Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Soạn bài: Bài viết số 7

1 Xem trả lời
Hỏi chi tiết
459
0
0
Bạch Tuyết
05/08/2017 01:26:35
BÀI VIẾT SỐ 7
(Văn nghị luận)




I. ĐỀ BÀI THAM KHẢO
Đề 1. Vai trò của sách đối với đời sống nhân loại.
Đề 2. Anh (chị) hãy trình bày những suy nghĩ của mình về lòng dũng cảm.
Đề 3. Quan niệm của anh (chị) về một bài thơ hay.
Đề 4. Bi kịch của người phụ nữ trong xã hội cũ qua một số tác phẩm văn học trung đại đã học: Đọc “Tiểu Thanh kí” (Nguyễn Du), Chinh phụ ngâm (Đặng Trần Côn - Đoàn Thị Điểm), Cung oán ngâm (Nguyễn Gia Thiều).
Đề 5. Bài học về nhân cách mà anh (chị) rút ra từ các câu chuyện về Thái phó Tô Hiến Thành và Thái sư Trần Thủ Độ.
II. HƯỚNG DẪN
1. Trong số các đề trên, có đề thiên về nghị luận xã hội (đề 1, 2), có đề thiên về nghị luận văn học (đề 3, 4), lại có đề tổng hợp cả nghị luận xã hội và nghị luận văn học (đề 5). Tuy nhiên, nhìn bao quát có thể thấy, trừ đề 2, hầu như không có đề nào thuần tuý là nghị luận xã hội hay nghị luận văn học. Để làm tốt các dạng đề này, cần chú ý huy động cả những tri thức về văn học lẫn những hiểu biết về đời sống, xã hội, những liên hệ áp dụng của chính bản thân mình.
2. Cần tiến hành làm bài theo các bước sau:
a) Tìm hiểu đề
- Xác định nội dung trọng tâm cần bàn bạc và làm sáng tỏ
- Xác định loại đề văn nghị luận và các thao tác lập luận chính sẽ vận dụng trong bài viết
- Xác định phạm vi tư liệu cần huy động, trích dẫn cho bài viết
b) Lập dàn ý cho bài viết theo bố cục 3 phần:
- Mở bài: Giới thiệu nội dung nghị luận.
- Thân bài: Trình bày các nội dung nghị luận; sắp xếp các ý theo trình tự hợp lí.
- Kết bài: Nhận định tổng kết về nội dung nghị luận.
c) Viết bài văn hoàn chỉnh theo dàn ý đã lập.
3. Gợi ý làm các đề văn
Đề 1. Vai trò của sách đối với đời sống nhân loại.
Gợi ý: Cần sử dụng các thao tác giải thích, phân tích, bình luận để triển khai các ý cơ bản sau:
- Sách là gì? Người ta dùng sách để làm gì?
- Không có sách, cuộc sống con người sẽ thế nào?
- Sách có vai trò như thế nào đối với đời sống xã hội?
- Cần làm gì trước tình trạng xem nhẹ vai trò của sách trong xã hội công nghiệp hiện đại, khi công nghệ thông tin, nghe nhìn phát triển ồ ạt?
Để có tư liệu cho việc tạo lập các ý theo định hướng trên, hãy đọc lại bài Bàn về đọc sách của Chu Quang Tiềm trong Ngữ văn 9, tập hai.
Đề 2. Anh (chị) hãy trình bày những suy nghĩ của mình về lòng dũng cảm.
Gợi ý: Vận dụng các thao tác giải thích, bình luận, chứng minh để thể hiện những suy nghĩ riêng của mình về lòng dũng cảm. Cần huy động những hiểu biết về lịch sử, văn học hoặc những chuyện có thật trong cuộc sống mà em đã được nghe, được chứng kiến làm dẫn chứng cho những bàn luận của mình.
- Người như thế nào là người dũng cảm?
- Lòng dũng cảm có những biểu hiện nào?
- Lòng dũng cảm có ý nghĩa quan trọng như thế nào trong cuộc sống của mỗi người và của cộng đồng?
Đề 3. Quan niệm của anh (chị) về một bài thơ hay.
Gợi ý: Cần vận dụng các thao tác bình luận, phân tích, chứng minh để thể hiện suy nghĩ của mình về tiêu chuẩn để đánh giá một bài thơ hay. Cần kết hợp giữa việc trình bày lí thuyết với việc liên hệ, phân tích, nêu cảm nghĩ của mình đối với những ví dụ cụ thể, nhất là các bài thơ đã được đọc – hiểu trong chương trình Trung học cơ sở hoặc Trung học phổ thông.
- Thơ hay thì nội dung phải như thế nào? (Cảm xúc chân thực; Nội dung có sự thống nhất cao giữa cái riêng và cái chung, giữa cảm xúc của một người với cảm xúc của nhiều người,…)
- Thơ hay thì hình thức biểu đạt phải như thế nào? (kết cấu, nhạc tính, từ ngữ, hình ảnh, các biện pháp tu từ,…)
- Nội dung và hình thức của một bài thơ hay phải kết hợp với nhau ra sao?
Đề 4. Bi kịch của người phụ nữ trong xã hội cũ qua một số tác phẩm văn học trung đại đã học: Đọc “Tiểu Thanh kí” (Nguyễn Du), Chinh phụ ngâm (Đặng Trần Côn - Đoàn Thị Điểm), Cung oán ngâm (Nguyễn Gia Thiều).
Gợi ý: Đề bài đưa ra ba tác phẩm và một vấn đề có tính khái quát. Cần vận dụng thao tác phân tích, bình luận song cũng phải có kĩ năng tổng hợp khi thực hiện yêu cầu của đề này. Nội dung phản ánh và hình tượng trung tâm của ba tác phẩm là những luận cứ mà người viết cần phân tích để làm nổi rõ luận điểm về bi kịch của người phụ nữ trong xã hội phong kiến. Có thể tham khảo sự lập ý và cách triển khai ý dưới đây:
- Ba tác phẩm (Đọc “Tiểu Thanh kí” của Nguyễn Du, Chinh phụ ngâm của Đặng Trần Côn - Đoàn Thị Điểm và Cung oán ngâm của Nguyễn Gia Thiều) có điểm gì chung? (Đều phản ánh bi kịch của người phụ nữ trong xã hội cũ)
- Thân phận, tình cảnh, nỗi bất hạnh của ba người phụ nữ trong ba tác phẩm có gì khác nhau? (nàng Tiểu Thanh, người chinh phụ, người cung nữ)
- Mỗi nhân vật mang một nỗi khổ riêng, song những nỗi niềm riêng ấy cho ta thấy tấn bi kịch chung của người phụ nữ trong xã hội cũ như thế nào?
- Có thể liên hệ so sánh như thế nào với người phụ nữ hiện nay?
- Em có suy nghĩ gì về giá trị nhân đạo của các tác phẩm thể hiện bi kịch của người phụ nữ?
Đề 5. Bài học về nhân cách mà anh (chị) rút ra từ các câu chuyện về Thái phó Tô Hiến Thành và Thái sư Trần Thủ Độ.
Gợi ý: Đề bài yêu cầu từ những câu chuyện về các nhân vật lịch sử người viết tự nêu lên những suy nghĩ về bài học nhân cách. Để thực hiện tốt yêu cầu của đề bài này, cần tập trung vận dụng thao tác bình luận, giải thích. Có thể tham khảo sự lập ý và cách triển khai ý dưới đây:
- Thái phó Tô Hiến Thành và Thái sư Trần Thủ Độ được khắc họa nổi bật ở điểm nào trong các câu chuyện lịch sử? Tại sao có thể coi hai ông là tấm gương sáng về đức độ, nhân cách?
- Em rút ra bài học gì về nhân cách từ những câu chuyện về hai nhân vật lịch sử? Ý nghĩa của bài học ấy là gì? (Bài học về đức tính chính trực, thẳng thắn, chí công vô tư, lòng quả cảm, trung thực, tinh thần yêu nước,…)
- Có thể liên hệ được không giữa những gì diễn ra trong câu chuyện lịch sử ngợi ca nhân cách của Tô Hiến Thành và Trần Thủ Độ với đời sống xã hội hiện nay?
- Em có thể áp dụng bài học ấy vào cuộc sống, công việc học tập,… của mình như thế nào?

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
Gửi câu hỏi
×