Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Viết đoạn văn chia sẽ cảm xúc về bài thơ Về Quảng Trị của Hồng Giang

viết đoạn văn chia sẽ cảm xúc về bài thơ Về Quảng Trị của Hồng Giang
2 Xem trả lời
Hỏi chi tiết
13
Tham khảo câu trả lời từ Trợ lý ảo Lazi
Bài thơ "Về Quảng Trị" của Hồng Giang mang đến cho người đọc những cảm xúc sâu lắng và mãnh liệt từ tình yêu quê hương, đất nước. Qua từng câu chữ, tác giả khéo léo gợi nhớ về những kỷ niệm, hình ảnh thân thuộc của quê nhà, từ những cánh đồng xanh bát ngát đến dòng sông uốn lượn. Hình ảnh của Quảng Trị không chỉ hiện lên với vẻ đẹp mộc mạc, mà còn chứa đựng những vết thương của lịch sử, là nỗi đau từ những năm tháng chiến tranh. Sự kết hợp giữa nỗi nhớ quê hương và lòng tự hào về một vùng đất đã chịu đựng biết bao thử thách khiến tôi cảm nhận được chiều sâu của tâm hồn tác giả. Những vần thơ như một nhịp cầu kết nối giữa quá khứ và hiện tại, giữa nỗi đau và hy vọng, khiến tôi không khỏi rung động và suy tư về ý nghĩa của quê hương trong cuộc đời mỗi người. Bài thơ thực sự là một bản nhạc ngọt ngào mà đau thương, làm sống dậy trong tôi tình yêu mãnh liệt đối với quê hương Việt Nam.
0
0
bảo hân
3 giờ trước
+5đ tặng

Bài thơ "Về Quảng Trị" của Hồng Giang mang đến cho người đọc những cảm xúc sâu lắng và đầy ấn tượng. Qua từng câu chữ, tác giả đã khắc họa vẻ đẹp của mảnh đất Quảng Trị, nơi có những đau thương chiến tranh nhưng cũng đầy hy sinh và niềm tự hào. Đặc biệt, hình ảnh những chiến sĩ, những con người đã hy sinh vì độc lập tự do của Tổ quốc khiến tôi cảm động và khâm phục. Bài thơ không chỉ là một lời tri ân đối với những người đã khuất mà còn là một lời nhắc nhở về trách nhiệm của thế hệ hôm nay đối với quá khứ, giữ gìn và phát huy giá trị của hòa bình. Tôi cảm thấy tự hào và biết ơn khi đọc bài thơ, và lòng yêu nước, niềm tự hào dân tộc trong tôi lại được thắp lên mãnh liệt hơn bao giờ hết.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
1
0
Little Wolf
3 giờ trước
+4đ tặng

Bữa ấy con về Quảng Trị không mưa

Nắng Trường Sơn dư thừa trên bia mộ

Bao nhiêu người có cùng chung ngày giỗ

Thắp nén hương trầm thành cổ rêu phong

Bữa ấy con về Thạch Hãn nước trong

Mái chèo khua khe khẽ dòng sông mẹ

Thật nhẹ nhàng thôi êm đềm em nhé

Dưới sâu kia lặng lẽ chốn anh nằm

Bữa ấy con về xin được đến thăm

Cây Bồ Đề thiêng bên đài tưởng niệm

Phật đã sinh ra trên vùng đất hiếm

Chỉ lối dẫn đường tìm kiếm người thân

Bữa ấy con về xin được dùng chân

Đồi Bến Tắt bao mộ phần để trống

Một dải Trường Sơn đèo cao gió lộng

Bao con người mãi sống tuổi hai mươi

Con xin về dẫu chỉ một lần thôi

Nén hương thơm.....

Dâng lên người.....

Tổ quốc!

GỢI Ý DÀN BÀI

1. Mở đoạn:

- Dẫn dắt, giới thiệu khái quát tác giả, tác phẩm; nêu ấn tượng chung về bài thơ.

Quảng Trị luôn là nguồn cảm hứng bất tận cho rất nhiều tác phẩm thơ và nhạc của người Việt từ nửa cuối thế kỷ trước cho tới tận ngày hôm nay. Trước xúc cảm trào dâng nghẹn ngào, Hồng Giang đã ngân lên những giai điệu làm xao xuyến lòng người qua thi phẩm “Về Quảng Trị

2. Thân đoạn:

- Chia sẻ cảm nghĩ về nội dung, đề tài bài thơ:

Viết về đề tài chiến tranh, về những anh hùng đã quên mình vì quê hương đất nước lại càng làm cho người đọc rưng rưng xúc động.

- Nêu cảm nhận về hình thức nghệ thuật độc đáo của bài thơ:

+ Nghệ thuật điệp cấu trúc “Bữa ấy con về” như chất chứa thẳm sâu tấm thành kính xen lẫn niềm tự hào của nhân vật trữ tình đối với các anh hùng liệt sĩ

+ Về bên bờ sông Thạch Hãn, lặng nghe những câu chuyện của 81 ngày đêm huyền thoại trên mảnh đất thiêng này, mới thấm thía hơn máu xương các anh hùng liệt sĩ đã ngã xuống cho Tổ quốc để có ngày hòa bình như hôm nay. Lời thơ như nhắc nhở nhẹ nhàng mỗi chúng ta hãy giữ sự yên bình cho các anh yên giấc ngàn thu.

+ Hai câu thơ thốt lên thật nghẹn ngào: “Bữa ấy con về xin được dừng chân Đồi Bến Tắt bao mộ phần để trống” của người “con” khi đứng trước bao phần mộ trống. Bom đạn khốc liệt đã cày nát tất cả, xương thịt các anh đến nay đã hòa vào lòng đất thiêng. Chỉ có tấm gương oanh liệt và những câu chuyện kể về những người chiến sĩ Thành cổ kiêu hùng là sống mãi với thời gian, trong lòng Tổ quốc. Càng thấy thấm thía hơn công ơn của một thế hệ mãi mãi tuổi hai mươi, một thế hệ đã quên mình vì đất nước với những khát khao thật lớn lao.

+ Câu thơ cuối cùng bị ngắt quãng như tiếng nấc nghẹn ngào cùng với lòng xúc động trào dâng: Nén hương thơm... dâng lên người... Tổ quốc!

- Chia sẻ cảm nghĩ về ý nghĩa (giá trị) của bài thơ đối với con người và cuộc sống:

Bài thơ sử dụng thể thơ tám chữ nhẹ nhàng, du dương đã chạm đến trái tim của biết bao người yêu thơ.

3. Kết đoạn: Khẳng định lại cảm xúc của em về bài thơ và rút ra bài học cho bản thân.

Bài làm

Quảng Trị, mảnh đất anh hùng bất khuất và cũng đầy sâu nặng nghĩa tình đã cùng bao mảnh đất quê hương khác băng mình qua hai cuộc kháng chiến trường kỳ của thế kỷ 20. Quảng Trị luôn là nguồn cảm hứng bất tận cho rất nhiều tác phẩm thơ và nhạc trào dâng nghẹn ngào, Hồng Giang đã ngân lên những giai điệu làm sao của người Việt từ nửa cuối thế kỷ trước cho tới tận ngày hôm nay. Trước xúc cảm người qua thi phẩm Về Quảng Trị. Viết về đề tài chiến tranh, về những anh hùng c quên mình vì quê hương đất nước lại càng làm cho người đọc rưng rưng xúc động. Câu thơ như những lời tri ân được thốt lên tự tận đáy lòng của người “con” được may mắn trở về vùng đất Quảng Trị anh hùng. Bằng việc sử dụng biện pháp nghệ thuật điệp cấu trúc “Bữa ấy con về” như chất chứa thẳm sâu tấm lòng thành kính xen lẫn niềm tự hào của nhân vật trữ tình đối với các anh hùng liệt sĩ. “Con” về Quảng Trị vào một ngày mà nắng Trường Sơn dư thừa trên bia mộ. Nghẹn ngào trước những nấm mộ có cùng chung ngày giỗ. Và thắp nén hương trầm tưởng nhớ những anh hùng đã ngã xuống nơi thành cổ rêu phong. Về bên bờ sông Thạch Hãn, lặng nghe những câu chuyện của 81 ngày đêm huyền thoại trên mảnh đất thiêng này, mới thấm thía hơn máu xương các anh hùng liệt sĩ đã ngã xuống cho Tổ quốc để có ngày hòa bình như hôm nay. Lời thơ như nhắc nhở nhẹ nhàng mỗi chúng ta hãy giữ sự yên bình cho các anh yên giấc ngàn thu. Các anh đã vất vả quá rồi, đã chịu đau thương nhiều rồi. Hai câu thơ thốt lên thật nghẹn ngào: “Bữa ấy con về xin được dừng chân/ Đồi Bến Tắt bao mộ phần để trống” của người “con” khi đứng trước bao phần mộ trống. Bom đạn khốc liệt đã cày nát tất cả, xương thịt các anh đến nay đã hòa vào lòng đất thiêng. Chỉ có tấm gương oanh liệt và những câu chuyện kể về những người chiến sĩ Thành cổ kiêu hùng là sống mãi với thời gian, trong lòng Tổ quốc. Càng thấy thấm thía hơn công ơn của một thế hệ mãi mãi tuổi hai mươi, một thế hệ đã quên mình vì đất nước với những khát khao thật lớn lao như những dòng thơ của nhà thơ Thanh Thảo: “Chúng tôi ra đi không tiếc đời mình Nhưng tuổi hai mươi làm sao không tiếc Nhưng ai cũng tiếc tuổi hai mươi thì còn chi Tổ quốc?.” Bởi vậy, hơn ai hết, chính các anh vẫn sống mãi tuổi hai mươi, mãi được tri ân trong lòng dân tộc. Câu thơ cuối cùng bị ngắt quãng như tiếng nấc nghẹn ngào cùng với lòng xúc động trào dâng : Nén hương thơm...dâng lên người...Tổ quốc! Bài thơ sử dụng thể thơ tám chữ nhẹ nhàng, du dương đã chạm đến trái tim của biết bao người yêu thơ. Tuổi trẻ hôm nay, cần trân quý những hy sinh, mất mát mà thế hệ cha ông đã đánh đổi cho nền hòa bình của dân tộc. Hãy sống sao cho xứng đáng với niềm tin và sự kì vọng của thế hệ đi trước

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Đấu trường tri thức | Lazi Quiz Challenge +500k
Gửi câu hỏi
×