LH Quảng cáo: lazijsc@gmail.com

Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Cảm nhận của em về đoạn trích sau: Trời ơi, chỉ còn có 5 phút .................cô gái liếc nhìn bác già một cách rất nhanh, tự nhiên hồi hộp nhưng vẫn im lặng

4 trả lời
Hỏi chi tiết
15.859
14
9
Boy
28/05/2019 08:54:15
1. Giới thiệu chung:
- Tác giả:
+ Sáng tác từ thời kì kháng chiến chống Pháp và nhanh chóng trở thành một cây bút tiêu biểu của nền văn xuôi cách mạng Việt Nam.
+ Thành công ở truyện ngắn và kí.
+ Tác phẩm của Nguyễn Thành Long tập trung phản ánh vẻ đẹp của con người Việt Nam mới trong lao động và trong chiến đấu.
+ Lối viết vừa chân thực, giản dị, vừa giàu chất trữ tình.
- Tác phẩm: Được viết vào mùa hè năm 1970 – là kết quả chuyến công tác lên Lào Cai của tác giả.
- Đoạn trích nằm ở phần cuối của truyện ngắn, khi cuộc gặp gỡ giữa anh thanh niên, ông họa sĩ và cô kĩ sư đã đến hồi kết.
- Đoạn trích ngắn nhưng làm nổi bật vẻ đẹp của các nhân vật. Qua đoạn trích, chúng ta hiểu thêm những nét đẹp của những nhân vật này.
2. Phân tích vấn đề
- Anh thanh niên: không chỉ là người có tinh thần trách nhiệm với công việc, có phong cách sống đẹp, anh còn rất biết quan tâm đến mọi người:
+ Anh ngỡ ngàng sao thời gian trôi qua nhanh quá “Anh thanh niên giật mình nói to, giọng cười nhưng đầy tiếc rẻ” Ba mươi phút được gặp để nói chuyện với người khác với anh là rất ngắn ngủi, trong tiếng kêu trời ơi ấy của anh có thái độ tiếc nuối, bịn rịn.
+ Biếu ông họa sĩ giỏ trứng để làm bữa trưa.
+ Gửi cô kĩ sư cái khăn tay kèm theo cuốn sách cô ấy đã đọc.
+ Anh luôn đề cao, có tinh thần trách nhiệm với công việc của mình.
=> Anh thanh niên khơi dậy trong ông họa sĩ và cô kĩ sư những tình cảm tốt đẹp.
- Ông họa sĩ: không chỉ là một người nghệ sĩ chân chính, say mê tìm kiếm cái đẹp, trong hành trình lên Sa Pa lần này, bằng đôi mắt tinh tường của mình, ông đã có cái nhìn mới mẻ, lạc quan về thế hệ trẻ:
+ Khi nhận xét về anh thanh niên, cô kĩ sư ông nhận xét “anh chị cứ như con bướm”. Trong câu nói đó, “con bướm” là một hình ảnh ẩn dụ đẹp về nét hồn nhiên, muôn màu sắc về cả thế hệ thanh niên mà ông hi vọng.
=> Nhân vật ông họa sĩ là nhân vật phụ, miêu tả không nhiều nhưng hiện lên với nét đáng yêu, đáng quý. Thông qua nhân vật này, tác giả gửi gắm những suy nghĩ về cuộc sống và con người.
- Nhân vật cô kĩ sư
+ Đây là cô gái xuất hiện trực tiếp trong tác phẩm: một người con gái Hà Nội đã bỏ lại sau lưng mối tình nhạt nhẽo để lên Lào Cai công tác.
+ Trong cuộc gặp gỡ bất ngờ với anh thanh niên, được nghe những điều anh nói, cô bàng hoàng hiểu về cuộc sống một mình dũng cảm tuyệt đẹp của anh thanh niên và về cả thế giới những con người như anh. Giây phút bàng hoàng của cô là sự xúc động khi bắt gặp một tình yêu đích thực, một tình yêu lớn, làm bừng dậy trong cô những tình cảm lớn lao, cao đẹp. Từ đó cô nhận ra, bấy lâu nay mình đã sống cuộc đời nhạt nhẽo, tầm thường, giúp cô yên tâm tin tưởng vào con đường mình đã chọn. Cùng với đó là một sự hàm ơn khó tả đối với anh thanh niên. Đó không chỉ vì bó hoa rất to mà anh đã tặng cô, mà còn là một bó hoa khác – bó hoa của những khát khao, háo hức, mộng mơ, của những khát vọng cống hiến cao đẹp đã truyền sang cô.
=> Cuộc gặp gỡ và trò chuyện ngắn ngủi đã khơi gợi cho cô suy nghĩ về cuộc sống mới.
3. Tổng kết, đánh giá
- Chỉ vài phút ngắn ngủi nhưng kết thúc cuộc gặp gỡ đã để lại dư âm cho chính những nhân vật và cho người đọc.
- “Lặng lẽ Sa Pa” khắc họa thành công hình ảnh những con người lao động thầm lặng, những con người vô danh nhưng ta học được từ họ khá nhiều về phẩm chất, cách sống và ứng xử với mọi người. Vì vậy, chúng ta phải luôn cố gắng học tập, rèn luyện để sống có ích cho mình và những người xung quanh.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
17
9
Lê Thị Thảo Nguyên
28/05/2019 09:13:20
Truyện nhắn Lặng lẽ Sa Pa sáng tác từ thời kì kháng chiến chống Pháp và nhanh chóng trở thành một cây bút tiêu biểu | của nền văn xuôi cách mạng Việt Nam. Thành công ở truyện ngắn và kí.Tác phẩm của Nguyễn Thành Long tập trung phản ánh vẻ đẹp của con người Việt Nam mới trong lao động và trong chiến đấu với Lối viết vừa chân thực, giản dị, vừa giàu chất trữ tình. Truyện ngắn được viết vào mùa hè năm 1970, là kết quả chuyến công tác lên Lào Cai của tác già. Đoạn trích nằm ở phần cuối của truyện ngắn, khi cuộc gặp gỡ giữa anh thanh niên, ông họa sĩ và cô kĩ sư đã đến hồi kết. Đoạn trích ngắn nhưng làm nổi bật vẻ đẹp của các nhân vật. Qua đoạn trích, chúng ta hiểu thêm những nét đẹp của những nhân vật này.
Anh thanh niên không chỉ là người có tinh thần trách nhiệm với công việc, có phong cách sông đẹp, anh còn rất biết quan tâm đến mọi người: Anh ngỡ ngàng sao thời gian trôi qua nhanh quá “Anh thanh niên giật mình nói to, giọng cười nhưng đầy tiếc rẻ Ba mươi phút được gặp để nói chuyện với người khác với anh là rất ngắn ngủi, trong tiếng kêu trời ơi ấy của anh có thái độ tiếc nuối, bịn rịn. Biểu ông họa sĩ giỏ trứng để làm bữa trưa. Gửi cô kĩ sư cái khăn taykèm theo cuốn sách cô ấy đã đọc. + Anh luôn đề cao, có tinh thần trách nhiệm với công việc của mình. Anh thanh niên khơi dậy trong ông họa sĩ và cô kĩ sư những tình cảm tốt đẹp. Ông họa sĩ: không chỉ là một người nghệ sĩ chân chính, say mê tìm kiếm cái đẹp, trong hành trình lên Sa Pa lần này, bằng đôi mắt tinh tường của mình, ông đã có cái nhìn mới mẻ, lạc quan về thế hệ trẻ Khi nhận xét về anh thanh niên, cô kĩ sư ông nhận xét “anh chị cứ như con bướm”. Trong câu nói đó, “con bướm” là một hình ảnh ẩn dụ đẹp về nét hồn nhiên, muôn màu sắc về cả thế hệ thanh niên mà ông hi vọng. Nhân vật ông họa sĩ là nhân vật phụ, miêu tả không nhiều nhưng hiện lên với nét đáng yêu, đáng quý. Thông qua nhân vật này, tác giả gửi gắm những suy nghĩ về cuộc sống và con người.Cô kĩ sư:Đây là cô gái xuất hiện trực tiếp trong tác phẩm: một người con gái Hà Nội đã bỏ lại sau lưng mối tình nhạt nhẽo để lên Lào Cai công tác. Trong cuộc gặp gỡ bất ngờ với anh thanh niên, được nghe những điều anh nói, cô bàng hoàng hiểu về cuộc sống một mình dũng cảm tuyệt đẹp của anh thanh niên và về cả thế giới những con người như anh. Giây phút bàng hoàng của cô là sự xúc động khi bắt gặp một tình yêu đích thực, một tình yêu lớn, làm bừng dậy trong cô những tình cảm lớn lao, cao đẹp. Từ đó cô nhận ra, bấy lâu nay mình đã sống cuộc đời nhạt nhẽo, tầm thường, giúp cô yên tâm tin tưởng vào con đường mình đã chọn. Cùng với đó là một sự hàm ơn khó tả đối với anh thanh niên. Đó không chỉ vì bó hoa rất to mà anh đã tặng cô, mà còn là một bó hoa khác - bó hoa của những khát khao, háo hức, mộng mơ, của những khát vọng cống hiến cao đẹp đã truyền sang cô. Cuộc gặp gỡ và trò chuyện ngắn ngủi đã khơi gợi cho cô suy nghĩ về cuộc sống mới. Chỉ vài phút ngắn ngủi nhưng kết thúc cuộc gặp gỡ đã để lại dư âm cho chính những nhân vật và cho người đọc.. “Lặng lẽ Sa Pa" khắc họa thành công hình ảnh những con người lao động thầm lặng, những con người vô danh nhưng ta học được từ họ khá nhiều về phẩm chất, cách sống và ứng xử với mọi người. Vì vậy, chúng ta phải luôn cố gắng học tập, rèn luyện để sống có ích cho mình và những người xung quanh.
8
5
Quỳnh Anh Đỗ
28/05/2019 12:03:41
Những gì cô kĩ sư đã nghe, đã thấy đã làm cho cô thêm tin vêu cuộc đời. Bó hoa mà cô đón nhận từ chàng trai làm cho cô cảm động bởi hơi ấm tình người. Đến với cô, hóa ra không chỉ âm vang của một vùng đất mà còn có hương vị của vùng đất ấy. Trên “con đường cô đang đi tới” cái hương sắc của những bông hoa kia sẽ giúp cho cô vượt bao khó khăn. Phút chia tay, cô gái “cẩn trọng, rõ ràng, như người ta cho nhau cái gì chứ không phải là cái bắt tay”. Có lẽ, cô muốn gửi lại cho người con trai một kỉ niệm, và trong cái liếc mắt rất nhanh nhìn bác già, lòng hồi hộp nhưng vẫn im lặng kia biết đâu sẽ... phía sau cái lặng im, lặng lẽ kia, những âm thanh sống động của cuộc đời vẫn ngân lên những giai điệu riêng của nó. Đó là giai điệu của niềm tin, của sự mê say đến quên mình. Không có những tình tiết li kì, phức tạp, Lặng lẽ Sa Pa cuốn hút người đọc ở sự giản dị đến mức không ngờ của nó! Các nhân vật, kể cả nhân vật chính đều không có tên. Đây là dụng ý nghệ thuật của tác giả. Nhà văn muốn nói về những người vô danh, họ xuất thân từ những vùng đất khác nhau, làm những công việc khác nhau, nết tính khác nhau nhưng lại gặp nhau ở một điểm: “Lặng lẽ dâng cho đời” “tình yêu của mình”.
13
6
Death Angel
28/05/2019 18:07:34
Thông qua câu chuyện giữa bốn nhân vật: bác lái xe, ông họa sĩ già, cô gái trẻ mới ra trường và anh thanh niên cán bộ khí tượng, tác giả muốn giới thiệu với ta về một vùng đất “lặng lẽ” đang có những con người “lặng lẽ” âm thầm nhưng mê say hiến dâng tuổi trẻ và tình yêu của mình cho đất nước quê hương.
