Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Cánh đồng, bãi cát không một bóng người/ Chỉ có những cây phi lao trò chuyên

4 Xem trả lời
Hỏi chi tiết
1.055
1
1
Đại
19/07/2019 20:50:04
Đề 2 câu 1:
Bài làm:
Mỗi chúng ta đều có một cách đánh giá riêng của mình về những vấn đề xảy ra xung quanh mình, vì mỗi người có suy nghĩ khác nhau, nên những hành động, thành công cũng không thể giống nhau. Vậy làm cách nào để chúng ta tìm cho mình một lối đi đúng đắn và tránh được những gì tiêu cực nhất? Có người từng nói: “Người bi quan luôn thấy khó khăn trong cơ hội. Người lạc quan luôn nhìn được những cơ hội trong từng khó khăn.”

Cuộc sống là những hành trình nối tiếp hành trình, là một quãng đường đi luôn ẩn chứa những thử thách bất ngờ. Vì vậy, để đạt được mục đích, ước mơ của mình, mỗi người phải trải qua rất nhiều thử thách chiến thắng chính mình để gặt hái được thành quả đó. Có nhiều khi ta thắc mắc, vì sao có những người có thể giàu có như Bill gates? Và cũng có những người sinh ra trong hoàn cảnh khá giả nhưng lại có cuộc sống nghèo khó về sau?

Trong câu nói trên, có đề cập đến cụm từ: “người bi quan”, vậy thế nào là người bi quan? Người bi quan là những người luôn nhìn sự việc theo hướng tiêu cực, không tìm thấy nút tháo gỡ cho sự việc, có thái độ chán nản, buông xuôi trước khó khăn, thử thách. Còn ngược lại với điều đó, chính là người lạc quan. Người lạc quan, luôn nhìn ra sự tháo gỡ trong khó khăn, nhìn sự việc theo hướng tích cực, có tinh thần mạnh mẽ, ý chí vươn lên hoàn cảnh, làm chủ cuộc đời thoát khỏi nghịch cảnh. Và từ đó cho ta hiểu ý nghĩa cả câu, nhấn mạnh đến ý nghĩa của mỗi người khi đến với khó khăn. Khó khăn nếu chỉ cần ta thay đổi suy nghĩ, sẽ có hai mặt như hai tấm gương khác biệt. Thái độ của mỗi người trong hoàn cảnh ấy là rất quan trọng, mọi người hãy luôn sống lạc quan, vì chỉ có như thế mới có niềm tin, sự tin tưởng chủ động với cơ hội thay vì buông xuôi bất lực nhận lấy thất bại do chính mình tạo ra. Cơ hội là do mình nắm giữ, cơ hội không tới hai lần, vì vậy hãy cố gắng dù trong hoàn cảnh khó khăn nhất.

Câu nói mang ý nghĩa to lớn và bài học giáo dục đến mỗi người. Mang lại cho ta một nhận thức đúng đắn. Hãy luôn nuôi dưỡng trong mình thái độ tinh thần lạc quan. Để luôn sống tích cực và chủ động, yêu đời, có động lực vượt qua khó khăn. Chính nhờ thái độ, cách nhìn nhận cuộc sống đầy tích cực như vậy, sẽ giúp chúng ta đạt được thành công cho mình. Như nhà giáo Nguyễn Ngọc Kí, bị liệt hai tay, nhưng vẫn vươn lên khó khăn để trở thành một người truyền cảm hứng cho thế hệ trẻ. Hay nick Vujic cũng tương tự như vậy, họ là những tấm gương sáng giúp ta hiểu hơn ý nghĩa của cuộc sống. Phê phán những ai có thái độ buông xuôi, yếu đuối, thiếu bản lĩnh, không dám đối diện mà chọn cách hèn nhát.

