Việt Nam là một dân tộc giàu truyền thống lao động sản xuất, ở đó con người luôn hăng say trong lao động chiến đấu, đã có rất nhiều những câu ca dao tục ngữ hay về lĩnh vực này trong đó nổi bật lên là bài ca dao Trâu ơi ta bảo trâu này.
Trâu được dân gian ta ví như đầu cơ nghiệp, đối với những người làm nông thì có lẽ hình ảnh con trâu sẽ được nhắc đến đầu tiên, nó là tài sản lớn nhất trong gia đình, trước đây khi còn nghèo đói, nhà nào có nhiều trâu thì nhà đó được xem như rất giàu có và nhiều tiền bạc. Ngày nay khi kinh tế cũng ngày càng phát triển, lao động sản xuất cũng ngày càng được tăng gia với những máy móc và thiết bị hiện đại thì hình ảnh con trâu vẫn không bị mờ đi hình ảnh.
Hình ảnh con trâu trong bài ca dao trên đã nói đến tinh thần yêu lao động, tinh thần hăng say trong lao động sản xuất, bài ca dao này như điệu hò, câu hát với hình ảnh con trâu quen thuộc của nhân dân Việt Nam, hình ảnh đó gắn bó với những người lao động, con trâu là người bạn thân thiết của người nông dân, người nông dân là người bạn thân thiết của con trâu, họ gắn bó với nhau trong lao động sản xuất:
Trâu ơi ta bảo trâu này
Trâu ra ngoài ruộng trâu cày với ta
Cấy cày giữ nghiệp nông gia
Ta đây trâu đấy, ai mà quản công
Hình ảnh con trâu ra ruộng cày với người nông dân, nó là vật dụng trong lao động sản xuất, hình ảnh con trâu ra đồng cày ruộng với người nông dân, đã thể hiện sự gắn bó của người nông dân với chính phương tiện mà dùng để sản xuất hàng ngày, hình ảnh con trâu ra đồng cày ruộng đã gắn bó với người nông dân. Hình ảnh gắn bó giữa người nông dân với hình ảnh con trâu đã thể hiện sự gắn bó gần gũi của người nông dân với chính vật dụng mà hay dùng hàng ngày, cấy cày, và làm nông nghiệp cùng nhau.
Bao nhiêu quản ngại khó khăn, bao vất vả giữa người nông dân với hình ảnh chú trâu ra ngoài đồng cày ruộng, cày cấy thật vất vất vả, nhưng những điệu hát đó cũng là lời để động viên và tạo nên những khúc hát ru dương hơn cho những người lao động bằng chân tay như người nông dân Việt Nam.
Bao giờ cây lúa còn bông
Thì còn ngọn cỏ ngoài đồng trâu ăn
Hình ảnh cây lúa còn bông, đó là nói lên sự hăng say trong lao động sản xuất, đến lúc nào đó còn lao động thì còn hình ảnh con trâu ngoài đồng với những người nông dân chất phát cần cù chăm chỉ, hình ảnh con trâu và người nông dân đã trở thành những biểu tượng không thể thiếu cho người nông dân Việt Nam, nó thật gần gũi, và gắn bó mật thiết với người nông dân.
Bài ca dao trên đã nói đến hình tượng con trâu của dân tộc Việt Nam nó là người bạn gắn bó với người nông dân, chúng ta thấy không thể thiếu được hình ảnh con trâu, nó gần gũi, gắn bó với những người nông dân, sự gắn bó thể hiện truyền thống trong lao động sản xuất, sự gắn bó trong cách sống, sản xuất và cuộc sống. Hình ảnh con trâu là hình ảnh quen thuộc của những người nông dân Việt Nam, nó gắn bó da diết, là người bạn tri kỉ của nhà nông.
Đúng là con trâu là đầu cơ nghiệp quả đúng không sai, hình ảnh con trâu sẽ mãi gắn bó với hình tượng của người nông dân Việt Nam, nó chất phát gần gũi và gắn bó với những người nông dân. Hình ảnh con trâu là đầu cơ nghiệp sẽ luôn gắn bó với hình ảnh của những người nông dân cần cù, chất phát và luôn tạo nên sự gắn bó của nhà nông với hình ảnh con trâu.
Bài thơ đã khắc họa sâu sắc sự gắn bó của hình tượng con trâu của quê hương Việt Nam với những người nông dân, sự gắn bó với người nông dân, hình ảnh đó thể hiện sự gần gũi, gắn bó, và luôn khắc họa đúng hình ảnh của người nông dân Việt Nam, những con người chất phát, cần cù, luôn hăng say trong lao động sản xuất, hình ảnh con trâu trong tác phẩm đã thể hiện đúng như những gì mà ông cha ta đã truyền dạy lại: “ con trâu là đầu cơ nghiệp” và là người bạn thân thiết với người nông dân.
Hình ảnh trong đoạn ca dao trên đã nhắc nhở lại truyền thống của dân tộc, đó là sự gắn bó của những người nông dân trong lao động sản xuất, hình ảnh đó gợi lại biết bao nhiêu cảm xúc cho người đọc, biết bao nhiêu nỗi nhớ, và tinh thần trong cuộc sống, sản xuất và lao động của những người nông dân Việt Nam. Sự gắn bó đó tạo nên những giai điệu của vùng miền quê hương.