Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Soạn bài: Sự việc và nhân vật trong văn tự sự

3 Xem trả lời
Hỏi chi tiết
1.425
2
6
Trần Bảo Ngọc
05/08/2017 03:35:42
SỰ VIỆC VÀ NHÂN VẬT TRONG VĂN TỰ SỰ




I. KIẾN THỨC CƠ BẢN Sự việc và nhân vật là hai yếu tố then chốt của tự sự. Các yếu tố này có quan hệ qua lại với nhau và với các yếu tố khác của văn bản tự sự như chủ đề, thời gian, không gian, v.v...
1. Sự việc trong văn tự sự
Nói đến tự sự không thể không nói đến sự việc. Để tổ chức tự sự, người ta phải bắt đầu từ khâu lựa chọn sự việc để "kể", rồi thiết lập liên kết giữa các sự việc theo dụng ý của mình, hướng tới nội dung nhất quán nào đấy (tức là thể hiện chủ đề). Như vậy, tự sự không có nghĩa chỉ là "kể", liệt kê các sự việc mà quan trọng là phải tạo cho câu chuyện ý nghĩa thông qua cách kể.
a) Xem xét hệ thống các sự kiện chính trong truyện Sơn Tinh, Thuỷ Tinh:
(1) Vua Hùng kén rể;
(2) Sơn Tinh, Thuỷ Tinh đến cầu hôn;
(3) Vua Hùng ra điều kiện chọn rể;
(4) Sơn Tinh đến trước, được vợ;
(5) Thuỷ Tinh đến sau, tức giận, dâng nước đánh Sơn Tinh;
(6) Hai bên giao chiến hàng tháng trời, cuối cùng Thuỷ Tinh thua, đành rút quân về;
(7) Hằng năm Thuỷ Tinh lại dâng nước đánh Sơn Tinh, nhưng đều thua.
- Trong các sự việc trên, có thể bỏ đi sự việc nào không? Vì sao?
- Có thể đảo trật tự (từ 1 đến 7) của các sự việc trên được không? Vì sao?
- Hãy chỉ ra sự việc khởi đầu, sự việc phát triển, sự việc cao trào và sự việc kết thúc. Mối quan hệ giữa chúng?
Gợi ý: Các sự việc trong văn tự sự phải được sắp xếp, tổ chức đảm bảo tính liên tục của mạch phát triển câu chuyện. Bảy sự việc trên là các sự việc chính của câu chuyện, bỏ đi sự việc nào cũng đều ảnh hưởng đến tính liên tục, mạch liên kết các sự việc của câu chuyện và truyện sẽ mất đi những ý nghĩa tương ứng. Chẳng hạn, nếu bỏ đi sự việc (7), sẽ không thấy được ý nghĩa giải thích hiện tượng lũ lụt khi nhận thức về tự nhiên của nhân dân ta còn ở trình độ thấp.
Trật tự sắp xếp các sự việc là không thể đảo lộn được. Bởi vì, chúng được xuất hiện trong câu chuyện theo mối liên hệ nhân quả, trước sau liên tục, sự việc sau sẽ không được giải thích nếu không có sự việc trước.
Sự việc (1), (2) là sự việc khởi đầu. Sự việc (3), (4) là sự việc phát triển. Sự việc (5) là sự việc cao trào. Sự việc (6), (7) là sự việc kết thúc. Mối liên hệ giữa các sự việc là mối liên hệ nhân quả. Sự việc khởi đầu dẫn đến sự việc phát triển, sự việc phát triển dẫn đến cao trào và kết thúc.
b) Sự việc trong văn tự sự phải đảm bảo đi liền với các yếu tố như nhân vật, không gian, thời gian, nguyên nhân, diễn biến, kết quả. Có như vậy thì sự việc mới sinh động, cụ thể, không sơ lược, khô khan và thể hiện được chủ đề của toàn bộ bài văn. Có thể thấy sự biểu hiện của các yếu tố này trong truyện Sơn Tinh, Thuỷ Tinh:
- Nhân vật: Vua Hùng, Sơn Tinh, Thuỷ Tinh, Mị Nương, Lạc Hầu
- Không gian: Thành Phong Châu, núi Tản Viên, miền biển
- Thời gian: đời Hùng Vương thứ mười tám
- Diễn biến: Vua Hùng kén rể - Sơn Tinh và Thuỷ Tinh cầu hôn - Vua Hùng ra điều kiện - Sơn Tinh đến trước, lấy được Mị Nương - Thuỷ Tinh nổi giận - Sơn Tinh và Thuỷ Tinh giao chiến - Thuỷ Tinh thua - hằng năm Thuỷ Tinh lại dâng nước đánh Sơn Tinh.
- Nguyên nhân: việc xảy ra do Thuỷ Tinh tức giận khi không lấy được Mị Nương.
- Kết thúc: Thuỷ Tinh thua nhưng vẫn không quên thù hận, hằng năm vẫn gây bão lụt đánh Sơn Tinh.
Các yếu tố này nhất thiết phải có thì truyện mới hấp dẫn, thú vị. Thiếu đi một trong các yếu tố đó thì sự việc trong truyện sẽ trở nên không hoàn chỉnh, thiếu sức thuyết phục và chủ đề của truyện cũng sẽ khác đi. Không có thời gian và không gian cụ thể, sự việc sẽ trở nên không chân thực, thiếu sức sống. Không có sự việc vua Hùng ra điều kiện kén rể thì sẽ không nảy sinh sự ganh đua giữa Sơn Tinh và Thuỷ Tinh. Nếu vua Hùng không tỏ ra ưu ái với Sơn Tinh khi đưa ra các sản vật toàn là thuộc miền núi thì Thuỷ Tinh không tức giận, hận thù đến thế. Thuỷ Tinh thua là tất yếu cũng như Sơn Tinh thắng theo sự ưu ái của vua Hùng cũng là tất yếu. Mối quan hệ chặt chẽ giữa các sự việc trong truyện tạo nên sự thống nhất, hợp lí, thể hiện được chủ đề của truyện.
c) Sự việc và chi tiết trong văn tự sự phải được lựa chọn cho phù hợp với chủ đề, nội dung tư tưởng muốn biểu đạt. Các sự việc, chi tiết được lựa chọn như Sơn Tinh có tài xây luỹ đất chống lụt, đồ sính lễ là sản vật của núi rừng dễ cho Sơn Tinh mà khó cho Thuỷ Tinh, Sơn Tinh thắng khi lấy được vợ, lại thắng trong trận giao đấu tiếp theo và mãi về sau khi nào cũng thắng,... cho thấy thái độ của người kể chuyện (ở đây là nhân dân): đứng về phía Sơn Tinh, vua Hùng. Sơn Tinh thắng, Thuỷ Tinh hàng năm vẫn dâng nước báo thù, những chi tiết này giải thích hiện tượng lũ lụt và thể hiện sức mạnh, ước mong của người Việt cổ muốn chế ngự thiên tai.
2. Nhân vật trong văn tự sự
a) Nhân vật trong văn tự sự là kẻ thực hiện các sự việc và là kẻ được thể hiện, được biểu dương hay bị lên án trong văn bản. Chẳng hạn, trong truyện Sơn Tinh, Thuỷ Tinh, các nhân vật là: Vua Hùng, Sơn Tinh, Thuỷ Tinh, Mị Nương, Lạc hầu.
b) Có thể chia nhân vật trong văn tự sự thành nhân vật chính và nhân vật phụ. Nhân vật chính là nhân vật được nói tới nhiều nhất, có vai trò chủ yếu trong việc thể hiện chủ đề của văn bản. Nhân vật phụ thường chỉ được nhắc tên hoặc nói qua, chủ yếu nhằm bổ trợ để cho nhân vật chính thể hiện. Chẳng hạn, trong truyện Sơn Tinh, Thuỷ Tinh, nhân vật chính là Vua Hùng, Sơn Tinh, Thuỷ Tinh, các nhân vật phụ như Lạc hầu, Mị Nương.
c) Nhân vật trong văn tự sự được thể hiện ra ở các mặt như tên gọi, lai lịch, hình dáng, tính nết, việc làm,...
Trong văn bản tự sự, có khi ngay từ tên gọi của nhân vật đã mang ngụ ý nào đó. Ví dụ: Sơn Tinh - thần núi (sơn: núi; tinh: thần linh), Thuỷ Tinh - thần nước (thuỷ: nước; tinh: thần linh). Nhân vật thường được giới thiệu lai lịch, ví dụ: Vua Hùng - thứ mười tám; Sơn Tinh - ở vùng núi Tản Viên,...; Lạc Long Quân - ở miền đất Lạc Việt, nòi rồng, con trai thần Long Nữ; Âu Cơ - ở vùng núi cao phương bắc, thuộc dòng họ Thần Nông,... Có khi, nhân vật được miêu tả hình dáng, ví dụ: Lạc Long Quân - mình rồng, Thánh Gióng - "Chú bé vùng dậy, vươn vai một cái bỗng biến thành một tráng sĩ mình cao hơn trượng, oai phong lẫm liệt.". Tính tình, tài năng của nhân vật có khi được giới thiệu trực tiếp (Mị Nương: "tính nết hiền dịu"), hoặc là thể hiện qua hành động, việc làm, ví dụ: Lang Liêu, Sơn Tinh, Thuỷ Tinh,... Hành động, việc làm của nhân vật là mặt quan trọng để thể hiện nhân vật trong văn tự sự, bộc lộ rõ nét chủ đề, tư tưởng của bài văn, chẳng hạn: hành động đòi gặp sứ giả của Thánh Gióng, hành động thách cưới của Vua Hùng, hành động trả thù của Thuỷ Tinh,... Nói chung, tuỳ theo từng văn bản, với những chủ đề khác nhau, mà các mặt thể hiện nhân vật được tập trung bộc lộ, hoặc kết hợp với nhau cho linh hoạt, hài hoà.
II. RÈN LUYỆN KĨ NĂNG 1. Chỉ ra những việc mà các nhân vật trong truyện Sơn Tinh, Thuỷ Tinh đã làm:
- Vua Hùng: kén rể, thử tài, thách cưới
- Mị Nương: không
- Sơn Tinh: đem đầy đủ lễ vật đến trước, rước Mị Nương về núi, bốc từng quả đồi, dời từng dãy núi, dựng thành luỹ đất, ngăn chặn dòng nước lũ chống trả Thuỷ Tinh.
- Thuỷ Tinh: mang lễ vật đến sau, đem quân đuổi theo cướp Mị Nương, gọi gió làm thành giông bão, dâng nước sông lên cuồn cuộn đánh Sơn Tinh, hằng năm làm mưa gió, bão lụt trả thù.
a. Vai trò, ý nghĩa của nhân vật trong truyện bộc lộ rõ qua việc làm, từ việc làm của các nhân vật trên, hãy rút ra nhận xét về vai trò, ý nghĩa của chúng trong truyện Sơn Tinh, Thuỷ Tinh.
Gợi ý: Qua việc làm có thể xác định vai trò chính hay phụ của các nhân vật (xem mục (b) phần (2): nhân vật trong văn tự sự). Ý nghĩa của nhân vật trong tác phẩm tuỳ thuộc vào sự thể hiện tư tưởng chủ đề của nó trong tác phẩm ấy. Chẳng hạn: nhân vật Sơn Tinh, qua việc làm, thể hiện mong ước chế ngự thiên tai của người Việt cổ khi đánh thắng Thuỷ Tinh.
b. Các sự việc chính, thể hiện chủ đề của tác phẩm tự sự, thường gắn với những nhân vật chính. Tóm tắt văn bản tự sự, do vậy, nhất thiết phải chú trọng đến các sự việc do các nhân vật chính làm, hoặc liên quan trực tiếp đến các nhân vật này. Tóm tắt truyện Sơn Tinh, Thuỷ Tinh theo sự việc gắn với các nhân vật chính có thể dựa vào 7 sự việc đã nêu ở phần trước, diễn đạt bằng lời văn của mình.
c. Nhan đề cũng là một bộ phận quan trọng, thể hiện khái quát chủ đề của tác phẩm. Nhan đề hay là nhan đề vừa phản ánh được chủ đề trung tâm của văn bản, vừa phải ngắn gọn, súc tích. Gọi tên văn bản theo tên nhân vật chính là cách thường gặp, nhất là trong các truyện kể dân gian. Trong các tên gọi Vua Hùng kén rể; Truyện vua Hùng, Mị Nương, Sơn Tinh và Thuỷ Tinh; Bài ca chiến công của Sơn Tinh; Sơn Tinh, Thuỷ Tinh thì tên gọi thứ tư là hợp lí nhất. Gọi là Vua Hùng kén rể thì chưa thể hiện được chủ đề của truyện. Gọi là Truyện Vua Hùng, Mị Nương, Sơn Tinh và Thuỷ Tinh thì vừa dài dòng, lại vừa không cho thấy được sự chú ý tới vai trò khác nhau giữa nhân vật chính và nhân vật phụ. Gọi là Bài ca chiến công của Sơn Tinh thì lại không thể hiện được rõ đối kháng giữa hai nhân vật chính là Sơn Tinh và Thuỷ Tinh.
2. Cho nhan đề truyện: Một lần không vâng lời. Em hãy tưởng tượng để kể một câu chuyện theo nhan đề ấy.
Gợi ý: Cho nhan đề tức là ta đã biết định hướng về chủ đề của câu chuyện mà ta sắp kể. Với bất kì câu chuyện với nhan đề gì, theo chủ đề nào thì trước khi kể nhất thiết cũng phải chuẩn bị theo các thao tác như sau:
- Tưởng tượng ra sự việc chính sẽ kể;
- Diễn biến chính của câu chuyện dự định kể ra sao (khởi đầu, phát triển, cao trào, kết thúc);
- Nhân vật của câu chuyện là ai (tên gọi, lai lịch, tính nết, việc làm,...): nhân vật chính, nhân vật phụ (nếu có).
- Câu chuyện mà mình sắp kể nhằm mục đích gì? Kể để thể hiện nội dung tư tưởng gì? Hướng tới ý nghĩa nào?

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
0
1
Nguyễn Thị Sen
05/04/2018 17:08:05

Soạn bài: Sự việc và nhân vật trong văn tự sự

Đặc điểm của sự việc và nhân vật trong văn tự sự

Câu 1 (trang 37 sgk Ngữ Văn 6 Tập 1): Sự việc trong văn tự sự

a.

   - Sự vệc khởi đầu: (1)

   - Sự việc phát triển: (2, 3, 4, 5)

   - Sự việc cao trào: (6)

   - Sự việc kết thúc: (7)

   Các sự việc xảy ra theo một trình tự thời gian, nguyên nhân dẫn đến kết quả.

b. - Các yếu tố trong truyện Sơn Tinh, Thủy Tinh:

       + do ai làm: Sơn Tinh, Thủy Tinh.

       + ở đâu: thành Phong Châu, núi Tản Viên, miền biển.

       + lúc nào: đời vua Hùng mười tám.

       + nguyên nhân: tranh chấp cùng cầu hôn con gái vua của hai chàng trai.

       + diễn biến: Sơn Tinh đến trước lấy được vợ, Thủy Tinh đến sau tức giận, dâng nước đánh Sơn Tinh.

       + kết quả: Sơn Tinh thắng, từ đó hằng năm Thủy Tinh đều dâng nước đánh Sơn Tinh, nhưng đều thua.

   - Không thể xóa bỏ thời gian, địa điểm, việc Sơn Tinh có tài, việc vua ra điều kiện kén rể. Vì nếu mất đi một trong số các yếu tố đó, câu chuyện sẽ thiếu thông tin, không rõ ràng, không cụ thể.

   - Thủy Tinh nổi giận là có lí. Không lấy được Mị Nương, mà sính lễ vua yêu cầu là những thứ dễ tìm trên mặt đất, bất lợi cho Thủy Tinh (có lẽ ngay từ đầu nhà vua đã yêu mến Sơn Tinh hơn).

c. - Sự việc thể hiện mối thiện cảm của người kể với Sơn Tinh và vua Hùng: Sơn Tinh được kể về tài lạ trước; Sơn Tinh lấy được vợ và chiến thắng; vua Hùng không tự đề ra cách chọn rể mà có bàn bạc với Lạc hầu.

   - Việc Sơn Tinh thắng Thủy Tinh hai lần thể hiện ý nghĩa luôn chiến thắng thiên tai của con người.

   - Không thể cho Thủy Tinh thắng. Vì sẽ làm mất đi ý nghĩa của truyện.

   - Không thể xóa bỏ sự việc "Hằng năm Thủy Tinh lại dâng nước..." vì đó là sự việc giải thích sự xuất hiện của lũ.

Câu 2 (trang 38 sgk Ngữ Văn 6 Tập 1): Nhân vật trong văn tự sự

a. - Nhân vật chính và được nói tới nhiều nhất là Sơn Tinh, Thủy Tinh.

   - Vua Hùng, Mị Nương, các Lạc hầu là các nhân vật phụ nhưng rất cần thiết, không thể bỏ.

b. Các nhân vật trong truyện Sơn Tinh, Thủy Tinh được kể:

Nhân vật Tên gọi Lai lịch Tài năng Việc làm
Vua Hùng Vua Hùng đời vua thứ mười tám kén rể, bàn bạc với Lạc hầu
Sơn Tinh Sơn Tinh vùng núi Tản Viên vẫy tay… dời núi, tìm được lễ vật trước cầu hôn, ngăn lũ
Thủy Tinh Thủy Tinh miền biển hô mưa gọi gió cầu hôn, dâng nước gây lũ
Mị Nương Mị Nương con gái Vua Hùng đẹp người đẹp nết theo Sơn Tinh về
Lạc hầu Lạc hầu bàn bạc

Luyện tập

Câu 1 (trang 38 sgk Ngữ Văn 6 Tập 1):

a. Việc làm các nhân vật: Xem lại mục I.2.b ở trên.

   Vai trò, ý nghĩa các nhân vật:

   - Quyết định cốt lõi, chủ đề câu chuyện.

   - Nói lên thái độ người kể.

b. Tóm tắt truyện theo nhân vật chính:

   Thần Núi Sơn Tinh và thần Nước Thủy Tinh cùng đến cầu hôn công chúa Mị Nương trong một lần vua Hùng kén rể. Vua Hùng không biết từ chối ai nên đưa ra điều kiện kén rể, ai đem lễ vật đến trước sẽ lấy được Mị Nương. Hôm sau Sơn Tinh đến trước đón Mị Nương về, Thủy Tinh đến sau tức giận dâng nước đánh Sơn Tinh nhưng thua trận rút lui. Về sau mỗi năm Thủy Tinh đều dâng nước đánh Sơn Tinh nhưng đều thất bại.

c. Nếu đổi nhan đề truyện thành:

   - Vua Hùng kén rể hoặc Bài ca chiến công của Sơn Tinh thì không đúng trọng tâm chủ đề truyện, không bao hàm hết nội dung, ý nghĩa.

   - Truyện Vua Hùng, Mị Nương, Sơn Tinh và Thủy Tinh thì không xác định rõ về nhân vật chính, phụ.

Câu 2 (trang 39 sgk Ngữ Văn 6 Tập 1):

   Bài viết tham khảo:

   Hưng là học sinh lớp 6, là con ngoan trò giỏi. Một lần được bố mẹ dẫn đi chơi biển, Hưng vui thích vô cùng. Vì lần đầu Hưng ra biển nên bố mẹ lo lắng căn dặn rất nhiều. Bố có dặn: "Con đừng chơi xa quá, đặc biệt không được chơi phía rừng đằng kia, lỡ lạc vào đó thì nguy hiểm lắm". Hưng hào hứng vâng rất to. Nhưng vừa tuột khỏi bàn tay bố mẹ, Hưng gặp mấy người bạn cùng lớp. Các bạn rủ nhau ra phía rừng chơi tìm kho báu, vui quá Hưng bỗng quên lời bố theo các bạn ra phía rừng. Rồi lỡ đi sâu trong rừng, Hưng và các bạn bị lạc.

   Lúc sau, nhận ra sự vắng mặt của Hưng, bố mẹ lo lắng đi tìm. Từ lúc trưa nắng cho đến chiều, vẫn chưa tìm được con, bố mẹ Hưng gọi cứu hộ giúp đỡ, họ gặp những người bố, người mẹ của các bạn khác. Đến tối, các nhân viên cứu hộ đã tìm được Hưng và các bạn đang sợ hãi ngồi trong rừng tối.

   Sau sự việc ấy, Hưng đã bị bố nặng lời trách mắng vì lo lắng. Hưng ân hận vô cùng và tự hứa sẽ không bao giờ trái lời bố mẹ nữa.

0
0
Tô Hương Liên
05/04/2018 17:08:06

Soạn bài: Sự việc và nhân vật trong văn tự sự

I. Đặc điểm của sự việc và nhân vật trong văn tự sự

Sự việc và nhân vật là hai yếu tố then chốt của tự sự. Các yếu tố này có quan hệ qua lại với nhau và với các yếu tố khác của văn bản tự sự như chủ đề, thời gian, không gian, v.v...

1. Sự việc trong văn tự sự

a. Các sự việc trong truyện Sơn Tinh, Thuỷ Tinh:

- Sự việc khởi đầu là (1).

- Sự việc phát triển là (2) (3) (4) (5)

- Sự việc cao trào là (6)

- Sự việc kết thúc là (7)

Trật tự sắp xếp các sự việc là không thể đảo lộn được, và không thể bỏ đi bất cứ sự việc nào. Chẳng hạn nếu bỏ sự việc (3) vua Hùng ra điều kiện kén rể thì không biểu hiện được sự "thiên vị" của vua giành cho Sơn Tinh. Bởi mọi sản vật vua yêu cầu, Sơn Tinh có khả năng thực hiện dễ hơn Thủy Tinh.

b. Sự việc trong văn tự sự phải đảm bảo đi liền với các yếu tố như nhân vật, không gian, thời gian, nguyên nhân, diễn biến, kết quả. Có như vậy thì sự việc mới sinh động, cụ thể, không sơ lược, khô khan và thể hiện được chủ đề của toàn bộ bài văn. Có thể thấy sự biểu hiện của các yếu tố này trong truyện Sơn Tinh, Thuỷ Tinh:

- Nhân vật: Vua Hùng, Sơn Tinh, Thuỷ Tinh, Mị Nương, Lạc Hầu

- Không gian: Thành Phong Châu, núi Tản Viên, miền biển

- Thời gian: đời Hùng Vương thứ mười tám

- Diễn biến: (3), (4), (5), (6) ở câu a.

- Nguyên nhân: Thuỷ Tinh tức giận vì không lấy được Mị Nương.

- Kết thúc: (7)

Các yếu tố này nhất thiết phải có thì truyện mới hấp dẫn, thú vị. Thiếu đi một trong các yếu tố đó thì sự việc trong truyện sẽ trở nên không hoàn chỉnh, thiếu sức thuyết phục và chủ đề của truyện cũng sẽ khác đi. Không có thời gian và không gian cụ thể, sự việc sẽ trở nên không chân thực, thiếu sức sống. Không có sự việc vua Hùng ra điều kiện kén rể thì sẽ không nảy sinh sự ganh đua giữa Sơn Tinh và Thuỷ Tinh. Nếu vua Hùng không tỏ ra ưu ái với Sơn Tinh khi đưa ra các sản vật toàn là thuộc miền núi thì Thuỷ Tinh không tức giận, hận thù đến thế. Thuỷ Tinh thua là tất yếu cũng như Sơn Tinh thắng theo sự ưu ái của vua Hùng cũng là tất yếu. Mối quan hệ chặt chẽ giữa các sự việc trong truyện tạo nên sự thống nhất, hợp lí, thể hiện được chủ đề của truyện.

c. Sự việc và chi tiết trong văn tự sự phải được lựa chọn cho phù hợp với chủ đề, nội dung tư tưởng muốn biểu đạt. Các sự việc, chi tiết được lựa chọn như Sơn Tinh có tài xây luỹ đất chống lụt, đồ sính lễ là sản vật của núi rừng dễ cho Sơn Tinh mà khó cho Thuỷ Tinh, Sơn Tinh thắng khi lấy được vợ, lại thắng trong trận giao đấu tiếp theo và mãi về sau khi nào cũng thắng,... cho thấy thái độ của người kể chuyện (ở đây là nhân dân): đứng về phía Sơn Tinh, vua Hùng. Sơn Tinh thắng, Thuỷ Tinh hàng năm vẫn dâng nước báo thù, những chi tiết này giải thích hiện tượng lũ lụt và thể hiện sức mạnh, ước mong của người Việt cổ muốn chế ngự thiên tai.

2. Nhân vật trong văn tự sự

a. Trong truyện Sơn Tinh, Thuỷ Tinh, các nhân vật là: Vua Hùng, Sơn Tinh, Thuỷ Tinh, Mị Nương, Lạc hầu.

- Nhân vật chính là: Sơn Tinh, Thuỷ Tinh (nhân vật được nói tới nhiều nhất, có vai trò chủ yếu trong việc thể hiện chủ đề của văn bản)

- Nhân vật phụ là: Vua Hùng, Mị Nương (thường chỉ được nhắc tên hoặc nói qua, nhưng không thể bỏ qua nhân vật phụ vì nhân vật phụ nhằm bổ trợ để cho nhân vật chính thể hiện)

c. Trong văn bản tự sự, có khi ngay từ tên gọi của nhân vật đã mang ngụ ý nào đó. Ví dụ: Sơn Tinh - thần núi (sơn: núi; tinh: thần linh), Thuỷ Tinh - thần nước (thuỷ: nước; tinh: thần linh). Nhân vật thường được giới thiệu lai lịch, ví dụ: Vua Hùng - thứ mười tám; Sơn Tinh - ở vùng núi Tản Viên,...; Lạc Long Quân - ở miền đất Lạc Việt, nòi rồng, con trai thần Long Nữ; Âu Cơ - ở vùng núi cao phương bắc, thuộc dòng họ Thần Nông,... Có khi, nhân vật được miêu tả hình dáng, ví dụ: Lạc Long Quân - mình rồng, Thánh Gióng - "Chú bé vùng dậy, vươn vai một cái bỗng biến thành một tráng sĩ mình cao hơn trượng, oai phong lẫm liệt.". Tính tình, tài năng của nhân vật có khi được giới thiệu trực tiếp (Mị Nương: "tính nết hiền dịu"), hoặc là thể hiện qua hành động, việc làm, ví dụ: Lang Liêu, Sơn Tinh, Thuỷ Tinh,... Hành động, việc làm của nhân vật là mặt quan trọng để thể hiện nhân vật trong văn tự sự, bộc lộ rõ nét chủ đề, tư tưởng của bài văn, chẳng hạn: hành động đòi gặp sứ giả của Thánh Gióng, hành động thách cưới của Vua Hùng, hành động trả thù của Thuỷ Tinh,... Nói chung, tuỳ theo từng văn bản, với những chủ đề khác nhau, mà các mặt thể hiện nhân vật được tập trung bộc lộ, hoặc kết hợp với nhau cho linh hoạt, hài hoà.

II. Luyện tập

Câu 1:

- Những việc của nhân vật.

    + Vua Hùng kén rể, chọn các Lạc hầu bàn bạc và ra lời phán.

    + Mị Nương theo Sơn Tinh về núi.

    + Sơn Tinh vẫy tay làm đất nổi cồn núi, dùng phép lạ bốc đồi, dời núi.

    + Thủy Tinh gọi gió, hô mưa, dâng nước sông cuồn cuộn lên đánh Sơn Tinh.

a. Vai trò, ý nghĩa của nhân vật Sơn Tinh, Thủy Tinh.

- Quyết định phần chính yếu của câu truyện.

- Nói lên thái độ người kể.

- Giải thích hiện tượng lũ lụt.

Sơn Tinh như vị phúc thần chống lại thế lực của Thủy Tinh thần nước – một tai họa mà mọi người rất muốn diệt trừ.

Hai nhân vật còn lại chỉ tạo nguyên nhân cho câu chuyện phát triển, tạo nên sự đối đầu của Sơn Tinh và Thủy Tinh.

b.

Click xem lại tóm tắt bài "Sơn Tinh, Thủy Tinh"

Ở đây, Sơn Tinh, Thủy Tinh là hai nhân vật chính, được nói đền nhiều nhất, nên tóm tắt cần chú trọng các sự kiện xoay quanh hai nhân vật này.

c. Nhan đề cũng là một bộ phận quan trọng, thể hiện khái quát chủ đề của tác phẩm. Nhan đề hay là nhan đề vừa phản ánh được chủ đề trung tâm của văn bản, vừa phải ngắn gọn, súc tích. Gọi tên văn bản theo tên nhân vật chính là cách thường gặp, nhất là trong các truyện kể dân gian.

Do đó truyện có tên là Sơn Tinh, Thủy Tinh. Nếu đổi bằng các tên như SGK thì sẽ không thể hiện được nội dung mà truyện hướng tới.

Câu 3: Các em cần xác định.

- Không vâng lời là hiện tượng phổ biến của trẻ em vì các em chưa hiểu hết ý nghĩa của lời dạy bảo.

- Một lần không vâng lời là nhấn mạnh tới việc không vâng lời gây hậu quả như trèo cây ngã gẫy tay, đua xe đẹp bị công an tạm giữ, quay cóp bị điểm kém, hút thuốc lá, ham chơi để em ngã, tắm sông suýt chết, ….

- Phải xác định chọn nhân vật, sự việc phù hợp, hiểu sự tương quan chặt chẽ giữa sự việc và ý nghĩa.

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Đấu trường tri thức | Lazi Quiz Challenge +500k
Gửi câu hỏi
×