Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Nêu cảm nghĩ của em về bài Lão Hạc

2 trả lời
Hỏi chi tiết
480
1
0
doan man
01/09/2019 21:55:08
Truyện ngắn “Lão Hạc” được Nam Cao sáng tác năm 1943, tác phẩm đã được đánh giá cao về sức phản ánh hiện thực xã hội trước cách mạng tháng Tám.
Truyện viết về ông lão – lão Hạc, một người nông dân chất phác, hiền lành. Lão góa vợ và có một người con trai, anh đi làm cao su để làm ăn kiếm tiền.Ông lão sống bằng nghề làm vườn – mảnh vườn mà vợ lão đã mất bao công sức để mua về và để lại cho con trai lão. Cuộc sống ngày một khó khăn với lão, lão nuôi một con chó, lão đặt tên nó là Vàng, con chó ấy do người con trai của lão trước khi đi đồn điền cao su để lại cho lão. Lão coi cậu Vàng như một người bạn, khó khăn hoạn nạn chia sẻ cùng mình. Lão nhận thấy rằng trong hoàn cảnh bấy giờ, mình miệng ăn của lão đã không nổi vì khó khăn nên lão đã quyết định bán con chó của mình đi. Lão đã rất dằn vặt bản thân mình, lão đã khóc rất nhiều sau đó. Rồi sau những sự việc đó, lão quyết định tự tử. Trước ấy, lão đã gửi nhà cửa, tài sản cho ông giáo – người hàng xóm của lão. Lão chọn một cái chết đau đớn và dữ dội. Lão đã xin bả chó từ Binh Tư, và một cái chết của lão để lại bao xót xa cho người đọc.
Lão Hạc là hiện thân của người nông dân trước cách mạng tháng Tám, người nông dân bị dồn vào đường cùng, cuối cùng chọn cho mình cái chết để giải thoát cho bản thân. Trước số phận bất hạnh của lão, người kể chuyện – ông giáo, người chứng kiến đã đại diện cho cách nhìn của xã hội về con người. Khi ông giáo kể lại câu chuyện cho vợ của mình nghe, cô vợ nói rằng đấy là chuyện của người ta, và ông lão không dùng tiền để tiêu mà để dành,… cái nhìn, cách nhìn của con người về một xã hội, về người nông dân trước cách mạng, cái nhìn bất lực. Qua đó Nam Cao muốn gửi gắm tâm sự của mình đến bạn đọc, xã hội cần những người quan tâm, suy nghĩ đúng đắn về những con người sống quanh mình, nhìn nhận và đánh giá họ bằng sự đồng cảm, bằng đôi mắt của tình thương.
Cái chết của lão Hạc là biểu hiện cao nhất của đức hi sinh. Là cách giải thoát của con người khi bị dồn vào bước đường cùng cực. Tình cảnh cùng cực, đói quẫn đã đẩy lão đến với cái chết như là một sự giải thoát. Cái chết ấy đầy tức tưởi, đầy tình thương. Cái chết phản ánh số phận bi thảm, bế tắc của người dân nghèo trong xã hội đầy áp bức bất công.
Đọc “Lão Hạc” là một sự phản ánh hiện thực đầy rõ ràng, chính xác, cái chết của lão đầy bi thương, cái chết của cậu Vàng cũng vậy, cậu Vàng như một thành viên trong gia đình lão, không chỉ đơn thuần là sắm một vai trong ấy, cách mà lão đối đãi với cậu, cách mà lão lừa để người ta bắt cậu. Lão mất cậu cũng như mất đi người thân của lão. Cậu Vàng và cái chết của cậu khiến bạn đọc vô cùng ám ảnh.
Qua truyện ngắn “Lão Hạc” ta phần nào hiểu hơn về tình cảnh của người nông dân trước cách mạng tháng Tám, cuộc sống lầm than, nghèo khổ, không lối thoát. Đọc “Lão Hạc” để lại bao ám ảnh. Tác giả có thể chết nhưng nhân vật thì sống mãi. Nam Cao đã mất từ rất lâu nhưng những tác phẩm của ông để lại có sức phản ánh cực kì mãnh liệt. Đọc “Lão Hạc” của Nam Cao, ta thấy rõ được số phận những người dân cùng cực khi chưa có thắng lợi cách mạng tháng Tám. Trước những nỗi cùng cực, con người phải cảm thông, đùm bọc, thương yêu lẫn nhau trong cuộc sống. Đề cao giá trị con người cũng như đề cao phẩm chất của con người cũng chính là cách mà giúp con người đoàn kết hơn trong cuộc sống để vượt qua mọi khó khăn gian khổ.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
1
0
Bạch Phàm
01/09/2019 21:58:57
Chúng ta đã từng học qua những truyện như Lão Hạc, Tắt đèn và chắc không mấy ai trong số chúng ta lại không trầm trồ thán phục tài năng nghệ thuật của Nam Cao hay Ngô Tất Tố. Với riêng tôi, dù đã đọc đi đọc lại truyện ngắn Lão Hạc của Nam Cao rất nhiều lần nhưng dường như lần nào tôi cũng lại tìm thấy thêm được một vài điều lý thú. Nó cuốn hút tôi, lay động tôi, khi thì gợi trong tôi sự căm thù, khi lại gọi về chan chứa những yêu thương.
Lão Hạc là sản phẩm của một tấm lòng nhân đạo cao cả. Nó là tình yêu thương, là sự ngợi ca, trân trọng người lao động của Nam Cao. Giống như Ngô Tất Tố cùng nhiều nhà văn thời đó, Nam Cao đã dựng lên hình ảnh người nông dân Việt Nam trước cách mạng với những phẩm chất đáng quý, đáng yêu: chăm chỉ, cần cù, giàu tình yêu thương và giàu đức hy sinh.
Trước cách mạng, Nam Cao say sưa khám phá cuộc sống và tính cách của nông dân. Trong các tác phẩm của ông, môi trường và hoàn cảnh sống của nhân vật chính thường gắn liền với cái nghèo, cái đói, với miếng ăn và với các định kiến xã hội đã thâm sâu vào nếp cảm, nếp nghĩ vào cách nhìn của con người ở nông thôn.
Lão Hạc cũng vậy, suốt đời sống trong cảnh nghèo và cái đói. Lão đã dành hầu như cả đời mình để nuôi con mà chưa bao giờ nghĩ đến mình. Lão thương con vô bờ bến: thương khi con không lấy được vợ vì nhà ta nghèo quá, thương con phải bỏ làng, bỏ xứ mà đi để ôm mộng làm giàu giữa chốn hang hùm miệng sói. Và đọc truyện ta còn thấy lão đau khổ biết nhường nào khi phải bán đi cậu Vàng, kỳ vật duy nhất của đứa con trai. Không bán, lão biết lấy gì nuôi nó sống? Cuộc sống ngày thêm một khó khăn. Rồi cuối cùng, đến cái thân lão, lão cũng không giữ được. Lão ăn củ chuối, ăn sung luộc. Nhưng lão nghĩ, lão “không nên” sống nữa. Sống thêm, nhất định lão sẽ tiêu hết số tiền dành dụm cho đứa con mình. Vậy là, thật đớn đau thay! Lão Hạc đã phải tự “sắp xếp” cái chết cho mình. Cuộc sống của nông dân ta trước cách mạng ngột ngạt đến không thở được. Nhìn cái hiện thực ấy, ta đau đớn, xót xa. Ta cũng căm ghét vô cùng bọn địa chủ, bọn thực dân gian ác.
Lão Hạc chết. Cái chết của Lão Hạc sáng bừng phẩm chất cao đẹp của người nồng dân. Nó khiến ta vừa cảm thương vừa nể phục một nhân cách giàu tự trọng. Lão chết nhưng đã quyết giữ cho được mảnh vườn, chết mà không muốn làm luỵ phiền hàng xóm. Cái chết của Lão Hạc thay cho lời tố cáo cái xã hội phi nhân đạo - một thứ sản phẩm hỗn tạp của phong kiến, thực dân.
Đọc Lão Hạc ta thấy đâu phải chỉ mình lão khổ. Những hạng người như Binh Tư, một kẻ do cái nghèo mà bị tha hoá thành một tên trộm cắp. Đó là ông giáo, một người trí thức đầy hiểu biết nhưng cũng không thoát ra khỏi áp lực của cảnh vợ con rách áo, đói cơm. Cái nghèo khiến ông giáo đã phải rứt ruột bán đi từng cuốn sách vô giá của mình. Nhưng cái thứ ấy bán đi thì được mấy bữa cơm? Vậy ra ở trong truyện tất cả đã đều là Lão Hạc. Lão Hạc phải oằn mình mà chết trước thử hỏi những người kia có thể cầm cự được bao lâu?
Ở tác phẩm Lão Hạc, ta có thấy niềm tin và sự lạc quan của nhà văn vào bản chất tốt đẹp của con người. Thế nhưng điều quan trọng hơn mà nhà văn muốn nhắn gửi đó là một lời tố cáo. Nó cất lên như là một tiếng kêu để cứu lấy con người. Từ chiều sâu của nội dung tư tưởng, tác phẩm nói lên tính cấp bách và yêu cầu khẩn thiết phải thay đổi toàn bộ môi trường sống để cứu lấy những giá trị chân chính và tốt đẹp của con người.
Lão Hạc cho ta một cái nhìn về quá khứ để mà trân trọng nhiều hơn cuộc sống hôm nay. Nó cũng dạy ta, cuộc sống là một cuộc đấu tranh khỏng phải chỉ đơn giản là để sinh tồn mà còn là một cuộc đấu tranh để bảo toàn nhân cách.

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm
Bài tập liên quan
Bài tập Ngữ văn Lớp 8 mới nhất

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Gia sư Lazi Gia sư