Cách 1: Thêm thành phần trạng ngữ
- Bổ sung trạng ngữ cho chủ ngữ:
+ Thêm trực tiếp trạng ngữ vào thành phần chủ ngữ của câu để bổ sung thêm ý nghĩa hoặc cung cấp thêm thông tin về chủ thể muốn nói tới.
+ Ví dụ: Cậu bé sáng nay là bạn thân của Lan.
Trạng ngữ “sáng nay” được bổ sung để bổ trợ cho chủ ngữ “cậu bé”
Bổ sung trạng ngữ cho vị ngữ:
+ Bổ sung trực tiếp trạng ngữ vào thành phần vị ngữ của câu để bổ sung thêm ý nghĩa hoặc cung cấp thêm thông tin về hành động, tính chất muốn nói tới.
+ Ví dụ: Anh ấy lái xe rất cẩn thận
Trạng ngữ “rất cẩn thận” được bổ sung để bổ trợ cho vị ngữ “lái xe”
- Tách trạng ngữ thành câu riêng
+ Trạng ngữ được tách thành một thành phần hay một câu riêng để nhấn mạnh hay thể hiện cảm xúc của người nói về sự việc. Khi đó, trạng ngữ đứng cuối câu sẽ được tách riêng thành một câu riêng.
+ Ví dụ: “Hắn không còn kinh rượu nhưng cố gắng uống cho thật ít. Để cho khỏi tốn tiền” (Nam Cao)
Lúc này trạng ngữ “để khỏi tốn tiền” được tách riêng ra 1 câu với mục đích nhấn mạnh lý do tại sao hắn uống ít rượu.
Cách 2. Sử dụng cụm chủ vị để mở rộng câu
Trong một câu hoàn chỉnh, các thành phần như chủ ngữ, vị ngữ hay các phụ ngữ trong cụm danh từ, cụm động từ, cụm tính từ đều có thể được cấu tạo từ các cụm chủ vị.
- Câu có chủ ngữ là cụm chủ – vị (C-V):
Ví dụ câu có chủ ngữ là 1 cụm C-V là:
+ Những chú bướm đầy màu sắc bay đi bay lại hút nhụy hoa.
Chủ ngữ: Những chú bướm đầy màu sắc là một cụm chủ vị
- Câu có thành phần vị ngữ là cụm C – V:
+ Người phụ nữ ấy làm việc không lúc nào ngơi.
Vị ngữ: làm việc không lúc nào ngơi là một cụm chủ vị
- Câu có thành phần phụ ngữ là cụm C -V: