Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Văn nghị luận xã hội phân tích chữ Hiếu của đạo làm con

4 trả lời
Hỏi chi tiết
331
0
0
Hoàng Hà Chi
28/05/2019 20:20:31
Hiếu thảo là tình cảm tự nhiên và cũng là đạo đức của con người. Người con hiếu thảo luôn biết kính trọng và yêu thương cha mẹ của mình. Cha mẹ nuôi con không bao giờ mong được đền đáp lại công lao ấy. Nhưng nghĩa vụ của mỗi người con là phụng dưỡng khi cha mẹ tuổi già sức yếu. Điều quan trọng nhất là chúng ta phải phấn đấu học tập và rèn luyện để trở thành con ngoan, trò giỏi, trở thành những công dân tốt, đem lại niềm vui, niềm tự hào cho ba mẹ. Trong cuộc sống có rất nhiều tấm gương hiếu thảo đáng được khen ngợi, tiêu biểu là những câu chuyện trong “Nhị thập tứ hiếu”. Bên cạnh đó vẫn có những kẻ bất hiếu, không vâng lời cha mẹ, ngược đãi cha mẹ mình, luôn làm cha mẹ đau lòng. Đó là những người đáng bị phê phán trong xã hội. Tóm lại, bổn phận làm con phải biết giữ tròn chữ hiếu với đấng sinh thành. Ngày nay, không chỉ hiếu thảo với cha mẹ, chữ hiếu còn được mở rộng ý nghĩa như trong lời Bác Hồ dạy: “Trung với nước, hiếu với dân”.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
1
0
❤白猫( shiro neko )❤
28/05/2019 20:20:43
Ngày nay, nhiều bạn trẻ sống bất hiếu với cha mẹ. Thật đau lòng mỗi khi những hình ảnh cha mẹ bị con cái ngược đãi hoặc bị giết chết được các phương tiện truyền thông đưa lên mặt báo. Chẳng hạn như: “Phan Minh Mẫn ở Bình Chánh, thành phố Hồ Chí Minh, đang là sinh viên, ngày 9-11-2009, khi từ trường về nhà Mẫn nhìn thấy ông Phan Thế Tuyên (cha Mẫn) đang say rượu nằm ngủ dưới nền nhà. Mẫn cắm dây điện vào ổ điện rồi chích vào người cha mình gây co giật cho đến khi chết hẳn” Hay “Nguyễn Thế Triều, Tiền Giang, ngày 29/8/2012, trong lúc cãi vã với mẹ. Triều tức giận đã chạy xuống bếp lấy con dao chém mẹ của anh ta khiến nạn nhân tử vong tại chỗ”. Hơn nữa, mới đây, dư luận rất bất bình khi chứng kiến “Vũ Anh Hào khi xây được nhà mới, anh ta đuổi mẹ ra khỏi nhà" Hay “siêu mẫu Ngọc Thúy chửi mắng bố mẹ và đuổi ra khỏi nhà”
Quả thật, nói tới Chữ Hiếu trong xã hội ngày nay, chúng ta không khỏi băn khoăn lo lắng. Nền đạo đức bị suy đồi, con người bị cuốn hút vào chủ nghĩa thực dụng. Họ coi của cải vật chất và tiền bạc là “số một”. Vì thế, vấn đề chăm sóc cha mẹ già trở nên gánh nặng, nói gì đến Chữ Hiếu. Nhiều cha mẹ phàn nàn: “Nuôi dạy con nên người, khi đủ lông đủ cánh, chúng đã quay lưng ngay không còn nghĩ tới đấng sinh thành”. Thực trạng trên đang là tiếng chuông báo động về sự bất hiếu, đặc biệt đối với giới trẻ.
Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng Bất Hiếu và tha hoá đạo đức của giới trẻ, nhưng chung quy lại, cái gốc chính là cách sống của giới trẻ ngày nay, và cách giáo dục nhân bản từ trong gia đình cho đến nhà trường và ngoài xã hội còn quá thờ ơ, hời hợt.
Do bản thân họ thiếu tình yêu thương, thiếu lòng quảng đại; họ sống bằng thứ lý trí sắt đá, tình cảm khô cằn của mình. Thêm vào đó, do ngoại cảnh tác động: khi một con người bị chính cái xấu hãm hại, khi mà những điều tốt đẹp không xảy đến với bản thân, thì họ sẽ trở nên hận đời và Bất Hiếu với cha mẹ.
Hơn nữa, sự khác biệt giữa hai thế hệ: già trẻ, giữa hai quan niệm sống: xưa và nay, của cha mẹ và con cái. Việc giữ lòng hiếu thảo đôi khi cản trở công việc làm ăn. Xã hội hiện nay đề cao thái quá tính độc lập của cá nhân, nên có cha mẹ già coi như một “gánh nặng”. Cũng chính tuổi già của cha mẹ làm thay đổi tính nết: dễ cảm, hay tủi hờn, chấp nhất, sinh ra khó tính, làm cho con cháu khó chịu, dẫn đến tình trạng khinh thường ông bà. Trường hợp con cái khá giả thường phải giao tiếp khách làm ăn lớn, có mặt của cha mẹ là một trở ngại. Vì thế, gửi cha mẹ vào viện dưỡng lão, hay đưa về quê; mỗi tháng gửi cho ông bà ít tiền, thế là xong. Trường hợp ngược lại, càng nảy sinh những phức tạp, những đau khổ hơn cho cha mẹ. Vì gia đình túng bấn, con cái tức giận, trút những bực tức bằng cách: đánh con, mắng vợ, chửi chó, mắng mèo… Còn biết bao cảnh đau lòng cho cha mẹ, nảy sinh tự ti mặc cảm, đau buồn. Có lúc các ngài than thầm, khóc vụng, tủi cho số phận.
“Gia đình chính là tế bào của xã hội, gia đình mà tốt đẹp thì xã hội mới tốt đẹp được”. Đây chính là bài học giáo dục công dân của học sinh cấp II. Thế mà ngày nay, trong nhiều gia đình, cha mẹ rất ít dạy con về sự kính trên nhường dưới và hiếu thảo với ông bà, cha mẹ. Theo chuyên gia tư vấn tâm lý Triệu Hồng Như thuộc Trung tâm Tư vấn Tâm lý Hà Nội: “Cách phản ứng, hành vi của giới trẻ một phần là do học hỏi ngoài xã hội và một phần là do ảnh hưởng từ trong gia đình, cũng có khi là do lối sống mà giới trẻ tự tạo nên… Thói quen bó hẹp giao tiếp, chỉ giao lưu với những người ảo trên mạng game online. những thú vui giải trí được giới trẻ yêu thích sẽ dẫn tới thờ ơ với cha mẹ và những người xung quanh, đó là một hệ quả không tránh khỏi”.
Đúc kết kinh nghiệm giáo dục con cái, ông cha ta đã khuyên: “Dạy con từ thuở còn thơ”, cũng tựa như uốn cây tre, phải uốn từ lúc tre còn non. Nhưng dường như nhiều gia đình ngày nay không coi trọng điều này, không quan tâm đến việc dạy con phải kính trên nhường dưới. Bởi lẽ, cha mẹ thiếu gương mẫu về đạo đức, về lối sống, cũng không quan tâm dạy bảo con cái. Một số cha mẹ sống bất hiếu với ông bà nên con cái cũng bắt chước theo. Người xưa thường nói: “Sóng trước đổ đâu sóng sau đổ đó”.
Nhà trường là nơi đào tạo ra những con người có tài đức, biết quan tâm đến mọi người và tích cực phục vụ cho xã hội. Thế mà ngày nay, trong một số trường học, người ta chỉ chú tâm đến việc nhồi nhét tri thức, còn vấn đề đạo đức dường như đang bị bỏ ngỏ, thậm chí có những trường chỉ dạy môn giáo dục công dân cho qua lần chiếu lệ.
Dường như câu “Tiên học lễ hậu học văn” chỉ còn là câu nói, thực tế nhà trường chưa áp dụng vào đó để dạy học sinh. Đúng ra một người học sinh trước tiên phải học lễ phép, sau đó mới học kiến thức, nhưng vấn đề này, nhà trường đang bỏ ngỏ.
