm để gửi cho câu lạc bộ đọc sách. Yêu cầu: – Chọn được tác phẩm viết về đề tài gia đình (thơ hoặc truyện). – Có luận điểm về chủ đề, những nét đặc sắc nghệ thuật. – Phân tích được lí lẽ và bằng chứng phù hợp để làm sáng tỏ ...

Thực hiện đề bài sau:

Đề bài:

Tình huống: Câu lạc bộ đọc sách phát động viết bài cho tập san với chủ đề “Tình cảm gia đình qua một số tác phẩm văn học”.

Nhiệm vụ: Hãy chọn một tác phẩm em yêu thích viết về đề tài gia đình (thơ hoặc truyện), viết bài văn phân tích tác phẩm để gửi cho câu lạc bộ đọc sách.

Yêu cầu:

– Chọn được tác phẩm viết về đề tài gia đình (thơ hoặc truyện).

– Có luận điểm về chủ đề, những nét đặc sắc nghệ thuật.

– Phân tích được lí lẽ và bằng chứng phù hợp để làm sáng tỏ luận điểm.

1 trả lời
Hỏi chi tiết
11
0
0
Trần Bảo Ngọc
23/11 21:43:06

Thực hiện đề bài dựa vào gợi ý sau:

Bước 1: Chuẩn bị trước khi viết

• Đề tài của bài viết là một tác phẩm văn học (thơ hoặc truyện) về đề tài gia đình mà em yêu thích. Em có thể tham khảo một số gợi ý về các tác phẩm sau:

– Nói với con (Y Phương)

– Bếp lửa (Bằng Việt)

– Chiếc lược ngà (Nguyễn Quang Sáng)

– Không gia đình (Héc-to Ma-lốt (Hector Malot))

– …..

Bài viết của em sẽ được đăng trong tập san của Câu lạc bộ đọc sách. Em hãy cân nhắc: Mục đích viết là gì? Người đọc là ai? Với mục đích viết và người đọc ấy, chọn cách viết nào là phù hợp?

• Với tác phẩm lựa chọn để viết, em hãy thu thập tư liệu liên quan đến tác giả, tác phẩm và những ghi chú của bản thân khi đọc, từ đó lập bảng thống kê tư liệu.

Bước 2: Tìm ý và lập dàn ý

Em tiến hành tìm ý dựa vào sơ đồ sau:

Từ các ý tìm được, em chọn lọc, sắp xếp thành dàn ý hoàn chỉnh dựa vào tri thức về kiểu bài.

Bước 3: Viết bài

Từ dàn ý, em viết bài văn hoàn chỉnh. Trước khi viết, có thể tham khảo Bảng kiểm kĩ năng viết bài văn nghị luận phân tích một tác phẩm văn học: chủ đề và những nét đặc sắc về hình thức nghệ thuật để bài viết đi đúng hướng và đáp ứng các yêu cầu của kiểu bài. Bài viết sẽ được đăng trong tập san của Câu lạc bộ đọc sách, vì vậy em cần thể hiện cảm nhận, suy nghĩ riêng của em trong bài viết bằng cách kết hợp cách đưa thông tin khách quan và chủ quan trọng văn nghị luận.

Bài văn mẫu tham khảo:

Viết về đề tài kháng chiến không thể không kể đến thành công rất vang dội của rất nhiều nhà văn. Nó thậm chí còn trở thành những bằng chứng thép về những tháng ngày đau thương mà hào hùng của cả dân tộc. Những tác phẩm đi sâu bám sát từng diễn biến của cuộc kháng chiến lịch sử gợi cho người đọc biết bao nhiêu liên tưởng.

