Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Xác định biện pháp tu từ trong đoạn: Nếu chỉ thấy quân nó kéo đến như lửa, như gió thì thế dễ chế ngự. Nếu nó tiến chậm như các tằm ăn, không cầu thắng chóng, thì phải chọn dùng tướng giỏi, xem xét quyền biến, như đánh cờ vậy, tùy thời tạo thế, có được đội quân một lòng như cha con thì mới dùng được. Nêu hiệu quả nghệ thuật của biện pháp tu từ đó?

Xác định biện pháp tu từ trong đoạn: Nếu chỉ thấy quân nó kéo đến như lửa, như gió thì thế dễ chế ngự. Nếu nó tiến chậm như các tằm ăn, không cầu thắng chóng, thì phải chọn dùng tướng giỏi, xem xét quyền biến, như đánh cờ vậy, tùy thời tạo thế, có được đội quân một lòng như cha con thì mới dùng được. Nêu hiệu quả nghệ thuật của biện pháp tu từ đó?

2 trả lời
Hỏi chi tiết
22
0
0
Nguyễn Thị Sen
05/12 23:15:23

Biện pháp tu từ: so sánh:

- quân nó kéo đến như lửa, như gió

- nó tiến chậm như các tằm ăn

- xem xét quyền biến, như đánh cờ vậy

- có được đội quân một lòng như cha con thì mới dùng đượcà Hiệu quả nghệ thuật: hàng loạt so sánh làm cho cách diễn đạt gợi hình ảnh cụ thể, qua đó thấy được tài năng trong cách dùng binh cũng như thấy được tầm nhìn sâu rộng của nhà quân sự Hưng Đạo Vương khi ông đề cao sức mạnh của tinh thần đoàn kết toàn dân sẽ chống giặc thành công.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
1
0
Đặng Hải Đăng
06/12 19:54:44
+4đ tặng

Trong đoạn văn trên, biện pháp tu từ chính được sử dụng là so sánh. Cụ thể, tác giả so sánh quân địch với "lửa", "gió" (sức mạnh nhanh chóng, mạnh mẽ) và với "các tằm ăn" (chậm rãi, kiên nhẫn). Điều này giúp làm nổi bật đặc điểm của quân địch, từ đó đưa ra chiến lược đánh giặc phù hợp.

Hiệu quả nghệ thuật của biện pháp tu từ này là:

  1. Tạo hình ảnh sinh động, làm cho người đọc dễ hình dung về các đặc điểm của quân địch và cách thức chiến đấu.
  2. Nhấn mạnh sự linh hoạt trong chiến lược, cho thấy chiến tranh không chỉ phụ thuộc vào sức mạnh mà còn phải tùy vào từng hoàn cảnh, giống như chơi cờ, phải biết thay đổi và tùy biến chiến thuật.
  3. Khắc họa sự thấu hiểu sâu sắc về quân địch và nghệ thuật chiến tranh của tác giả.

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm
Bài tập liên quan
Bài tập Ngữ văn Lớp 8 mới nhất
Trắc nghiệm Ngữ văn Lớp 8 mới nhất

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Đấu trường tri thức | Lazi Quiz Challenge +500k