LH Quảng cáo: lazijsc@gmail.com

Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Em hãy viết bài văn ghi lại cảm xúc về bài thơ trắng trong của tác giả lâm thị Mỹ dạ

Em hãy viết bài văn ghi lại cảm xúc về bài thơ trắng trong của tác giả lâm thị Mỹ dạ
 
2 trả lời
Hỏi chi tiết
5
Tham khảo câu trả lời từ Trợ lý ảo Lazi
Bài thơ "Trắng" của tác giả Lâm Thị Mỹ Dạ là một tác phẩm mang đậm sắc thái mơ mộng và tinh tế, giúp người đọc cảm nhận được vẻ đẹp thuần khiết và những triết lý sâu sắc về cuộc sống. Từng câu chữ trong bài thơ đã khắc họa một bức tranh tâm hồn đầy rung động và những cảm xúc mãnh liệt.

Ngay từ đầu bài thơ, màu trắng đã được nhân hoá thành một biểu tượng của sự thanh cao, trong trẻo. Nó không chỉ là màu sắc, mà còn là biểu tượng cho những kỷ niệm đẹp, những cảm xúc nguyên sơ trong tâm hồn con người. Màu trắng trong thơ Lâm Thị Mỹ Dạ như là một khoảng trời thanh khiết, nơi mà những nỗi buồn, niềm vui hòa quyện, tạo thành một bức tranh đầy ý nghĩa về cuộc sống.

Trong bài thơ, tác giả đã khéo léo kết hợp hình ảnh và cảm xúc để thể hiện sự nhạy cảm và sâu sắc của tâm hồn người phụ nữ. Mỗi từ ngữ, mỗi hình ảnh đều chuyển tải những suy tư tâm trạng phức tạp: về tình yêu, về những mất mát và hy vọng. Cảm giác chênh vênh giữa thực tại và ước mơ cứ hiện lên trong từng dòng thơ, tạo nên một không gian vừa gần gũi, vừa lãng mạn.

Điều đáng chú ý là sự tinh tế trong cách tác giả sử dụng ngôn từ. Những câu thơ trau chuốt, nhẹ nhàng như một làn gió thoảng, khiến người đọc cảm nhận được sự mảnh mai của tâm hồn và sự trăn trở của tác giả. Mỗi câu thơ đều mang theo một nỗi niềm, một khát khao được thấu hiểu và sẻ chia.

Cuối cùng, bài thơ "Trắng" còn khiến tôi suy ngẫm về ý nghĩa của sự trắng trong. Đó không chỉ là sự thuần khiết bên ngoài mà còn là sự trong sáng bên trong tâm hồn mỗi người. Nó gợi nhắc chúng ta về giá trị của những điều giản dị, những khoảnh khắc tươi đẹp trong cuộc sống thường nhật.

Tóm lại, bài thơ "Trắng" đã đưa tôi vào một hành trình cảm xúc đa dạng và sâu sắc. Đó là một tác phẩm nghệ thuật tuyệt vời, thể hiện được tâm hồn nhạy cảm của tác giả cũng như những khát khao vươn tới cái đẹp, cái thiện trong cuộc sống. Thông qua bài thơ, chúng ta như được lắng đọng lại, trở về với những điều tinh túy nhất của cuộc đời, và tìm thấy ánh sáng trong tâm hồn mình.
0
0
bngocc_đz
3 giờ trước
+5đ tặng

    Bài thơ "Trắng trong", nhà thơ Lâm thị Mỹ Dạ viết tặng con gái đầu lòng của mình khi chị vừa mới 26 tuổi. Bài thơ bắt đầu bằng hình ảnh "Ðôi làn môi con/ Nghiêng về vú mẹ..." Ðó là hình ảnh đầu tiên của sự yêu thương, nuôi nấng mà đứa trẻ nhận được ở người mẹ. Xúc cảm thơ tuôn trào, ngân vang theo âm điệu hát ru, vì thế mà rất thiết tha, đằm thắm và dân dã. 

Ðôi làn môi con
Nghiêng về vú mẹ
Như cây lúa nhỏ
Nghiêng về phù sa
Như hương hoa thơm
Nghiêng về ngọn gió...
Như búp hoa huệ
Ngậm tia nắng trời.

       Những hình ảnh thơ trên cùng chung một nguồn cội: Ðó là sự sinh trưởng của tạo vật. Ðôi làn môi con nghiêng về vú mẹ; cây lúa nghiêng về phù sa; bông hoa nghiêng về ngọn gió; búp hoa huệ ngậm tia nắng trời- là những cặp “mẹ- con” tồn tại vĩnh hằng trong vũ trụ. Bố cục của bài thơ theo lôgic truyền thống: Khi ru con, nựng con, những bà mẹ bao giờ cũng nghĩ về con, mơ ước những điều tốt đẹp cho con trong tương lai. ở đây người mẹ tâm sự với con thơ của mình những điều tưởng rất đơn giản và hệ trọng đối với mỗi con người:

Sữa mẹ trắng trong
Con ơi hãy uống
Rồi mai khôn lớn
Con ơi hãy nghĩ
Những điều trắng trong!

       Cần phải biết rằng, tác giả viết bài thơ ở mảnh đất tuyến lửa Ðồng Hới, Quảng Bình khi cuộc kháng chiến chống Mỹ vừa mới kết thúc. Nhiều nỗi đau thương, vất vả còn khốc liệt đối với mỗi gia đình, số phận con người. Nhưng bài thơ lại hoàn toàn không nói gì đến chết chóc, chiến tranh, đói nghèo, mà chỉ nghĩ đến cái đẹp, cái tốt cho con cái, nghĩ đến sự trắng trong của hồn người. Phải có một tầm nhìn lớn, một tấm lòng yêu thương, bao dung lắm mới vượt lên những bức xúc thường ngày để hướng tới cái vĩnh cửu như thế.

       Bài thơ ngắn chỉ 60 chữ (15 câu, mỗi câu 4 chữ) chia thành 3 khổ, nhưng đã tạo được một tứ thơ lớn có tính điển hình về tình cảm và triết lý nhân sinh. Từ đó tác giả đã xây dựng được hình tượng thơ đẹp, hoành tráng. Ðó là tình yêu của người mẹ đối với sự hình thành tâm hồn và nhân cách con cái. Người mẹ đã trút hết tình yêu và sinh lực của mình cho con thơ. Nhà thơ Lâm thị Mỹ Dạ có nhiều bài thơ viết về chiến tranh, tình yêu rất nổi tiếng như Khoảng trời hố bom, Gặt đêm, Ðường ở Thủ đô, Không đề, Anh đừng khen em... Chị cũng có nhiều bài thơ hay về tình mẫu tử. Nhà thơ tâm sự rằng, tình Mẹ Con chính là cõi nương tựa lớn nhất của đời mình từ khi sinh ra đến tuổi trưởng thành. Có lẽ vì thế mà nhà thơ dồn hết tất cả những cảm xúc sâu sắc, tinh tế nhất dành cho con gái.    

       Bài thơ Trắng Trong là một bài thơ hay, cô đọng mà lan toả, ám ảnh người đọc. Bài thơ luôn mới nhờ hình tượng thơ điển hình, chi tiết chọn lọc và tư tưởng nhân văn sâu sắc, luôn vang lên trong ta như một lời ru của mẹ ngày nào. Không dừng lại ở mức độ đơn giản là "Lời ru của một người mẹ trẻ" như tên bài hát, bài thơ nói đến một vấn đề nhân sinh lớn hơn. Ðó là điều tâm linh, là cõi thiêng liêng nhất của mỗi đời người: Tình mẫu tử. Vì thế, bài thơ có cái tựa đề rất đẹp, rất hàm chứa và bao quát: Trắng trong. Trắng trong là nguồn cội, là hạnh phúc của mỗi đời người, là ước nguyện tốt đẹp nhất mà người mẹ luôn dành cho con.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
0
0
gb
2 giờ trước
+4đ tặng

“Đố ai đếm được lá rừng

Đố ai đếm được trời cao

Đố ai đếm được vì sao

Đố ai đếm được công lao mẹ già”

Người mẹ chính là người phụ nữ đặc biệt trong cuộc đời của mỗi con người. “Mỗi nhà văn là người cho máu”, không ít “người cho máu” đã viết về chủ đề mẹ, thế nhưng trong bài thơ Trắng trong của Lâm Thị Mỹ Dạ, ta lại bắt gặp một hình ảnh người mẹ hoàn toàn khác. Thông qua bài thơ, người đọc không chỉ ấn tượng trước hình ảnh người mẹ và tình mẫu tử, ở đó còn nổi bật những triết lí sâu sắc về lẽ sống trong cuộc sống.

Đôi làn môi con

Nghiêng về vú mẹ

Như cây lúa nhỏ

Nghiêng về phù sa

Như hương hoa thơm

Nghiêng về ngọn gió

 

Đôi làn môi con

Ngậm bầu vú mẹ

Như búp hoa huệ

Ngậm tia nắng trời

 

Sữa mẹ trắng trong

Con ơi hãy uống

Rồi mai khôn lớn

Con ơi hãy nghĩ

Những điều trắng trong.

Lâm Thị Mỹ Dạ đã từng khẳng định rằng “Thơ phải bắt đầu từ sự chân thật”, những tác phẩm của bà đều lựa chọn những chủ đề gần gũi với cuộc sống của bạn đọc. Cùng viết về đề tài người mẹ nhưng Lâm Thị Mỹ Dạ đã khám phá ra những vẻ đẹp hoàn toàn khác biệt. Tác phẩm là một áng thơ xuất sắc khiến người đọc vô cùng ấn tượng trước những hình ảnh cảm động, tình cảm sâu sắc của mẹ dành cho con.

Đến với khổ thơ đầu tiên:

Đôi làn môi con

Nghiêng về vú mẹ

Như cây lúa nhỏ

Nghiêng về phù sa

Như hương hoa thơm

Nghiêng về ngọn gió

Tác giả đang miêu tả một hành động vô cùng thiêng liêng của người mẹ, đó chính là cho con bú. Đôi làn môi của bé con nhẹ nhàng ngậm lấy dòng sữa ấm nóng của mẹ. Nhà thơ đã so sánh việc người mẹ cho con bú với các hiện tượng trong tự nhiên, điều đặc biệt chính là những sự kiện ấy đều diễn ra một cách tự nhiên như một quy luật. Không có gì lạ khi những cây lúa nhỏ nghiêng mình về nơi có nhiều phù sa để phát triển tươi tốt, hay những bông hoa ngát hương thơm nghiêng về ngọn gió để cảm nhận được những hương vị mát mẻ, đặc biệt. Những hình ảnh được tác giả chắt lọc một cách tinh tế, giàu sức gợi hình, gợi cảm, dù không nhiều lời bộc bạch trực tiếp nhưng người đọc vô cùng ấn tượng và cảm nhận rõ tình cảm quý báu của người mẹ dành cho con.

Đôi làn môi con

Ngậm bầu vú mẹ

Như búp hoa huệ

Ngậm tia nắng trời

 

Sữa mẹ trắng trong

Con ơi hãy uống

Rồi mai khôn lớn

Con ơi hãy nghĩ

Những điều trắng trong.

Bài thơ hiện lên như một lời ru ngọt ngào mà mẹ dành cho con, mẹ dành những câu nói yêu thương ngọt ngào và nồng đậm tình yêu thương. Đến với khổ thơ thứ hai thì những nhận thức của người con. Những dòng sữa của mẹ giờ được ví như “búp hoa huệ, tia nắng trời”, những điều này gợi nên những cảm xúc vô cùng đáng quý. Những câu thơ cuối cùng như những thông điệp quý giá, triết lí sâu sắc và lời căn dặn của mẹ dành cho con “Hãy nghĩ những điều trắng trong”, những giá trị tốt đẹp sẽ còn mãi. Người mẹ dặn con hãy uống dòng sữa của mẹ, luôn cố gắng trở thành người lương thiện, nghĩ đến những điều trắng trong và thiện lương, biết sống tốt đẹp và nhân ái, tốt bụng.

Bài thơ Trắng trong của Lâm Thị Mỹ Dạ đã khắc họa thành công tình cảm mẫu tử đồng thời là những triết lí sâu sắc mà tác giả muốn truyền đạt đến bạn đọc trong cuộc sống. Tác phẩm sẽ sống mãi trong trái tim bạn đọc mặc kệ thời gian có qua đi.

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm
Trắc nghiệm Ngữ văn Lớp 7 mới nhất

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Gia sư Lazi Gia sư