Từ phần Đọc – hiểu trên, anh/chị hãy phân tích đoạn thơ sau:
Hôm qua em đi tỉnh về,
Đợi em ở mãi con đê đầu làng.
Khăn nhung, quần lĩnh rộn ràng.
Áo cài khuy bấm, em làm khổ tôi!
Nào đâu cái yếm lụa sồi?
Cái dây lưng đũi nhuộm hồi sang xuân?
Nào đâu cái áo tứ thân?
Cái khăn mỏ quạ, cái quần nái đen?
Nói ra sợ mất lòng em,
Van em! Em hãy giữ nguyên quê mùa.
Như hôm em đi lễ chùa,
Cứ ăn mặc thế cho vừa lòng anh.
(Trích “Chân quê”, Nguyễn Bính, NXB Hội Nhà văn, 1957)
Bằng cách nhấp vào Đăng nhập, bạn đồng ý Chính sách bảo mật và Điều khoản sử dụng của chúng tôi. Nếu đây không phải máy tính của bạn, để đảm bảo an toàn, hãy sử dụng Cửa sổ riêng tư (Tab ẩn danh) để đăng nhập (New Private Window / New Incognito Window).
a. Đảm bảo cấu trúc bài văn nghị luận
Mở bài nêu được vấn đề, Thân bài triển khai được vấn đề, Kết bài khái quát được vấn đề
b. Xác định đúng yêu cầu của đề.
Viết một bài nghị luận phân tích đoạn thơ trong bài thơ “Chân quê” (Nguyễn Bính).
c. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm
HS có thể trình bày bài viết theo nhiều cách trên cơ sở đảm bảo những yêu cầu sau:
* Mở bài: giới thiệu khái quát về tác giả, tác phẩm, vấn đề nghị luận.
* Thân bài:
- Nội dung:
+ Tâm trạng mong đợi, bồn chồn nhớ người yêu của chàng trai trong khung cảnh làng quê. .
+ Hình ảnh chàng trai đứng trước bi kịch, muốn níu giữ vẻ đẹp chân quê ở người yêu đi tỉnh về bị ảnh hưởng của lối sống phương tây xa lạ. Em đi về và những điều “chân quê” trong em đã không còn. Không còn áo yếm lụa sồi, chẳng còn cái dây lưng đũi mà hai người mới nhuộm hồi sang xuân. Cả cái khăn mỏ quả, cả cái quần nái đen… Tất cả những trang phục truyền thống, những vẻ đẹp tiêu biểu của thôn quê đã không còn nữa.
+ Chàng trai đau đớn xót xa không chỉ vì vẻ trong sáng, giản dị của người yêu đang bị mai một mà dự cảm nhận ra một sự đổi thay trong tình cảm của hai người. Đoạn thơ chính là nói về nỗi lòng của chàng trai dành cho cô gái. Chàng trai muốn khẳng định vẻ đẹp thành thị kia không phù hợp với cô gái.
- Giá trị nghệ thuật: Bài thơ “Chân quê” của Nguyễn Bính được viết theo thể thơ lục bát để giọng điệu bài thơ trở nên tâm tình, tha thiết. Ngôn ngữ bài thơ bình dị, gần gũi, mộc mạc, mang đậm chất quê. Sử dụng linh hoạt các biện pháp tu từ.
* Kết bài: Khẳng định giá trị của đoạn thơ và bộc lộ suy nghĩ của người viết.
d. Chính tả, từ ngữ, ngữ pháp
Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp Tiếng Việt.
e. Sáng tạo: Thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận; có cách diễn đạt mới mẻ.
Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi
Vui | Buồn | Bình thường |