Câu nói vô cùng đúng đắn, nhất là trong khi cuộc sống hiện đại ngày càng phát triển, con người phải cạnh tranh lẫn nhau. Hiểu được điều này ta càng phải rèn luyện cho mình một thái độ sống tự tin, nuôi dưỡng niềm tin hi vọng để đạt được ước mơ của chính mình.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
1
1
(•‿•)
20/07/2019 12:36:36
Đề 2: Câu 2:
Nhà văn Pháp Anna-tôn Prăng-xơ từng nói :"Đọc một câu thơ nghĩa là ta gặp gỡ tâm hồn con người". Đúng vậy,qua hai bài thơ '' Cảnh khuya'' và '' Rằm tháng giêng'' ta càng thấy rõ hơn điều đó.
Cùng viết về ánh trăng nhưng trong hai bài thơ “Cảnh khuya” và bài thơ “Rằm tháng Giêng”, Hồ Chí Minh lại thể hiện một sắc thái, một cảm xúc đặc biệt. Cùng là ánh trăng đấy nhưng hình ảnh trong mỗi bài thơ lại mang một nét đẹp, lại chứa đựng những cảm xúc riêng của nhân vật trữ tình. Nếu trong bài thơ Cảnh khuya, Hồ Chí Minh vẽ ra khung cảnh đêm khuya ánh trăng được đặt trong mối quan hệ với vạn vật nơi rừng sâu và phản chiếu hình ảnh con người đang ôm mối suy tư khi liên quan đến vận nước, thì bài thơ Rằm tháng Giêng lại là bức tranh mùa xuân dưới ánh trăng Rằm, hình ảnh của nhân vật trữ tình đang trong tư thế lạc quan tự tại và niềm tin vào sự chiến thắng của Cách mạng, vào sự trường tồn của vận nước.
Trong bài thơ Cảnh khuya, Hồ Chí Minh đã vẽ ra một bức tranh thiên nhiên tuyệt đẹp, nó dường như trở lên sinh động hơn trong đêm trăng nhưng nổi bật lên trong bức tranh ấy là vẻ đẹp của một con người cách mạng đang trăn trở, suy tư về công việc của dân tộc, của đất nước:
“Tiếng suối trong như tiếng hát xa
Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa
Trong không gian tĩnh lặng của đêm khuya, tiếng suối róc rách chảy trong đêm vang vọng trong không gian, đặc biệt trong cảm nhận của Hồ Chí Minh thì tiếng suối này không như những tiếng suối thường nghe thấy mà nó dịu nhẹ hơn, da diết hơn, nó tựa như “tiếng hát xa” như có như không mà vọng lại. làm cho không gian vốn tĩnh lặng của đêm khuya tràn ngập âm thanh, như một khúc giao hưởng giữa rừng già. Không chỉ âm thanh mà ngay hình ảnh cũng kích thích, cũng hấp dẫn thị giác của người nhìn, đó là hình ảnh của bóng trăng lồng vào bóng của cây cổ thụ, bóng của cây cổ thụ lại lồng vào hoa, một sự kết hợp thật độc đáo.
“Cảnh khuya như vẽ người chưa ngủ
Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà”
Trong không gian thanh vắng của đêm khuya, hình ảnh nhân vật trữ tình hiện lên với những nỗi trăn trở, suy tư. Đó là những suy tư về vận nước, về tương lai của một dân tộc, hình ảnh ấy làm cho người chiến sĩ cách mạng hiện lên thật đẹp, thật đáng trân trọng. Trong bài “Rằm tháng Giêng” lại khác, khung cảnh thiên nhiên mà chủ tịch Hồ Chí Minh gợi ra đó chính là khung cảnh của trời đất, sông nước khi có ánh trăng Rằm soi chiếu, cũng là ánh trăng đêm nhưng giữa hai bài thơ lại mang đến những sắc thái khác biệt, máu sắc và cảm xúc hoàn toàn khác biệt
“ Rằm xuân lồng lộng trăng soi
Sông xuân nước lẫn màu trời thêm xuân”
Bài thơ Rằm tháng Giêng là khung cảnh đêm xuân thật rực rõ, đó là cái bát ngát, rợn ngợp mà không kém phần sinh động, thi vị. Chỉ một từ láy “lồng lộng” thôi nhưng Hồ Chí Minh đã gợi ra giới hạn vô tận của không gian. Trong không gian rộng lớn ấy, ánh trăng Rằm không chỉ soi chiếu lên vạn vật làm cho chúng trở lên sáng rõ, tươi sắc hơn. Mà trên dòng sông, ánh trăng dường như đã hòa vào làm một với dòng nước, làm cho dòng nước ấy trở nên lộng lấy bởi sự kết hợp màu sắc giữa bầu trời, ánh trăng và không khí của mùa xuân, làm cho dòng sông mùa xuân vốn tươi đẹp lại tràn ngập sắc “xuân”, làm cho không sáng đêm khuya sáng bừng lên bởi vẻ đẹp của đất trời, của vạn vật.
“Giữa dòng bàn bạc việc quân
Khuya về bát ngát trăng ngân đầy thuyền”
Nhân vật trữ tình trong bài thơ này cũng không phải bơi thuyền trên sông để ngắm cảnh mà nhằm một mục đích cao cả hơn, to lớn hơn, đó là “bàn việc quân”. Câu thơ gợi hình dung ra hình ảnh của Bác với những người cộng sự của mình đang luận bàn việc nước, những công việc có liên quan trực tiếp đến vận mệnh của một dân tộc. Không khí họp bàn khá nghiêm tức nhưng lại không bị lên gân, cường điệu một cách thái quá, điều này thể hiện được một tâm hồn tư thái, tinh thần bản lĩnh của những người làm chủ. Đặc biệt trong câu thơ này còn có sự kết hợp giữa cảnh vật với lòng người “Khuya về bát ngát trăng ngân đầy thuyền”. Hình ảnh ánh trăng ngân như báo hiệu một tương lai tươi sáng, rực rỡ của cách mạng, của đất nước.
Như vậy, ở trong cả hai bài thơ, Hồ Chí Minh đều thể hiện được tình yêu đối với thiên nhiên, vạn vật và phương tiện để truyền tải tình yêu ấy chính là ánh trăng, và trong cả hai bài thơ thì hình ảnh của người chiến sĩ cách mạng cũng hiện lên thật đẹp, dù có trăn trở suy tư hay thư thái, tự tin thì đều rất đáng trân trọng, vì con người ấy dành trọn vẹn tình cảm, tâm hồn mình cho đất nước, cho quê hương.
1
0
(•‿•)
20/07/2019 12:38:27
Đề 2: Câu 1:
Cuộc đời của mỗi người đều được tô vẽ bởi chính đôi bàn tay, bởi cách nhìn vào cuộc sống. Nếu bạn muốn thành công, muốn sống trong hạnh phúc hãy nhìn cuộc đời bằng con mắt lạc quan, nhìn vào thất bại khó khăn để tìm cơ hội phấn đấu. Đừng biến mình thành những những người bi quan để đánh mất đi cơ hội, đừng nhùn bước trước khó khăn. Bởi cuộc đời không chỉ có màu hồng, hãy để màu xám điểm tô và khiến cho bức tranh trở nên đa chiều hơn. Thành công và thất bại chính là bàn đạp nối đuôi nhau đưa chúng ta trưởng thành.
Để có được thành công, chúng ta phải trải qua rất rất nhiều thất bại, bởi chỉ có thất bại mới giúp chúng ta đúc kết được những kinh nghiệm, giúp chúng ta học hỏi và tránh được những vấp ngã, và khi có được thành công, thì thành công đó nó càng trở nên ý nghĩa. Và chắc chắn một điều rằng, không ai mãi may mắn luôn thành công cũng như không ai mãi thất bại. Trên mỗi bước đi đều có vật cản, vì vậy tất cả phụ thuộc vào việc chúng ta nhận thức như thế nào, tư duy ra sao, chúng ta nắm bắt cơ hội như nào…. Nhà chính trị gia Sir Winston Churchill đã từng nói một câu thế này: "Người bi quan nhìn thấy khó khăn trong mỗi cơ hội, còn người lạc quan nhìn thấy cơ hội trong mỗi khó khăn". Bởi vậy đừng biến mình thanh người bị ám ảnh bởi sự thất bại, hãy nhân cơ hội đó để tìm thấy cánh cửa thành công cho chính mình. Thất bại chính là một phần tất yếu của cuộc sống, đừng buông xuôi, cũng đừng né tránh, bi quan sẽ khiến bạn chùn bước, đánh mất mình. Cố gắng đón nhận bằng một tinh thần lạc quan, hãy coi như là một trải nghiệm trong đời. Biến cái thất bại thành tươi đẹp vì sau cơn mưa cầu vồng bảy sắc sẽ xuất hiện và đẹp nhất.
Những “Người bi quan” là những người không có ý chí vươn lên, họ luôn cảm thấy chán nản, hụt hẫng, nhụt chí trong mọi việc, mọi lĩnh vực, không cảm thấy tự tin trước những việc mình đang làm. Ngược lại những “Người lạc quan” chúng ta sẽ thấy nụ cười luôn thường trực, họ luôn tự tin vào bản thân, luôn nhìn thấy cơ hội để phát triển và luôn hướng đến những điều tốt đẹp.Chúng ta muốn mở cho mình một cánh cửa thành công thì phải biết nắm bắt "Cơ hội" từ trong thất bại, từ những khó khăn. Nhưng cũng có nhiều người, vì bi quan mà không thấy rằng mình đang có một chìa khóa thành công, họ chỉ nhìn thấy khó khăn trong cơ hội. Từ thái độ tiêu cực đó, nhiều người vì ngại khổ, vì lười biếng họ tìm mọi cách để trốn tránh, để thoái thác mà không tự tìm cho mình một cách giải quyết, một hướng đi mới. Và kết quả nhận được chỉ là lối mòn, họ cứ gặp khó khăn nối tiếp khó khăn, tạo cho mình một màng chắn bao bọc biến mình thành một con ốc sên luôn vác trên mình một cái vỏ to cứng. Không có ý thức vươn lên vượt qua khó khăn để khẳng định mình.Không gặt hái được thành công trong cuộc sống nên luôn cảm thấy cuộc sống nặng nề, khó đạt được hạnh phúc.Gây khó khăn chung cho những xung quanh, có thể làm ảnh hưởng đến hiệu quả chung của tập thể.
“Người lạc quan luôn tìm thấy cơ hội trong từng khó khăn”. Là thái độ sống tích cực, con người luôn vui vẻ, lạc quan, sẵn sàng đối mặt với mọi khó khăn, thử thách. Điều này sẽ giúp ta không bị thụ động trước những khó khăn, vui vẻ trong mọi tình huống. Giúp con người tự tin, tự chủ, dễ dàng gặt hái thành công trong cuộc sống, khám phá thêm nhiều sức mạnh của bản thân. Trong công việc và cuộc sống, sự lạc quan, nhiệt tình của họ có sức lan tỏa, khiến mọi người xung quanh như được tiếp sức thêm, cảm thấy cuộc sống dễ chịu hơn.
Chúng ta càng biết sống lạc quan, thì hạnh phúc trong cuộc sống mà ta cảm nhận được sẽ càng lớn lao, bất tận!
Hãy cảm ơn vì những điều may mắn, tốt lành xảy đến với bạn, nhưng cũng đừng vội trách móc vì những rắc rối thường ngày mà chúng ta đang gặp phải. Hãy tin rằng cuộc sống còn rất nhiều điều mới mẻ, nhiều điều tốt đẹp đang chờ đón chúng ta. Nếu gặp phải khó khăn, bất lợi thì hãy cố gắng tìm ra một khía cạnh tích cực, để cuộc sống trở nên luôn vui vẻ và hạnh phúc. Hãy sống lạc quan vì cuộc đời này rất ngắn ngủi.
1
0
(•‿•)
20/07/2019 12:39:46
Đề 3: Câu 1:
Nhà văn nổi tiếng Ấn Độ Tago từng có một câu nói bất hủ “thà là một bông sen tỏa hết hương vị rồi chợt tắt, còn hơn chìm trong sương lạnh vĩnh cửu của mùa đông”. Câu nói ấy tôi mới đọc qua có chút hình tượng bóng bẩy nhưng nếu nghiền ngẫm suy nghĩ lại đem đến cho ta một bài học nhân sinh vô cùng sâu sắc, nó mở ra cho ta một lối sống tích cực và có ý nghĩa , rằng cuộc đời này là hữu hạn trong quỹ thời gian vô hạn. Vì vậy mỗi chúng ta hãy cháy hết mình để tỏa sáng.
“Cháy hết mình để tỏa sáng” câu nói đơn giản chỉ gồm 6 từ bị lược bớt chủ ngữ, nhưng ý nghĩa lại vô cùng xúc tích và có ý nghĩa sâu xa. Như một thông điệp vậy! hiểu theo nghĩa thông thường thì đó là một hiện tượng khi xảy ra sẽ sinh ra “lửa” dùng để sinh hoạt hay sản xuất. Nhưng suy rộng ra trong câu nói này thì “cháy” ở đây là chỉ sự “sống hết mình”, sống có ý nghĩa, sống một cách “rực lửa”, “cháy mình” để cuộc đời này tươi đẹp hơn. Cũng có nghĩa là một khi đã làm việc gì đó thì ta sẽ làm đến cùng, sẽ cố gắng quyết tâm đến cùng để hoàn thành công việc một cách tốt nhất. “cháy hết mình để rồi tỏa sáng” một khi đã tận tâm hết sức cho một hành động nào đó thì đến cuối cùng kết quả bạn thu về sẽ là sự thành công rực rỡ, bạn sẽ tỏa sáng tài năng thực sự trong giây phút đăng quang. Không chỉ bản thân được tỏa sáng mà còn đem lại niềm vui sướng hạnh phúc cho những người thân bên cạnh bạn. Như vậy chỉ bằng một thông điệp hết sức ngắn gọn mà hàm xúc vô cùng đã đem lại cho mỗi chúng ta đặc biệt là thế hệ thanh niên một bài học thật ý nghĩa, đã sống ở trên đời thì phải sống sao cho ý nghĩa và khi đã hành động thì việc mình làm dù lớn hay nhỏ, vĩ đại hay tầm thường cũng phải cố gắng hết sức, phải cháy hết mình để tự tin tỏa sáng.
Trong cuộc sống dù ở bất cứ lĩnh vực nào, hay làm bất cứ một việc gì thì chúng ta hãy tự tin cháy lên để tỏa sáng. Vì khi ta đã thật sự nỗ lực quyết tâm và cố gắng làm việc gì đó thì ta sẽ đặt cả tâm huyết, tấm lòng để gửi gắm vào cái đích cuối cùng. Ta nỗ lực phấn đấu cháy hết mình vì một công việc, một cuộc thi thì ta sẽ gặt hái về một kết quả mỹ mãn vô cùng. Nhưng ngược lại nếu làm một việc gì đó? dù việc ấy quá mức đơn giản, nhưng người thực hiện mà không có cái tâm, không làm một cách tử tế đặt tâm huyết của mình vào đó thì dù như thế nào đi chăng nữa chẳng thể hoàn thành. Nếu ta dốc lòng vì công việc, đặt mọi hy vọng vào kết quả cuối cùng và can đảm dám mạo hiểm, dám bùng nổ bản thân để có thể hoàn thành nó thì ta sẽ thu về một thắng lợi vẻ vang. Không chỉ có thế mà bản thân ta còn được tỏa sáng, được mọi người biết đến và hâm mộ, mọi người thân trong gia đình cũng được thơm lây, hạnh phúc, được vui vẻ. Ta cháy hết mình trong mọi hoàn cảnh không chỉ giúp da tỏa sáng, mà còn rèn luyện cho ta đức tính tự tin nhẫn nại, can đảm cần có trong cuộc sống.
Muốn “cháy hết mình để tỏa sáng” mỗi chúng ta cần rèn luyện cho mình sự tự tin vào chính khả năng của mình, có tự tin vào bản thân dám làm những việc không ai dám làm thì mới tạo nên thành công đột phá. Người mà luôn tự tin hạ thấp bản thân mình thì sẽ không bao giờ làm nên việc lớn, có như vậy ta mới thấy sự tự tin là cái cần thiết trong cuộc sống sôi động. Ngày nay đến nhường nào cũng nhờ có sự tự tin, nỗ lực không ngừng mà nữ kình ngư Nguyễn Thị Ánh Viên đã cháy hết mình trong giải bơi lội quốc tế để mang lại niềm vinh quang cho đất nước, và cũng nhờ sự tự tin quyết tâm mãnh liệt ấy nên xạ thủ Hoàng Xuân Vinh đã tỏa sáng trước mắt bao đối thủ quốc tế để chiến thắng, đem về cho nước nhà tấm huy chương vàng cao quý. Trong cuộc sống còn rất nhiều tấm gương sáng giá như thế đáng để chúng ta học tập. Mỗi bạn trẻ đừng như “cái ao đời phẳng lặng” trong truyện ngắn “Hai Đứa Trẻ” của Thạch Lam, hay như những hình nhân biết cử động trong thiên truyện ý tưởng “Tỏa Nhị Kiều” của Xuân Diệu.
Bên cạnh một thông điệp hết sức có ý nghĩa còn là một lời phê phán nặng nề những con người có lối sống vô cảm, bình lặng, an phận quá mức, một cuộc sống trôi qua nhàm chán ngày ngày qua ngày khác mà không có lấy một gam màu sắc tươi mới. Đặc biệt hơn là lên giọng phê phán những con người nhút nhát, tự ti, không dám bộc lộ tài năng của mình mà suốt ngày chỉ biết làm một con rùa rụt cổ, lầm lũi trong bóng tối, những con người không giao lưu, tiếp xúc với bên ngoài mới lạ ấy là hạng người “ếch ngồi đáy giếng”.
Câu nói “cháy lên để tỏa sáng” là một bài học nhân sinh, sâu sắc, dạy ta hãy biết bộc lộ ưu điểm, sự phấn đấu không ngừng của bản thân trong mọi hoàn cảnh để không ngừng tỏa sáng. Đặc biệt là thế hệ trẻ, thế hệ thanh niên ngày nay phải biết cháy một cách thiết thực để tỏa sáng. Nếu ta không thực sự bộc lộ bản thân mình trước đám đông, thì còn ai biết đến sự có mặt của ta, ta có thể không nổi tiếng, có thể vô danh nhưng không được vô nghĩa. Hãy để cho mọi người biết đến sự tồn tại của bản thân mình, nhưng cháy hết mình cũng phải thực sự thiết thực chứ không phải là sự thể hiện giống như một số bạn trẻ ngày nay, không phải nổi trội lên để thu hút ánh nhìn, sự chú ý của mọi người xung quanh. Hành động đó chỉ gây sự hiếu kỳ nhất thời chứ không để lại dấu ấn sâu đậm trong lòng mọi người.
Là học sinh đặc biệt là thanh niên phải biết rèn luyện, sự tin tưởng trước đám đông, biết cố gắng tự dựa vào thực lực bản thân trong mọi hoàn cảnh. Tỏa sáng không phải là một cái gì đó lớn lao mào đó, mà chỉ đơn giản là khi bạn quyết tâm giải được một bài tập khó mà không ai trong lớp làm được, hay đơn giản hơn nữa. Từ những đốm cháy nho nhỏ trong cuộc sống bạn có thể tạo thành ngọn lửa rực cháy để tỏa sáng sau này.

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
Gửi câu hỏi
×