0
0
Hoàng Hà Chi
28/05/2019 20:21:01
Mỗi con người chúng ta được sinh ra, được trưởng thành, được thành đạt trên cõi đời này đều do công ơn sinh thành dưỡng dục của mẹ cha. Công ơn trời biển ấy kể sao cho xiết! Câu ca dao từ ngàn xưa của người dân Việt Nam đến hôm nay vẫn thiết tha nhắc mãi nghĩa tình này:
“Công cha như núi Thái Sơn
Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra
Một lòng thờ mẹ kinh cha
Cho tròn chữ hiếu mới là đạo con"
Câu ca đao gợi cho chúng ta biết bao suy nghĩ về công ơn của mẹ cha, về làm con.Người dân xưa đã gửi gắm lòng biết ơn mẹ cha và lời nhắc nhở người làm con vào bài ca dao với những hình ảnh so sánh thấm thìa. Núi Thái Sơn cao lớn vời vợi và nước trong nguồn chảy ra là dòng nước tinh khiết trong lành nhất không bao giờ vơi cạn. So sánh hai hình ảnh ấy với công cha, nghĩa mẹ, tác giả dân gian muốn nói tới thái độ tôn kính, lòng biết ơn sâu sắc đối với công ơn trời biển của cha mẹ và muốn khuyên mỗi người con phải luôn "thờ mẹ kính cha” phải có thái độ, cách ứng xử tôn kính, quý trọng đấng sinh thành của mình. Đạo lý đúng đắn mà bài ca dao đã truyền đạt.
Ý nghĩa bài ca dao hoàn toàn đúng trong mọi hoàn cảnh, mọi thời đại.
Công cha nghĩa mẹ to lớn vô cùng. Không có cha mẹ thì sẽ không có chúng ta. Mẹ phải vất vả chín tháng mười ngày thai nghén bao gian truân, cợ cực. Chín tháng hay chín năm, gian khó khôn cùng để sinh ra ta. Để có được mẹ vượt cạn một mình, bất chấp hiểm nguy của tính mạng. Khi sinh ra hài nhi đỏ hỏn, mẹ chắt chiu dòng sữa nuôi con khôn lớn. Mẹ thức trắng đêm để chăm cho con, "chỗ ráo nhường con, chỗ ướt mẹ nằm". Khi con ốm đau, mẹ quên ăn quên uống, thức trắng cùng những cơn sốt, con đau của con, thao thức lo toan. Mẹ và cha hân hoan khi thấy con chập chững những bước đi đầu tiên nghẹn ngào khi con bập bẹ tiếng mẹ tiếng cha.
Khi con đã lớn lên: từ bát cơm mỗi ngày, từ manh áo đến mọi tiện nghi học hành cha mẹ lo cho con tất cả. Cha mẹ như cánh cò cần cù nhẫn nại, vật lộn với đời thường để chắt chiu lo cho con ăn học thành tài. Cha mẹ hết lòng vì con cái, chẳng giành lại cho mình điều gì.
Công sinh thành đã lớn, công dưỡng dục càng lớn hơn. Khi con trưởng thành dần lên, cha uốn nắn con từ lời ăn tiếng nói, từ cách đối nhân xử thế sửa con từ dáng đứng điệu cười. Con là hạnh phúc, là niềm vui, niềm hạnh phúc của cha mẹ. Nhìn con khôn lớn, mọi cực khổ nhọc nhằn của cha mẹ vơi đi. Con khỏe, ngoan, học giỏi, cha mẹ vui sướng, hạnh phúc. Con ốm đau mẹ nước mắt lưng tròng. Con hư, con phạm lỗi, cha mẹ đau buồn, âu lo.
Cha mẹ không quản vất vả chỉ mong mai sau con thành người có ích cho đời, cho xã hội. "Có nuôi con mới biết lòng cha mẹ”. Cha mẹ là chỗ dựa vững chắc cho con bước vào đời, là cây cao bóng cả che mát đời con. Trong vòng tay cha mẹ, con lớn lên, trưởng thành. Hiếu thảo với cha mẹ là đạo lý làm người, là nền tảng của đạo đức
0
0
Ori
28/05/2019 20:45:44
“Đi khắp thế gian không ai tốt bằng mẹ
Gánh nặng cuộc đời không ai khổ bằng cha
Nước biển mênh mông không đong đầy tình mẹ.
Mây trời lồng lộng không phủ kín công cha”
Bốn câu thơ quen thuộc thật, gần gũi thật, đi đâu cũng có thể gặp, làm gì cũng có thể nghe, nhưng thấu được nó, liệu có mấy người? Tôi nhớ, có câu chuyện đứa con trưởng thành, trong lễ tốt nghiệp, xấu hổ khi mẹ nghèo đến bên. Tôi lại nhớ, mới đây, cũng lễ tốt nghiệp, bạn nữ sinh mặc áo cử nhân, chạy ra tận đồng, để được chụp ảnh cùng cha. Đời này, mẹ cha hi sinh cho con mọi thứ, nhưng để con cái làm trọn đạo, đâu phải ai cũng có thể làm? Học bao nhiêu “đạo” (đạo đức), nhưng có thứ “đạo” cả đời này chúng ta vẫn học chẳng xong – ấy là đạo làm con!
Theo đạo lý của ông cha ta từ xưa, chữ “hiếu” hay chính là đạo làm con rất được coi trọng. Theo Nho giáo, hiếu là một khái niệm đạo đức nền tảng, là cái gốc của mọi vấn đề về đạo đức. Trong xã hội phong kiến Việt Nam luôn lấy “hiếu” làm chuẩn mực trong xã hội, làm tiêu chuẩn rèn luyện và đánh giá nhân cách con người.
Nói đơn giản hơn, hiếu hay đạo làm con chính là sự tôn trọng, trân quý người sinh thành dưỡng dục ra mình và luôn luôn suy nghĩ về trách nhiệm với những đấng sinh thành. Đạo làm con xuất phát từ sự tự giác, tự nguyện của mỗi con người. Đó là sự quan tâm, chăm sóc, cầu mong cha mẹ khoẻ mạnh, sống lâu, vui vẻ. Đó cũng là những cố gắng gìn giữ, phát huy nề nếp, gia phong, là sự biết ơn ông bà tổ tiên và sự chăm sóc các thế hệ sau… Xuất phát từ tâm hiếu với cha mẹ, chúng ta có thể nhìn sâu rộng ra ngoài xã hội để biết yêu thương những người xung quanh.
Nói như vậy, đạo làm con vừa là trách nhiệm, bổn phận nhưng cũng vừa là thứ quyền lợi cao đẹp mà con cái có được trong đời. Cha mẹ, ông bà có ơn dưỡng dục, sinh thành, đã trải bao mưa nắng để có được chúng ta với hình hài như ngày hôm nay; tất yếu, chúng ta phải biết ơn và phụng dưỡng lại họ. Chẳng có nơi đâu dành cho chúng ta tình yêu thương vô điều kiện, chẳng nơi đâu sẵn sang dang rộng vòng tay đón ta trở về, nếu đó không phải gia đình. Một nơi có ơn với ta đến vậy, hà tất gì ta lại chẳng yêu thương? Chưa lần nào tôi kìm được nước mắt khi đọc mấy dòng phỏng vấn vội của tờ báo đối với người cha đưa con đi thi đại học: “Đỗ hay trượt cũng được, không cần trở thành nhân tài, chỉ cần con sống đúng với đam mê”. Cha mẹ là vậy, là chốn tựa nương cuối cùng dù cuộc đời ngoài kia có bão giông đến chừng nào đi nữa!
Vậy, chúng ta phải làm gì để trọn đạo làm con? Thực ra, để trọn đạo được là điều không dễ dàng. Nhưng chúng ta sẽ dần hoàn thiện nó từ chính những việc nhỏ nhất. Chẳng ai biết giới hạn cuối cùng của việc thế nào là trọn đạo; chỉ biết rằng, nụ cười mẹ cha khi thấy con được điểm tốt, niềm mãn nguyện khi con biết vâng lời phải, sự tự hào khi con lớn khôn, đấy là minh chứng cho thấy con đã làm đúng đạo của mình rồi. Sinh con đã khó nhọc, nhưng nuôi con khôn lớn trưởng thành mới khó nhọc hơn gấp vạn lần. Cha mẹ sẽ hạnh phúc làm sao khi bạn mạnh khỏe, ngoan ngoãn học hành. Cha mẹ sẽ đau đớn biết bao khi nhìn nguồn sống, niềm tin của mình sa ngã? Chẳng cần làm những điều cao cả, đôi khi chỉ cần chạy đến ôm mẹ như thuở còn thơ thôi, ấy cũng đã là trọn đạo rồi.
Tôi nhớ bộ phim ngắn chào Tết năm 2017 “Xuân không màu” chắc chắn đã lấy đi nước mắt của vạn người xem. Bộ phim kể về cô con gái lấy chồng xa, Tết đến mọi nhà sum họp, chỉ có bố mẹ cô cô đơn vì không có con cháu sum vầy. Và như một điều kì diệu xảy ra, chồng và gia đình nhà chồng đã thấu cảm lòng cô, cho cô và gia đình nhỏ của cô về ăn Tết cùng bố mẹ. Cảm xúc mọi người như vỡ òa khi người cha già ôm con gái vào lòng trong đêm 30 Tết. Thực ra, đôi lúc, chỉ cần về để ba mẹ được ôm con vào lòng thế thôi, đạo làm con như thế cũng quá đủ đầy.
Có người hỏi, con cái phải thể hiện nghĩa vụ và đạo làm con như thế nào trong thời buổi họ luôn bận rộn và nhiều công việc? Vấn đề này, trong ca dao dân gian cũng đã nói đến:
Mẹ già ở túp lều tranh
Sớm thăm, tối viếng mới đành dạ con
Sự quan tâm đến cha mẹ là điều hết sức cần thiết. Vẫn chưa đủ. Không phải cứ ngày ngày “sớm thăm, tối viếng” mới là thực hiện đạo. Theo tôi vấn đề quan trọng nhất là ta sống như thế nào để cha mẹ nở mày nở mặt với bà con láng giềng, với cộng đồng. “Đói cho sạch, rách cho thơm”. Cha mẹ dạy con cái như vậy, chứ không mong con cái phải bằng mọi cách “giàu nứt đố đổ vách” mà va thân vào tù tội. Mà chỉ cần con cái “nên người”. “Nên người” ở đây ta có thể hiểu là con cái lớn lên, học hành đàng hoàng, cưới vợ gả chồng, có nghề nghiệp ổn định để nuôi sống bản thân, kiếm sống lương thiện… Niềm mong mỏi ấy, tôi nghĩ, các bậc cha mẹ nào cũng hằng mong như thế. Cho dù con cái có bận rộn bao nhiêu đi nữa thì sự quan tâm, thăm viếng, chăm nom cha mẹ cũng không thể xem nhẹ. Thời buổi này các phương tiện kỹ thuật từ điện thoại, máy tính… vẫn có thể giúp con cái thể hiện sự quan tâm ấy.
Đơn giản là vậy, nhưng không phải ai cũng hiểu thấu, ai cũng làm tròn. Họ chỉ biết quan tâm đến bản thân mình, vui chơi quên ngày tháng mà không hề nghĩ đến cha mẹ đang ngày đêm lao động, đổ mồ hôi nước mắt để cho con một cuộc sống ấm êm, sung sướng. Tôi tự hỏi rằng tại sao trên cõi đời này lại còn tồn tại những đứa con bất hiếu như thế? Nỡ nào quên đi những tình cảm gia đình thiêng liêng, cao quý. Có phút giây bất chợt nào đó, những người con chợt nghĩ ra rằng mình vẫn còn một người mẹ, một người cha sống trên cõi đời này không? Nếu sau này cha mẹ mất đi mà có hối tiếc thì cũng đã muộn mất rồi.
Chắc các bạn đã từng đọc hay được nghe câu thơ:
“Cha mẹ nuôi con bằng trời bằng bể
Con nuôi cha mẹ con kể từng ngày”
Có những người con xem cha mẹ của mình là gánh nặng khi họ già yếu đi, anh em trong cùng một gia đình đùn đẩy trách nhiệm nuôi cha mẹ hết cho người này rồi đến người khác, có một số người chọn cách đưa cha mẹ vào viện dưỡng lão để không mất thời gian chăm sóc…
Có người cho rằng, trong thời đại mới, xu thế coi trọng vật chất đang trở nên áp đảo đời sống tinh thần nên có những bậc làm cha mẹ coi trọng con này, ghét con kia, phân chia tài sản không đều hoặc bỏ bê con cái để tập trung kiếm tiền là nguyên nhân khiến con cái bỏ bê nghĩa vụ đối với cha mẹ già sau này. Tôi không tin như thế. Đã là con thì đứa con nào cũng do cha mẹ rứt ruột sinh con. Yêu thương như nhau cả thôi. Có thể cách biểu hiện của nhiều nhà mẹ không khéo nên con cái có thể hiểu nhầm. Mà cho dù có như thế đi nữa, con cái cũng không thể (không có quyền) bỏ bê cha mẹ.
Dù đọc cả thiên kinh vạn quyển, thuộc làu làu kinh Phật nhưng với cha mẹ, người ấy không làm trọn nghĩa vụ và đạo làm con thì xem như vẫn chưa đọc gì, dù có làm “Vương tướng” mà quên đạo hiếu với mẹ cha, bạn vẫn chỉ là kẻ sống thừa trong xã hội!
“Ai còn mẹ xin đừng làm mẹ khóc
Đừng để buồn lên mắt mẹ, nghe không?

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm
Bài tập liên quan

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Gia sư Lazi Gia sư
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo