Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Thế nào là so sánh? Nêu cấu tạo của so sánh?

Phần 1, Củng cố kiến thức :
1, Thế nào là so sánh ? Nêu cấu tạo của so sánh ? Cho VD ?
2, Có mấy kiểu so sánh ? Tác dụng của phép so sánh ?
3, Thế nào là nhân hóa ? Có mấy kiểu nhân hóa ?
4, Tác dụng của phép nhân hóa ?
Phần 2, Luyện tập :
Bài tập 1 : Chỉ rõ hình ảnh so sánh và giá trị của phép tu từ trong đoạn trích sau ?
a. " Đất nước bốn nghìn năm
Vất vả và gian lao
Đất nước như vì sao
Cứ đi lên phía trước ."
b. Phía trên làng tôi , giữa một ngọn đồi , có hai cây phong lớn . Tôi biết chúng từ thuở bắt đầu biết mình . Dù ai đi từ phía nào đến làng Ku-ku-rêu chúng tôi cũng đều trông thấy hai cây phong đó trước tiên , chúng luôn hiện ra trước mắt hệt như những hải đăng đặt trên núi.
5 trả lời
Hỏi chi tiết
350
2
0
Doãn
14/07/2019 12:37:58
Câu1___
*So sánh: Là đối chiếu sự vật, sự vc này vs sự vật, sự vc # có nét tương đồng, nhằm tăng sức gợi hình gợi cảm cho sự diễn đạt
_Vd: Cô giáo như mẹ hiền
*Cấu tạo của phép so sánh: Gồm 4 phần
- Vế A: Sự vật, sự vc đc so sánh
- Phương diện dùng để so sánh
- Từ chỉ ý so sánh gọi tắt là sánh
Câu2___
*Có 2 kiểu so sánh :
- So sánh ko ngang bằng. VD : Tình yêu của mẹ dành cho con hơn mọi thứ tình yêu khác.
- So sánh ngang bằng . VD : Bác Hồ như là vị cha già kính yêu của dân tộc ta.
*Tác dụng:
1. giúp cho cách miêu tả trở nên hay hơn, sinh động hơn, hấp dẫn hơn
2. giúp tác giả thể hiện tình cảm sâu sắc với sự vật sự việc
3. tác giả đã đối chiếu vế A với vế B nhằm tăng sức gợi hình gợi cảm cho người đọc

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
1
0
Mint
14/07/2019 12:40:02
I. Phan 1.
1.
- So sánh chính là đối chiếu sự vật sự việc này với sự vật sự việc khác có tính tương đồng để làm tăng sức gợi hình và gợi cảm cho sự diễn đạt.
- Cau tao:
- Vế A: các sự việc, sự vật được so sánh
- Vế B: các sự vật, sự việc dùng để so sánh.
- VD: Bác Hồ như là vị cha già kính yêu của dân tộc ta.
2.
+ Có 2 kiểu so sánh :
- So sánh ngang bằng .
- So sánh ko ngang bằng.
- Tac dung:
+ So sánh tạo ra những hình ảnh cụ thể sinh động. Phần lớn các phép so sánh đều lấy cái cụ thể so sánh với cái không cụ thể hoặc kém cụ thể hơn, giúp mọi người hình dung được sự vật, sự việc cần nói tới và cần miêu tả.
+ So sánh còn giúp cho câu văn hàm súc gợi trí tưởng tượng của ta bay bổng. Vì thế trong thơ thể hiện nhiều phép so sánh bất ngờ.
3.
- Nhân hóa là một biện pháp tu từ trong trong Văn học, biến những sự vật, sự việc, hiện tượng,... (con vật, cây cối, đồ vật, gió, mưa ...) trở nên giống con người.
- Có 3 kiểu nhân hóa :
+ Dùng những từ vốn gọi người để gọi vật
+ Dùng những từ vốn chỉ hoạt động,tính chất của người để chỉ tính chất,hoạt động của vật
+ Trò chuyện,xưng hô với vật như đối với con người
4.
Phép nhân hoá làm cho câu văn, bài văn thêm cụ thể, sinh động, gợi cảm ; làm cho thế giới đồ vật, cây cối, con vật được gần gũi với con người hơn.
2
0
Doãn
14/07/2019 12:45:37
Câu3___
*Nhân hóa:
–Là phép tu từ gọi hoặc tả đồ vật, cây cối, con vật… bằng các từ ngữ thường được sử dụng cho chính con người như suy nghĩ, tính cách giúp trở nên gần gũi, sinh động, hấp dẫn, gắn bó với con người hơn.
*Có 3 kiểu nhân hóa thường gặp:
– Sử dụng các từ ngữ thường gọi con người dùng để gọi vật.
– Sử dụng các từ ngữ chỉ tính chất, hoạt động của con người để chỉ hoạt động, tính chất của vật
– Dùng các từ ngữ xưng hô với vật như với con người.
Câu4___
*Tác dụng nhân hóa
Nhân hóa rất quan trọng trong văn học, không chỉ vậy biện pháp nhân hóa còn hữu ích trong đời sống của con người. Tác dụng của biện pháp nhân hóa gồm:
– Giúp loài vật/cây cối/ trở nên sinh động, gần gũi với con
– Các loài vật/cây cối/ con vật có thể biểu thị được suy nghĩ hoặc tình cảm của con người.
2
0
Doãn
14/07/2019 12:53:54
Phần2:
Câu1___
A) So sánh trong câu'' Đất nước như vì sao''
B) So sánh trong câu'' Chúng luôn hiện ra trước mắt hệt như những hải đăng đặt trên núi''.
3
0
Cameo
14/07/2019 14:20:17
bài tập 1 :
a.
“Đất nước bốn ngàn năm
Vất vả và gian lao
Đất nước như vì sao
Cứ đi lên phía trước”
+ Với nghệ thuật nhân hóa, Tổ quốc như một người mẹ tần tảo,vất vả và gian lao, đã làm nổi bật sự trường tồn của đất nước. Để có được sự trường tồn ấy, giang sơn gấm vóc này đã thấm bao máu, mồ hôi và cả nước mắt của các thế hệ, của những tháng năm đằng đẵng lúc hưng thịnh, lúc thăng trầm. Nhưng dù thù địch có mạnh đến đâu cũng không khuất phục được dân tộc Việt Nam
+ Đặc biệt, phép tu từ so sánh được nhà thơ sử dụng vô cùng đặc sắc, làm ý thơ hàm súc –“Đất nước như vì sao/Cứ đi lên phía trước”. Sao là nguồn sáng bất diệt của thiên hà, là vẻ đẹp lung linh của bầu trời đêm, là hiện thân của sự vĩnh hằng trong vũ trụ. So sánh như thế, là tác giả đã ngợi ca đấtnước trường tồn, tráng lệ, đất nước đang hướng về một tương lai tươi sáng. Điệp ngữ “đất nước” được nhắc lại hai lần thể hiện sâu sắc ý thơ: trải qua những gian truân, vất vả, đất nước vẫn toả sáng đi lên không gì có thể ngăn cản được.

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm
Bài tập liên quan

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Gia sư Lazi Gia sư
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo