Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Đọc văn bản sau, lựa chọn đáp án đúng nhất:

ĐỀ SỐ 4

Đọc văn bản sau:  

 Tuổi trẻ Việt Nam, qua ngàn năm dựng nước và giữ nước vẫn luôn giữ vai trò quan trọng: vẫn luôn nồng cháy một tình yêu với quê hương, đất nước.

(1) Lịch sử đã chứng minh, ở độ tuổi 16, trước hiểm họa ngoại xâm, uất ức vì không đủ tuổi để được cầm quân diệt giặc, Trần Quốc Toản đã bóp nát quả cam trong tay, thêu cờ 6 chữ vàng “Phá cường địch, báo Hoàng ân”, triệu tập hàng ngàn gia nhân, quân lính tiến hành khởi nghĩa.[…]

(2) Trong giai đoạn đấu tranh chống Pháp và chống Mỹ đã có biết bao người con ưu tú của đất nước, của dân tộc đã hi sinh bản thân mình vì sự tồn vong của dân tộc. Chủ tịch Hồ Chí Minh suốt đời hi sinh vì dân vì nước; chị Võ Thị Sáu, anh Lý Tự Trọng, anh Nguyễn Văn Trỗi hi sinh khi tuổi đời còn đang rất trẻ. Anh La Văn Cầu chặt đứt cánh tay mình để vượt qua hàng rào kẽm gai tiếp cận đồn địch cùng quả bộc phá, anh Phan Đình Giót đã lấy thân mình lấp lỗ châu mai, anh Tô Vĩnh Diện dũng cảm lấy thân mình chèn pháo, 10 nữ anh hùng thanh niên xung phong hy sinh tại Ngã ba Đồng Lộc khi tuổi đời vừa mười tám, đôi mươi,… Những tấm gương liệt sĩ ấy là biểu hiện cao nhất của lòng dũng cảm và lòng yêu nước cao đẹp. Sử vàng của dân tộc đã ghi danh! Nhân dân khắc ghi trong tim sự ngưỡng mộ, cảm phục và một tình yêu mãi mãi với các anh, các chị.

(3) Trong thời bình, lòng yêu nước của tuổi trẻ được thể hiện bằng nhiều hình thức đa dạng, sáng tạo, ở nhiều góc độ […]  Điển hình như, chiến tranh bảo vệ biên giới năm 1979 xảy ra khi đã thống nhất đất nước, quân ta đã chiến đấu kiên cường trước một đội quân đông hơn nhiều lần, trên một phòng tuyến biên giới dài gần 600km và đã đánh bật được quân Trung Quốc. […], năm 2014, khi Trung Quốc hạ đặt trái phép giàn khoan Hải Dương 981 trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa Việt Nam, …tuổi trẻ đã dâng trào làn sóng yêu nước, quyết tâm bảo vệ toàn vẹn chủ quyền lãnh thổ của Tổ quốc, cùng với sự phản đối gay gắt của cộng đồng thế giới đã buộc Trung Quốc phải rút giàn khoan về.

   (Trích, Nghĩ về lòng yêu nước của tuổi trẻ, Trần Bảo Ngọc - Tỉnh đoàn Hà Tĩnh

https://hatinh.dcs.vn/van-hoa-xa-hoi/news/nghi-ve-long-yeu-nuoc-cua-tuoi-tre.html

29/04/2022

Lựa chọn đáp án đúng nhất:

Câu 1. Vấn đề được đưa ra bàn luận trong văn bản là:

 A. Tình yêu nước của tuổi trẻ.

 B. Tình yêu nước của con người Việt Nam.

 C. Tình yêu nước của tuổi trẻ trong chiến tranh.

 D. Cả A,B,C.

Câu 2. Câu văn nào mang luận đề của văn bản?

A. Trong giai đoạn đấu tranh chống Pháp và chống Mỹ đã có biết bao người con ưu tú của đất nước.

B. Tuổi trẻ Việt Nam, qua ngàn năm dựng nước và giữ nước vẫn luôn giữ vai trò quan trọng: vẫn luôn nồng cháy một tình yêu với quê hương, đất nước.

C. Nhân dân khắc ghi trong tim sự ngưỡng mộ, cảm phục và một tình yêu mãi mãi với các anh, các chị.

D. Trong thời bình, lòng yêu nước của tuổi trẻ được thể hiện bằng nhiều hình thức đa dạng, sáng tạo, ở nhiều góc độ.

Câu 3. Lòng yêu nước của tuổi trẻ được chứng minh theo:

 A. Theo trình tự không gian.

 B. Theo trình tự thời gian trong lịch sử.

 C. Kết hợp cả trình tự thời gian và không gian.

 D. Không theo trình tự nào.

Câu 4. Chi tiết nào không phải dùng để nói về lòng yêu nước của Trần Quốc Toản?

 A. Bóp nát quả cam.

 B. Thêu lá cờ 6 chữ vàng phá cường địch báo Hoàng ân.

 C. Triệu tập hàng ngàn gia nhân, quân lính tiến hành khởi nghĩa.

 D. Về quê chăm mẹ để báo hiếu

Câu 5. Tác giả đưa ra bằng chứng nào để chứng minh lòng yêu nước của tuổi trẻ trong  giai đoạn đấu tranh chống Pháp và chống Mỹ 

A. Chủ tịch Hồ Chí Minh suốt đời hi sinh vì dân vì nước; chị Võ Thị Sáu, anh Lý Tự Trọng, anh Nguyễn Văn Trỗi hi sinh khi tuổi đời còn đang rất trẻ.

B. Trần Quốc Toản đã bóp nát quả cam trong tay, thêu cờ 6 chữ vàng “Phá cường địch, báo Hoàng ân”, triệu tập hàng ngàn gia nhân, quân lính tiến hành khởi nghĩa. 

C. Chiến tranh bảo vệ biên giới năm 1979 xảy ra khi đã thống nhất đất nước, quân ta đã chiến đấu kiên cường

D. Năm 2014, khi Trung Quốc hạ đặt trái phép giàn khoan Hải Dương 981 trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa Việt Nam,…tuổi trẻ đã dâng trào làn sóng yêu nước, quyết tâm bảo vệ toàn vẹn chủ quyền lãnh thổ của Tổ quốc.

Câu 6. Tác giả đã bộc lộ thái độ, tình cảm gì đối với tuổi trẻ qua văn bản trên?

A. Ca ngợi tình yêu đất nước của tuổi trẻ.

B. Niềm tin mãnh liệt vào tình yêu đất nước của tuổi trẻ.

C. Ca ngợi, tự hào, khẳng định niềm tin mãnh liệt vào tình yêu đất nước của tuổi trẻ trong mọi thời điểm.

D. Kín đáo bộc lộ tình yêu đất nước

Câu 7. Văn bản đã cho em nhận ra được giá trị gì của tuổi trẻ đối với đất nước?

A. Khao khát được lao động sáng tạo làm giàu cho đất nước.

B. Tình yêu nồng cháy dành cho quê hương, đất nước; sẵn sàng xả thân, hi sinh cho dân tộc.

C. Có lý tưởng sống cao đẹp.

D. Tự hào, hãnh diện về sự trường tồn của đất nước.

Câu 8. Em hãy nhận xét hệ thống bằng chứng mà tác giả đưa ra trong bài để chứng minh cho lòng yêu nước của tuổi trẻ?

A. Bằng chứng cụ thể và toàn diện.

B. Bằng chứng đa dạng, cụ thể, đáng tin cậy.

C. Bằng chứng cụ thể chân thực tiêu biểu được sắp xếp theo trình tự thời gian rất thuyết phục.

D. Bằng chứng dễ hiểu, chân thực.

* Trả lời câu hỏi/ Thực hiện yêu cầu:

Câu 9. Trong những anh hùng được nói đến ở trên, em hãy giới thiệu nhanh về một nhân vật anh hùng mà em có nhiều hiểu biết rõ ràng nhất.

