Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Câu 2 (4,0 điểm) Viết bài văn nghị luận (khoảng 600 chữ) so sánh sự giống và khác nhau giữa bài thơ sau: Đầu giường ánh trắng rọi, Ngỡ mặt đất phủ sương. Ngẩng đầu nhìn trăng sáng, Cúi đầu nhớ cố hương. (Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh (Tĩnh dạ tứ), Lí Bạch, Tương Như dịch, in trong Thơ Đường, tập 2, NXB Văn học, 1987) Rằm xuân lồng lộng trăng soi, Sông xuân nước lẫn màu trời thêm xuân; Giữa dòng bàn bạc việc quân Khuya về bát ngát trăng ngân đầy thuyền. (Rằm tháng Giêng (Nguyên tiêu), Hồ Chí ...

Câu 2 (4,0 điểm)

Viết bài văn nghị luận (khoảng 600 chữ) so sánh sự giống và khác nhau giữa bài thơ sau:

Đầu giường ánh trắng rọi,

Ngỡ mặt đất phủ sương.

Ngẩng đầu nhìn trăng sáng,

Cúi đầu nhớ cố hương.

(Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh (Tĩnh dạ tứ), Lí Bạch, Tương Như dịch,

in trong Thơ Đường, tập 2, NXB Văn học, 1987)

Rằm xuân lồng lộng trăng soi,

Sông xuân nước lẫn màu trời thêm xuân;

Giữa dòng bàn bạc việc quân

Khuya về bát ngát trăng ngân đầy thuyền.

(Rằm tháng Giêng (Nguyên tiêu), Hồ Chí Minh, Xuân Thuỷ dịch,

in trong Thơ Hồ Chủ tịch, NXB Văn học, Hà Nội, 1967)

1 Xem trả lời
Hỏi chi tiết
24
0
0
Bạch Tuyết
06/01 12:38:14

a. Xác định được yêu cầu của kiểu bài: Nghị luận văn học.   

0,25

b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận: So sánh sự giống và khác nhau giữa bài thơ Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh (Tĩnh dạ tứ), Lí Bạch và Rằm tháng Giêng (Nguyên tiêu), Hồ Chí Minh.

0,5

c. Đề xuất được hệ thống ý phù hợp để làm rõ vấn đề nghị luận của bài viết:

– Xác định được các ý chính của bài viết.

– Sắp xếp được các ý hợp lí theo bố cục ba phần của bài văn nghị luận.

* Giới thiệu ngắn gọn về hai bài thơ: cùng viết theo thể tứ tuyệt nhưng bài Rằm tháng Giêng (Nguyên tiêu) của Hồ Chí Minh được dịch theo thể lục bát.

* Phân tích những điểm giống nhau:

+ Cùng viết theo thể thơ tứ tuyệt luật Đường.

+ Cùng lấy trăng làm nguồn cảm hứng để bộc lộ tâm tư của chủ thể trữ tình.

+ Cùng sử dụng bút pháp chấm phá đặc trưng của thơ luật Đường.

* Phân tích sự khác nhau giữa hai bài thơ:

+ Về hình tượng chủ thể trữ tình: nếu trong bài thơ Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh (Tĩnh dạ tứ), chủ thể trữ tình là người khách tha hương, cô độc nơi đất khách thì trong bài thơ Rằm tháng Giêng (Nguyên tiêu), chủ thể trữ tình là hình tượng người chiến sĩ cách mạng, tìm đến rừng suối để giữ an toàn và bí mật.

+ Về ý nghĩa của hình tượng:

• Trăng trong thơ Lí Bạch là biểu tượng quê hương (trong hoàn cảnh nơi đất khách, mọi thứ đều xa lạ, duy có vầng trăng là quen thuộc), vì vậy chủ thể trữ tình ngắm trăng và thấy nhớ quê hương; trăng trong thơ Hồ Chí Minh lại là hình ảnh tả thực, kết hợp với khói sóng gợi vẻ đẹp huyền ảo của sông nước chiến khu.

• Ánh trăng trong thơ Lí Bạch là trăng thu, chủ yếu gợi cảm giác lạnh lẽo, trống vắng (chủ thể trữ tình nhìn ánh sáng ngỡ sương giăng); ánh trăng trong thơ Hồ Chí Minh là trăng đêm Nguyên tiêu (mùa xuân), chủ yếu diễn tả sự khoáng đạt, nên thơ và ấm áp của không gian trời nước (vì có hình ảnh con người bàn việc quân trong mịt mờ khói sóng).

+ Về mạch cảm xúc: trong bài Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh (Tĩnh dạ tứ), con người hiện lên cô đơn, nhớ quê hương da diết; trong bài thơ Rằm tháng Giêng (Nguyên tiêu), con người hiện lên trong không khí bí mật nhưng vẫn ấm áp và tràn đầy thi hứng (khi kết thúc cuộc “đàm quân sự” là con thuyền chở đầy trăng).

+ Về phong cách: bài thơ Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh (Tĩnh dạ tứ) được viết theo phong cách cổ điển; bài thơ Rằm tháng Giêng (Nguyên tiêu) có sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa chất cổ điển và hiện đại (trên nền không gian cảnh vật mang đậm chất thơ Đường con người xuất hiện không phải là ẩn sĩ hay lữ khách ham tiêu dao mà là người chiến sĩ đang bàn việc quân).

* Khẳng định lại đặc điểm thể loại của mỗi bài thơ, những giá trị chung và nét độc đáo của mỗi bài thơ.

1,0

d. Viết bài văn đảm bảo các yêu cầu sau:

– Triển khai ít nhất được hai luận điểm để làm rõ quan điểm của cá nhân.

– Lựa chọn được các thao tác lập luận, phương thức biểu đạt phù hợp để triển khai vấn đề nghị luận.

– Lập luận chặt chẽ, thuyết phục: lí lẽ xác đáng; bằng chứng tiêu biểu, phù hợp; kết hợp nhuần nhuyễn giữa lí lẽ và bằng chứng.

Lưu ý: HS có thể trình bày suy nghĩ, quan điểm riêng nhưng phải phù hợp với chuẩn mực đạo đức và pháp luật.

1,5

đ. Diễn đạt: Đảm bảo chuẩn chính tả, dùng từ, ngữ pháp tiếng Việt, liên kết văn bản.

0,25

e. Sáng tạo: Thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận; có cách diễn đạt mới mẻ.

0,5

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm
Câu hỏi liên quan

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Đấu trường tri thức | Lazi Quiz Challenge +500k
Gửi câu hỏi
×