Câu chuyện giữa họ diễn ra trong một khung cảnh đầy ấn tượng: trên đỉnh cao hai ngàn sáu trăm thước. Càng lên cao, cảnh “đẹp một cách kì lạ”. Người lái xe bắt đầu kể với họa sĩ về một thanh niên “cô độc nhất thế gian”. Có lẽ trong chuyến đi thực tế cuối cùng của họa sĩ, ông lại không ngờ có một câu chuyện cuốn hút ông đến vậy. Ông “xúc động” còn cô gái trẻ đi bên ông thì víu chặt lấy vai ông “nửa vì tò mò, nửa vì để tự vệ chống lại một cái gì đó”. Không tò mò, không xúc động sao được khi có người “một mình trên đỉnh núi”, bốn bề chỉ cây cỏ và mây mù lạnh lẽo, cô độc, “thèm người” đến nỗi từng hạ cây chắn đường ô tô để được... nghe thấy tiếng người. Gặp bác lái xe (giờ đã là người quen) anh thanh niên hết sức chu đáo gửi tam thất cho vợ bác vì “bác gái vừa ốm dậy”. Chi tiết này cho thấy, dẫu phải sống một mình, anh thanh niên vẫn dành sự quan tâm của mình cho người khác. Nhận được sách anh “mừng quýnh” vì sách chính là người “trò chuyện” với anh, nhờ có sách mà anh chống chọi được với sự vắng lặng gần như tuyệt đối ở xung quanh, nhờ có sách mà anh tiếp tục học hành mở mang kiến thức.
Khi được nghe bác lái xe kể, họa sĩ đã bất ngờ. Đến khi được lên thăm nơi ở, nơi làm việc của anh thanh niên, họa sĩ lại càng bất ngờ. Ông cứ nghĩ, việc anh thanh niên về nhà trước là để “chuẩn bị”. Ai dè, anh hái hoa để tặng khách. Ngôi nhà của anh thật đơn sơ, nhưng hoa thì đủ loại: “hoa đơn, hoa thược dược vàng, tím, đỏ, hồng phấn, tổ ong”... vườn hoa cùng với sắc màu của nó nói với ta về tâm hồn anh, về cách sống của anh. Trên đỉnh núi lạnh lẽo, không một bóng người, người ta có thể cho phép mình một chút cẩu thả, một chút chán buồn lắm chứ? Và nếu thế, ai nỡ trách, người ta có thể thông cảm mà bỏ qua. Người thanh niên không như vậy, mà trái lại, trong lòng anh luôn sáng lên một niềm tin yêu đời. Chính ở trong ngôi nhà ấy, họa sĩ mải mê nghe người cán bộ khí tượng tự kể về mình, và ông không lường được rằng, tại đây ông “đã bắt gặp một điều thật ra ông vẫn ao ước được biết”
và chỉ cần điều đó thôi đã “đủ là giá trị một chuyến đi dài”.
Hồ hởi, thích giao tiếp nên anh khao khát được trò chuyện, được giãi bày. “Trời ơi, chỉ còn có năm phút.”anh giật mình nói to, nhoẻn cười nhưng lại là nụ cười “tiếc rẻ”. Khách ra đi, anh lại phải một mình “đo nước”, “đoán gió”, lội qua mưa tuyết để phục vụ sản xuất và chiến đấu. Cuộc đối thoại ngắn ngủi đã giúp họa sĩ nhận ra tinh thần “đoàn viên” hết lòng vì công việc của anh thanh niên. Chính anh đã góp công không nhỏ vào việc hạ máy bay Mĩ trên cầu Hàm Rồng. Nhưng khi thấy họa sĩ “bất giác hí hoáy” vẽ chân dung, anh khiêm tốn “Không, không, đừng vẽ cháu! Để cháu giới thiệu vối bác những người khác đáng cho bác vẽ hơn”. Rồi anh kể về anh bạn trên đỉnh Phăng Xi Păng cao 3.142 mét, đồng chí nghiên cứu sét “mười một năm không một ngày xa cơ quan”, về người bố của mình.
Cũng như anh thanh niên, họ sẵn sàng hi sinh quyền lợi riêng vì công việc. Trong họ, luôn luôn cháy lên ngọn lửa lí tưởng cao đẹp “mình sinh ra làm gì, mình đẻ ở đâu, mình vì ai mà làm việc”.
Có thể nói, nhà văn đã hóa thân vào nhân vật họa sĩ để ngẫm về đất Sa Pa, người Sa Pa: “Trong cái lặng im của Sa Pa, dưới những dinh thự cũ kĩ của Sa Pa, Sa Pa mà chỉ nghe tên, người ta đã nghĩ đến chuyện nghỉ ngơi, có những con người làm việc và lo nghĩ như vậy cho đất nước.” Những con người ấy, giờ đang đối diện với ông, bằng xương bằng thịt - anh thanh niên khí tượng kiêm vật lý địa cầu hai mươi bảy tuổi. Chính anh đã giúp ông thêm yêu cuộc sống. Giờ đây, lồng ngực ông như có thêm một trái tim nữa, hay trong ông quả tim cũ đã được “đề cao” lên? Ông thấy anh thanh niên, mặc dù “đáng yêu thật”, nhưng khiến ông “khó nhọc quá”?
Người họa sĩ thấy khó nhọc bởi biết làm sao để bức họa của ông có thể nói được nhiều nhất, diễn tả một cách có thần nhất những điều kì diệu mà ông đã từng chứng kiến. Về một phương diện nào đó, chuyến đi đã thành công ngoài dự kiến của họa sĩ, và cái nhọc kia cũng là một niềm hạnh phúc đấy thôi.
Còn cô gái? Những gì cô đã nghe, đã thấy đã làm cho cô thêm tin vêu cuộc đời. Bó hoa mà cô đón nhận từ chàng trai làm cho cô cảm động bởi hơi ấm tình người. Đến với cô, hóa ra không chỉ âm vang của một vùng đất mà còn có hương vị của vùng đất ấy. Trên “con đường cô đang đi tới” cái hương sắc của những bông hoa kia sẽ giúp cho cô vượt bao khó khăn. Phút chia tay, cô gái “cẩn trọng, rõ ràng, như người ta cho nhau cái gì chứ không phải là cái bắt tay”. Có lẽ, cô muốn gửi lại cho người con trai một kỉ niệm, và trong cái liếc mắt rất nhanh nhìn bác già, lòng hồi hộp nhưng vẫn im lặng kia biết đâu sẽ... phía sau cái lặng im, lặng lẽ kia, những âm thanh sống động của cuộc đời vẫn ngân lên những giai điệu riêng của nó. Đó là giai điệu của niềm tin, của sự mê say đến quên mình.
Không có những tình tiết li kì, phức tạp, Lặng lẽ Sa Pacuốn hút người đọc ở sự giản dị đến mức không ngờ của nó! Các nhân vật, kể cả nhân vật chính đều không có tên. Đây là dụng ý nghệ thuật của tác giả. Nhà văn muốn nói về những người vô danh, họ xuất thân từ những vùng đất khác nhau, làm những công việc khác nhau, nết tính khác nhau nhưng lại gặp nhau ở một điểm: “Lặng lẽ dâng cho đời” “tình yêu của mình”.
Được biết, trước khi Lặng lẽ Sa Pa được in trên tạp chí Tác phẩm Mới, Nguyễn Thành Long rất công phu rút gọn, ông chỉ giữ lại những chi tiết gây ấn tượng nhất với người đọc. Quả thật, cũng giống như họa sĩ và cô kĩ sư nông nghiệp, người đọc cứ đi từ ngạc nhiên này đến ngạc nhiên khác vì vẻ đẹp của đất Sa Pa, người Sa Pa. Vẻ đẹp ấy được thể hiện qua một lời văn trau chuốt, mượt mà và đầy chất thơ. Ngay cả nhan đề tác phẩm cũng là một nhan đề rất thơ mộng.
Chỉ cần non tay một chút thôi, dài lời một chút thôi, thật khó mà có Lặng lẽ Sa Pa, bởi câu chuyện chỉ viết về những người bình thường trong một nhịp sống bình thường. Thế nhưng, nhà văn đã phát hiện ra phía sau cái lặng lẽ kia là những âm vang và sắc hương của cuộc sống. Có lẽ, nhân vật chính còn có nhược điểm là nói hơi nhiều (lẽ ra chỉ suy nghĩ) song câu chuyện về anh vẫn cuốn hút người đọc bởi sự chân thực của cảm xúc, sự trong sáng của ngôn từ. Viết về một thời kì lịch sử, khi phong trào “Ba sẵn sàng”, “Đâu cần thanh niên có, đâu khó có thanh niên”, đang triển khai, Lặng lẽ Sa Pa thêm một tiếng nói để ngợi ca cuộc sống và tái hiện một cách khá thành công tinh thần của thời kì lịch sử ấy.

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm
Bài tập Ngữ văn Lớp 9 mới nhất

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Gia sư Lazi Gia sư