Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Em hãy viết một đoạn văn nghị luận về một việc tử tế trong cuộc sống đã để lại trong em ấn tượng

2 Xem trả lời
Hỏi chi tiết
634
1
0
Nguyễn Diệu Hoài
15/05/2019 20:29:18
Cuộc sống hiện đại, chạy theo đồng tiền dễ khiến con người sẵng sàng đánh đổi tất cả kể cả nhân phẩm của mình. Đó cũng chính là lý do làm cho cuộc sống hiện nay còn hơi ít những con người tử tế.
Bàn về lối sống tử tế, vậy như thế nào là người tử tế: có rất nhiều cách để khái niệm người tử tế, nhưng đối với bản thân tôi, tôi hiểu người tử tế là người thật thà, ngay thẳng, không gian dối, làm việc bằng chính sức lao động của mình, không trộm cắp,..vv.. Tóm lại người tử tế là người từ phong cách đi đứng đến lời ăn tiếng nói và lối sống đều ngay thẳng, trước sau như một.
Tại sao chúng ta cần nhiều hơn cho xã hội những con người tử tế? Bởi lẽ một xã hội mà nhiều người tử tế thì xã hội đó sẽ văn minh hơn, đất nước mà có nhiều người tử tế thì đất nước đó sẽ là một đất nước mạnh về mọi mặt từ kinh tế đến chính trị.
Làm người tử tế được lợi gì? Một câu hỏi thường trực trong mỗi chúng ta, bản thân con người luôn phân thành hai nhánh, một thiện, một ác, vậy nếu chúng ta không sống cho tử tế để phần thiện che lấp phần ác thì chúng ta nhanh chống dễ bị tha hoá và trở nên xấu xa, sống tử tế luôn được mọi người kính trọng, yêu quý và tin tưởng, làm việc gì cũng đến nơi đến chốn, cuộc sống luôn ngập tràn hạnh phúc hơn.
Sống cho tử tế là chúng ta đã sống có ích, tạo ra được giá trị cho xã hội và đúng với hai chữ “con người”. Xã hội hiện nay bên cạnh số ít những con người tử tế thì còn lại số đông là những con người vô cảm, vô văn hoá thậm chí cả xấu xa. Sống chỉ chạy theo lợi ích vật chất cho bản thân và chúng ta lại đặt ra một câu hỏi là nguyên nhân từ đâu. Chúng ta có thể dẫn ra một số nguyên nhân như: do ảnh hưởng của cuộc sống hiện đại và đặc biệt sự chi phối của đồng tiền quá lớn. Do sự giáo dục của nhà trường mà nên, đa số những người này là những người ít học, lười lao động. Sự thiếu quan tâm của các bậc cha me đến con em, các bậc phụ huynh quá nuông chiều con mình, vô hình dung đã tạo ra sự buông lõng và dễ dẫn các em đến con đường ăn chơi sa đoạ. Do chính bản thân họ là những người không muốn vươn lên, sống mà chỉ biết phụ thuộc, thích dựa dẫm vào người khác, sống ích kĩ, tìm mọi cách để gian dối mỗi khi gặp khó khăn và đó chính là văn hoá đỗ lỗi.
Từ những nguyên nhân đó ta có thể đưa ra một số biện pháp sau: Giáo dục nhà trường cần có biện pháp tích cực trong sự nghiệp trồng người. Các bậc phụ huynh cần quan tâm hơn nữa đến con em mình, tránh chiều chuộng quá mức. Bản thân mỗi người phải nhận ra tầm quan trọng của việc sống tử tế, luôn đề phòng và tránh xa các tệ nạn xã hội.
Tóm lại thì mỗi chúng ta hãy sống tử tế, sống tử tế có nghĩa là bạn đã tạo ra được giá trị cho xã hội, ông cha ta xưa có câu “tiên học lễ hậu học văn”, ngụ ý muốn răn dạy con cháu cần chú trọng trong việc rèn luyện đạo đức nhân cách, lễ là nhân cách, văn là nhận thức hiểu biết, vậy muốn nhận thức đầy đủ và hiểu biết nhiều người ta phải xây dựng nhân cách và bản chất thật tốt. Hãy sống tốt đời đẹp đạo, hãy sống cho tử tế và thật dễ thương vì cuộc đời vốn dễ gét.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
0
0
Quỳnh Anh Đỗ
16/05/2019 07:15:32
Cái tên Đào Thị Xuân ở ấp 3, xã Tiến Thành có thể đã rất quen thuộc với nhiều người, bởi chị luôn gắn với những việc làm từ thiện, nhân ái. Từ năm 2006 đến nay, chị đã trực tiếp thu nhận, cưu mang, chăm sóc, đưa đi chữa bệnh tại bệnh viện tâm thần và trung tâm bảo trợ xã hội 24 người bị bệnh tâm thần, lang thang, không nơi nương tựa tại Đồng Xoài. Bắt đầu từ năm 2006, dù gia đình chẳng khá giả, nhưng chị đã bớt một phần chi tiêu để hỗ trợ 2 gia đình đặc biệt khó khăn, khánh kiệt vì bệnh tật trong ấp, mỗi tháng 10kg gạo/hộ. 2 phụ nữ của 2 gia đình đã bật khóc vì xúc động trong ngày đầu tiên nhận gạo. Với hoàn cảnh của họ lúc đó, 10kg gạo là quá lớn và vô cùng cần thiết. Từ đó, chị quyết tâm duy trì hỗ trợ gạo đều đặn hàng tháng và còn đưa ra ngày cụ thể trong tháng để nhớ và có trách nhiệm hơn, đồng thời vận động các nhà hảo tâm, doanh nghiệp, mạnh thường quân khác thành lập nhóm “Hạt gạo ấm lòng” để giúp đỡ nhiều hoàn cảnh khó khăn khác. Chị Xuân nói: “Sở dĩ mình đặt tên nhóm là Hạt gạo ấm lòng vì mỗi suất gạo có ý nghĩa rất thiết thực. Nó làm “ấm lòng” cả người được nhận gạo và người giúp đỡ”. Đến nay, nhóm “Hạt gạo ấm lòng” do chị sáng lập đã có nhiều thành viên tham gia đóng góp, ủng hộ thường xuyên, số gạo hàng tháng lên đến 540kg, giúp 54 hộ. Hiện chị Xuân còn vận động các nhà hảo tâm, nhóm từ thiện mở thêm điểm cấp gạo của nhóm tại các huyện, thị xã Bình Long, Hớn Quản và Bù Gia Mập với mong muốn giúp đỡ được nhiều người nghèo, các gia đình có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn khác.

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Đấu trường tri thức | Lazi Quiz Challenge +500k
Gửi câu hỏi
×