Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

[…] Cho gươm mời đến Thúc Lang, Mặt như chàm đổ, mình dường dẽ run(1). Nàng rằng: “Nghĩa trọng nghìn non, Lâm Tri người cũ, chàng còn nhớ không? Sâm, Thương(2) chẳng vẹn chữ tòng, Tại ai, há dám phụ lòng cố nhân? Gấm trăm cuốn, bạc nghìn cân. Tạ lòng dễ xứng, báo ân gọi là. Vợ chàng quỷ quái, tinh ma, Phen này kẻ cắp, bà già gặp nhau! Kiến bò miệng chén chưa lâu, Mưu sâu cũng trả nghĩa sâu cho vừa.” […] Thoạt trông, nàng đã chào thưa: “Tiểu thư cũng có bây giờ đến đây! Đàn bà dễ có mấy tay, Đời ...

[…]

Cho gươm mời đến Thúc Lang,

Mặt như chàm đổ, mình dường dẽ run(1).

Nàng rằng: “Nghĩa trọng nghìn non,

Lâm Tri người cũ, chàng còn nhớ không?

Sâm, Thương(2) chẳng vẹn chữ tòng,

Tại ai, há dám phụ lòng cố nhân?

Gấm trăm cuốn, bạc nghìn cân.

Tạ lòng dễ xứng, báo ân gọi là.

Vợ chàng quỷ quái, tinh ma,

Phen này kẻ cắp, bà già gặp nhau!

Kiến bò miệng chén chưa lâu,

Mưu sâu cũng trả nghĩa sâu cho vừa.”

[…]

Thoạt trông, nàng đã chào thưa:

“Tiểu thư cũng có bây giờ đến đây!

Đàn bà dễ có mấy tay,

Đời xưa mấy mặt, đời này mấy gan!

Dễ dàng là thói hồng nhan,

Càng cay nghiệt lắm, càng oan trái nhiều!

Hoạn Thư hồn lạc, phách xiêu,

Khấu đầu dưới trướng liệu điều kêu ca.

Rằng: “Tôi chút dạ đàn bà,

Ghen tuông thì cũng người ta thường tình.

Nghĩ cho khi các(3) viết kinh,

Với khi khỏi cửa, dứt tình chẳng theo.

Lòng riêng, riêng cũng kính yêu,

Chồng chung chưa dễ ai chiều cho ai!

Trót lòng gây việc chông gai,

Còn nhờ lượng bể thương bài nào chăng!”.

Khen cho: “Thật đã nên rằng,

Khôn ngoan đến mực, nói năng phải lời.

Tha ra thì cũng may đời,

Làm ra thì cũng ra người nhỏ nhen.

Đã lòng tri quá(4) thời nên”.

Truyền quân lệnh xuống trướng tiền tha ngay…

(Trích Truyện Kiều, Nguyễn Du, NXB Văn học, 2018)

Vị trí đoạn trích: Đoạn trích nằm ở cuối phần thứ hai (Gia biến và lưu lạc). Sau khi chịu bao đau khổ, tủi nhục, đọa đày, Thúy Kiều được Từ Hải cứu thoát khỏi lầu xanh và giúp nàng đền ơn trả oán. Đây là đoạn trích tả cảnh Thúy Kiều báo ân báo oán.

(1) Dẽ run: người run lên như chim dẽ (có khi viết là giẽ hoặc rẽ), vì chim dẽ có cái đuôi luôn phay phảy như run.

(2) Sâm, Thương: sao Sâm và sao Thương, sao này mọc thì sao kia lặn, vì vậy thường dùng để so sánh với tình cảnh chia cách không bao giờ có thể gặp mặt.

(3) Gác Quan Âm ở nhà Hoạn Thư, nơi Hoạn Thư để cho Kiều ra đó viết kinh.

(4) Tri quá: biết lỗi.

Xác định phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong đoạn trích trên.

1 trả lời
Hỏi chi tiết
3
0
0

Phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong đoạn trích là: biểu cảm.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm
Bài tập liên quan
Bài tập Ngữ văn Lớp 11 mới nhất
Trắc nghiệm Ngữ văn Lớp 11 mới nhất

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Đấu trường tri thức | Lazi Quiz Challenge +500k