Thế nhưng có lẽ trong hướng đi chung đó, nhà văn Nguyễn Quang Sáng đã tạo nên cái riêng đầy khác biệt. Không đi sâu vào cuộc kháng chiến, không miêu tả cặn kẽ nỗi đau thương mà ông đi vào thứ tình cảm gia đình trong kháng chiến. Một cái riêng trong cái chung đầy vĩ đại ấy đó chính là đứa con tinh thần “chiếc lược ngà”. Câu chuyện tình cha con cảm động trong kháng chiến ấy đã lấy đi nước mắt của không biết bao nhiêu người. Tình cảm gia đình trong thời chiến có lẽ không được nhiều nhà văn chú trọng bởi lẽ trong những thời khắc cam go đó đi sâu sát vào diễn biến cuộc kháng chiến mới là ưu tiên hàng đầu. Thế nhưng “Chiếc lược ngà” chính là một nốt ngân vang trong bản nhạc hào hùng đó. Nó như xoáy sâu vào nỗi đau chiến tranh đồng thời đó là tiếng lòng của những con người, những số phận về cuộc chiến tranh phi nghĩa mà giặc đã gieo nên trên mảnh đất Việt Nam.

Tình cảm cha con của ông Sáu và bé Thu chính là thứ tình cảm đại diện trong thời buổi loạn lạc đó. Thứ tình cảm dung dị đặc biệt mà bom đạn không thể vùi lấp được. Ông Sáu xa nhà khi con còn nằm trong bụng mẹ mãi đến năm con gái tám tuổi ông mới có dịp về thăm nhà. Thế nhưng vì vết sẹo trên mặt mà đứa con gái tên Thu không nhận ra cha vì quá khác so với hình. Nó nhất quyết không nhận ông là cha. Chỉ đến khi ông chào từ biệt mọi người về chiến khu thì đứa con mới nhận ra cha. Tình ca con thức dậy mãnh liệt là lúc hai cha con phải chia ly. Ở chiến khu ông gửi gắm tình yêu thương con bằng việc khắc chiếc lược ngà tặng con song chiếc lược chưa đến tay con cũng là lúc ông hi sinh trong một trận càn lớn của giặc. Trong giờ phút ngắn ngủi đó ông đã kịp trao chiếc lược cho bác Ba nhờ bác chuyển cho con gái. Viết “Chiếc lược ngà” nhà văn Nguyễn Quang Sáng không tập trung miêu tả cặn kẽ tình cảm gia đình trong chiến tranh mà chủ yếu tập trung khai thác diễn biến tâm trạng nhân vật. Song nhà văn đã khéo léo lồng ghép để làm bừng sáng tư tưởng cách mạng khát vọng tự do trong đó. Và điều này đòi hỏi nhà văn phải là người có cái nhìn đúng đắn và giàu sức thuyết phục.

Sự yêu thương con nỗi khát khao gặp con khiến người cha không thể kìm nổi xúc động. Không chờ xuồng cập bến ông Sáu đã nhảy tót lên bờ làm chiếc xuồng chòng chành và cất tiếng gọi tha thiết: “Con! Thu”. Người cha không kìm nổi xúc động đến mức run run. Thế nhưng đáp lại tiếng gọi tha thiết ấy đứa con gái đứng ngơ ngác không hiểu chuyện gì đã xảy ra với mình, rồi co chạy bỏ chạy. Bỏ mặc người cha lúc này đứng chết sững, mặt sầm lại vô cùng đáng thương, hai tay buông thõng như bị gãy. Cuộc đời như đang tạo nên cho ông nhiều tình huống dở khóc dở cười. Trong suốt mấy ngày ở nhà ông càng ra sức gần gũi chào hỏi thì con bé càng đẩy ông ra xa. Điều ông mong mỏi chỉ là một tiếng ba thân thương thế nhưng con bé lại chẳng bao giờ chịu gọi. Những lúc như thế ông chỉ nhìn con vừa khe khẽ lắc đầu và cười vì khổ tâm đến mức không thể khóc nổi. Thế rồi những lúc vì khổ tâm quá không thể kìm chế được ông đã đánh con. Sau đó ông hối hận không thôi. Nỗi mâu thuẫn cứ giằng xé trong lòng người cha tội nghiệp.

Càng đến ngày hết phép cũng là lúc ông càng tuyệt vọng vì có lẽ tiếng cha sẽ mãi mãi chẳng bao giờ được nghe. Nỗi đau của ông cũng chính là nỗi đau của rất nhiều những chiến sĩ bấy giờ. Ngày đêm chiến đấu vì lí tưởng vĩ đại nhưng chưa bao giờ nguôi nỗi nhớ thương gia đình.

Những tưởng người cha khốn khổ ấy sẽ mang nỗi đau đáu đến khi ra chiến trường thì đến phút cuối cùng đứa con gái đã trao cho anh Sáu một tiếng gọi ngọt ngào. Người cha đứng chào mọi người, lặng lẽ đưa mắt nhìn đứa trẻ núp sau cánh cửa anh cũng muốn đến ôm nó lắm nhưng chỉ sợ nó lại chạy đi. Anh chỉ dám nhìn con từ xa và bảo “Ba đi nghen con”. Ai ngờ trong giây phút ấy bé Thu chạy đến gọi “Ba”. Sự ngọt ngào khiến người cha như nín thở, giây phút này anh đã chờ đợi bao lâu. Cái ôm đầy bịn rịn đứa con dường như chẳng nỡ rời xa cha mình. Chỉ khi anh hứa sẽ mang tặng con mình chiếc lược ngà đứa con mới bịn rịn rời lưng cha. Thế nhưng người cha ấy đã mang theo lời hứa mãi mãi nằm lại nơi chiến trường mưa bom bão đạn. Trong một trận càn lớn của địch anh Sáu đã hi sinh, trong cái thời khắc ấy khi chẳng còn sức lực để chăng chối điều gì anh chỉ lặng lẽ rút chiếc lược trong túi đưa vào tay bác Ba với mong muốn chuyển đến tay người con gái yêu thương của mình. Chiếc lược được người cha làm nên bởi những nhớ nhung khắc khoải và cả những ân hận trong những lần nỡ xuống tay đánh con mình. Chiếc lược người cha đã cặm cụi làm nên trong những giờ buông súng nghỉ ngơi, thỉnh thoảng lại mang ra chải tóc cho lược thêm bóng. Hình như ở cái giờ phút sinh li tử biệt đó, mọi đau thương đều nhường chỗ cho tình yêu thương, tình phụ tử. Chỉ có tình phụ tử là bất diệt trước mũi tên hòn đạn mà thôi.

Ta không thể phủ nhận một điều rằng hoàn cảnh của anh Sáu trong Chiếc lược ngà là một câu chuyện về tình cha con sâu sắc nhưng nó cũng chỉ là một trong vô số những câu chuyện gia đình cảm động trong hoàn cảnh chiến tranh thời bấy giờ. Nhà văn Nguyễn Quang Sáng đã tạo nên một câu chuyện vô cùng ấn tượng, một điểm sáng chói lòa trong bầu trời văn học kháng chiến. Nó thể hiện tình người sâu sắc, tình cảm gia đình bất diệt dù trong mọi hoàn cảnh vẫn sáng ngời bất diệt. Và cũng chỉ có thứ tình cảm dung dị đó mới là động lực bất diệt khiến con người ta chiến đấu quả cảm và anh dũng đến vậy mà thôi.

Bước 4: Xem lại và chỉnh sửa, rút kinh nghiệm

Em đọc lại bài viết và dựa vào Bảng kiểm kĩ năng viết bài văn nghị luận phân tích một tác phẩm văn học: chủ đề và những nét đặc sắc về hình thức nghệ thuật để đánh giá bài viết của bản thân. Ghi lại những điều em thích, chưa thích về bài viết và những kinh nghiệm rút ra để viết tốt hơn lần sau.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm
Bài tập liên quan

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Gia sư Lazi Gia sư