Câu 10. Em hãy viết một đoạn văn nêu quan điểm của em về những câu thơ sau:

Nếu là con chim chiếc lá.

Thì con chim phải hót chiếc lá phải xanh.

Lẽ nào vay mà không trả.

Sống là cho đâu chỉ nhận riêng mình.

2 Xem trả lời
Hỏi chi tiết
215
Tham khảo câu trả lời từ Trợ lý ảo Lazi
Dưới đây là lời giải cho các câu hỏi từ văn bản:

**Câu 1**: **A. Tình yêu nước của tuổi trẻ.**

**Câu 2**: **B. Tuổi trẻ Việt Nam, qua ngàn năm dựng nước và giữ nước vẫn luôn giữ vai trò quan trọng: vẫn luôn nồng cháy một tình yêu với quê hương, đất nước.**

**Câu 3**: **B. Theo trình tự thời gian trong lịch sử.**

**Câu 4**: **D. Về quê chăm mẹ để báo hiếu.**

**Câu 5**: **A. Chủ tịch Hồ Chí Minh suốt đời hi sinh vì dân vì nước; chị Võ Thị Sáu, anh Lý Tự Trọng, anh Nguyễn Văn Trỗi hi sinh khi tuổi đời còn đang rất trẻ.**

**Câu 6**: **C. Ca ngợi, tự hào, khẳng định niềm tin mãnh liệt vào tình yêu đất nước của tuổi trẻ trong mọi thời điểm.**

**Câu 7**: **B. Tình yêu nồng cháy dành cho quê hương, đất nước; sẵn sàng xả thân, hi sinh cho dân tộc.**

**Câu 8**: **C. Bằng chứng cụ thể chân thực tiêu biểu được sắp xếp theo trình tự thời gian rất thuyết phục.**

**Câu 9**: Bạn có thể chọn một nhân vật anh hùng như Võ Thị Sáu, Lý Tự Trọng hoặc Trần Quốc Toản. Ví dụ: *"Võ Thị Sáu là một trong những nữ anh hùng trong kháng chiến chống Pháp. Bà hy sinh khi mới 19 tuổi, nhưng đã để lại dấu ấn mạnh mẽ với lòng yêu nước và tinh thần kiên cường, dũng cảm. Hình ảnh của Võ Thị Sáu mãi mãi sống trong lòng người dân Việt Nam như một biểu tượng cho sức mạnh của tuổi trẻ và tinh thần yêu nước."*

**Câu 10**: Bạn có thể viết một đoạn nêu quan điểm cá nhân về những câu thơ, ví dụ: *"Những câu thơ này khẳng định rằng cuộc sống không chỉ là nhận mà còn là cho đi. Điều này thể hiện một lối sống cao đẹp, nơi mỗi người đều có trách nhiệm với cộng đồng và xã hội. Sống mà chỉ biết nhận ích lợi cho riêng mình thì không đáng sống, mà chúng ta cần có lòng yêu thương, chia sẻ với những người xung quanh."*

Nếu bạn cần thêm thông tin hoặc giải thích về bất kỳ câu hỏi nào, hãy cho tôi biết!
0
0
ngân trần
25/11/2024 21:55:29
+5đ tặng
  1. Câu 1: A. Tình yêu nước của tuổi trẻ.

    • Vấn đề bàn luận xoay quanh tình yêu nước của tuổi trẻ Việt Nam qua các thời kỳ lịch sử.
  2. Câu 2: B. "Tuổi trẻ Việt Nam, qua ngàn năm dựng nước và giữ nước vẫn luôn giữ vai trò quan trọng: vẫn luôn nồng cháy một tình yêu với quê hương, đất nước."

    • Đây là câu văn mang luận đề của văn bản, thể hiện ý chính bao trùm.
  3. Câu 3: B. Theo trình tự thời gian trong lịch sử.

    • Văn bản trình bày lòng yêu nước của tuổi trẻ từ thời Trần Quốc Toản, kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ, đến thời bình.
  4. Câu 4: D. Về quê chăm mẹ để báo hiếu.

    • Chi tiết này không liên quan đến lòng yêu nước của Trần Quốc Toản.
  5. Câu 5: A. Chủ tịch Hồ Chí Minh suốt đời hi sinh vì dân vì nước; chị Võ Thị Sáu, anh Lý Tự Trọng, anh Nguyễn Văn Trỗi hi sinh khi tuổi đời còn đang rất trẻ.

    • Đây là các bằng chứng cụ thể chứng minh lòng yêu nước trong giai đoạn đấu tranh chống Pháp và Mỹ.
  6. Câu 6: C. Ca ngợi, tự hào, khẳng định niềm tin mãnh liệt vào tình yêu đất nước của tuổi trẻ trong mọi thời điểm.

    • Thái độ của tác giả thể hiện rõ qua giọng văn ngợi ca và khẳng định.
  7. Câu 7: B. Tình yêu nồng cháy dành cho quê hương, đất nước; sẵn sàng xả thân, hi sinh cho dân tộc.

    • Văn bản nhấn mạnh giá trị này của tuổi trẻ đối với đất nước.
  8. Câu 8: C. Bằng chứng cụ thể, chân thực, tiêu biểu được sắp xếp theo trình tự thời gian rất thuyết phục.

    • Các dẫn chứng trong bài được sắp xếp hợp lý, có tính thuyết phục cao.

Tự luận:

Câu 9:
Giới thiệu về chị Võ Thị Sáu:
Chị Võ Thị Sáu là nữ anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân, sinh năm 1933 tại huyện Đất Đỏ, tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu. Từ nhỏ, chị đã tham gia cách mạng, hoạt động chống thực dân Pháp. Năm 1948, chị bị bắt khi đang thực hiện nhiệm vụ ném lựu đạn vào địch và bị xử bắn khi mới 18 tuổi. Dù đối mặt với cái chết, chị vẫn giữ tinh thần bất khuất, kiên cường, trở thành biểu tượng của lòng yêu nước và tinh thần hy sinh vì dân tộc.

Câu 10:
Đoạn văn nêu quan điểm về câu thơ:
"Nếu là con chim chiếc lá,
Thì con chim phải hót, chiếc lá phải xanh.
Lẽ nào vay mà không trả,
Sống là cho đâu chỉ nhận riêng mình."

Câu thơ trên nhắn nhủ về trách nhiệm và ý nghĩa sống cao đẹp của con người. Mỗi cá nhân, giống như con chim hay chiếc lá, cần đóng góp vào cuộc sống chung, làm đẹp cho đời. Tinh thần “sống là cho đâu chỉ nhận riêng mình” dạy ta phải biết cống hiến, hy sinh, và hành động vì lợi ích tập thể. Đây là bài học sâu sắc về đạo đức, nhắc nhở ta không chỉ sống để nhận mà còn để trả ơn cuộc đời, từ đó xây dựng giá trị sống cao đẹp và bền vững.







 

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
1
0
Amelinda
25/11/2024 22:51:41
+4đ tặng
Câu 1: A. Tình yêu nước của tuổi trẻ.
  • Văn bản tập trung vào việc làm rõ và chứng minh tình cảm yêu nước của thế hệ trẻ Việt Nam qua các thời kỳ lịch sử.
Câu 2: B. Tuổi trẻ Việt Nam, qua ngàn năm dựng nước và giữ nước vẫn luôn giữ vai trò quan trọng: vẫn luôn nồng cháy một tình yêu với quê hương, đất nước.
  • Đây là câu nêu rõ nhất luận điểm chính của bài viết, khẳng định tình yêu nước luôn cháy bỏng trong lòng tuổi trẻ Việt Nam.
Câu 3: B. Theo trình tự thời gian trong lịch sử.
  • Tác giả trình bày bằng chứng về lòng yêu nước của tuổi trẻ theo một dòng chảy thời gian, từ quá khứ (Trần Quốc Toản) đến hiện tại (chiến tranh biên giới, bảo vệ biển đảo).
Câu 4: D. Về quê chăm mẹ để báo hiếu.
  • Đây là hành động thể hiện lòng hiếu thảo chứ không phải lòng yêu nước trực tiếp.
Câu 5: A. Chủ tịch Hồ Chí Minh suốt đời hi sinh vì dân vì nước; chị Võ Thị Sáu, anh Lý Tự Trọng, anh Nguyễn Văn Trỗi hi sinh khi tuổi đời còn đang rất trẻ.
  • Đoạn văn này liệt kê những tấm gương tiêu biểu của tuổi trẻ trong kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ, thể hiện sự hy sinh cao cả vì Tổ quốc.
Câu 6: C. Ca ngợi, tự hào, khẳng định niềm tin mãnh liệt vào tình yêu đất nước của tuổi trẻ trong mọi thời điểm.
  • Toàn bộ bài viết thể hiện sự ngưỡng mộ, tự hào và niềm tin vào tình yêu nước bất diệt của tuổi trẻ Việt Nam.
Câu 7: B. Tình yêu nồng cháy dành cho quê hương, đất nước; sẵn sàng xả thân, hi sinh cho dân tộc.
  • Qua các dẫn chứng, tác giả nhấn mạnh tinh thần sẵn sàng hy sinh vì Tổ quốc của tuổi trẻ.
Câu 8: C. Bằng chứng cụ thể chân thực tiêu biểu được sắp xếp theo trình tự thời gian rất thuyết phục.
  • Tác giả sử dụng những sự kiện lịch sử cụ thể, tiêu biểu và sắp xếp chúng theo trình tự thời gian, tạo nên một hệ thống bằng chứng chặt chẽ và thuyết phục.
Câu 9: (Bạn tự chọn một nhân vật và trình bày)
  • Ví dụ: Nếu bạn chọn nhân vật Lý Tự Trọng, bạn có thể viết: "Lý Tự Trọng là một trong những tấm gương sáng ngời về lòng yêu nước của tuổi trẻ Việt Nam. Dù tuổi đời còn rất trẻ, nhưng anh đã không ngần ngại xả thân vào nhiệm vụ nguy hiểm, trở thành một chiến sĩ cộng sản kiên cường, một điệp viên tài ba. Sự hy sinh của anh đã trở thành biểu tượng cho thế hệ trẻ Việt Nam trong cuộc kháng chiến chống Pháp."
Câu 10:

Đoạn thơ của Tố Hữu đã khái quát một chân lý giản dị mà sâu sắc về cuộc sống: mỗi người đều có trách nhiệm đóng góp cho cộng đồng, xã hội. Câu thơ "Nếu là con chim, chiếc lá/ Thì con chim phải hót, chiếc lá phải xanh" như một lời nhắc nhở chúng ta rằng, mỗi cá nhân đều có một vai trò, một sứ mệnh riêng. Cũng như con chim phải hót để làm đẹp cho thiên nhiên, chiếc lá phải xanh để nuôi dưỡng sự sống, mỗi người chúng ta cũng cần phải sống có ích, cống hiến hết mình cho xã hội. Lời thơ "Lẽ nào vay mà không trả/ Sống là cho đâu chỉ nhận riêng mình" đã khẳng định một lẽ sống cao đẹp: chúng ta được sinh ra và lớn lên nhờ sự nuôi dưỡng của gia đình, xã hội, vì vậy chúng ta có trách nhiệm phải đóng góp, trả lại những gì mình đã nhận. Đó chính là tinh thần tương thân tương ái, là đạo lý sống của con người.

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
Gửi câu hỏi
×