LH Quảng cáo: lazijsc@gmail.com

Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Anh chị hãy bàn về hiện tượng 'thích là làm' của giới trẻ hiện nay

2 trả lời
Hỏi chi tiết
312
1
0
Death Angel
20/09/2019 22:07:49
Từ bao giờ, câu nói huyền thoại của nam ca sĩ Thái Bình 'mình thích thì mình vẽ lên thôi' đã trở thành câu cửa miệng của không ít bạn trẻ. Theo đó, không ít người liên tục dùng mẫu câu nói: 'Mình thích thì mình… thôi' để trả lời khi được hỏi lý do cho hành động nào đó.
Tôi không biết và không hiểu từ bao giờ các bạn 'thích là làm', 'thích là chụp', 'thích là cởi' để giải thích, biện minh cho sự nổi loạn của mình, đi ngược luôn cả những giá trị đạo đức thông thường. Rõ ràng tuổi trẻ thì ngắn, việc để làm thì nhiều, nhưng đâu phải làm những điều như vậy?
Do tiếp xúc với rất nhiều quan điểm mới, một bộ phận có suy nghĩ thoáng hơn trong nhiều vấn đề, từ bạo dạn quá thành bất chấp tất cả, bỏ qua các chuẩn mực xã hội từ trước đến nay. Thậm chí, đơn giản thì thích thể hiện, thích lưu lại những hình ảnh 'khác người' để câu like trên facebook, rồi vin cái cớ 'lưu lại khoảnh khắc tuổi trẻ' mong được chú ý.
Tôi không hề phủ nhận việc cá tính nổi trội hơn một chút là xấu, là không tốt. Không ai muốn mình trở thành một con người mờ nhạt giữa một cộng đồng trẻ năng động. Bạn thích thì bạn làm, ok, không ai cấm đoán được cả. Thế nhưng thể hiện 'cái tôi' quá đáng lại là một việc hoàn toàn khác.
Chúng ta thấy nhan nhản trên mạng những vụ scandal cũng vì thể hiện 'cái tôi', vì 'thích là làm thôi', bất chấp hết. Từ hiện tượng Tùng Sơn nổi lên một cách 'quằn quại', 'đau khổ' đi thi hát với phương châm 'mình thích thì mình hát' trở thành đề tài nóng bỏng trên mạng xã hội trong thời gian dài. Người ta chế giễu, thậm chí miệt thị, xúc phạm Tùng Sơn vậy nhưng người ta vẫn không khỏi tò mò với từng hành động của 'công chúa thủy tề này'.
Cũng cách đây không lâu, một thiếu gia con nhà giàu đã quay một đoạn clip dài 30 phút ghi lại cảnh tắm bằng… tiền, anh chàng không ngừng tung những tờ tiền để thể hiện độ giàu có và độ chịu chơi của mình, ừ thì 'mình thích thì mình tắm thôi'.
Dù bị ném đá nhưng 9X này vẫn không hề bận tâm và cho rằng đây là một hình thức để thu hút một lượng lớn người theo dõi trên facebook. Thậm chí các bạn trẻ còn thách thức dân mạng khi cho rằng họ 'ném đá' vì ghen tị.
Và còn rất nhiều bạn trẻ khác cũng làm những hành động tương tự, 'mình thích thì mình điên thôi', 'mình thích thì mình hẹn nhau ra phố đi bộ đánh thôi', chẳng cần biết mọi người nghĩ gì.
Nghĩ gần thì 'mình thích thì mình… thôi' chỉ là trò vui, giải trí nhưng nghĩ xa hơn thì những bạn trẻ này đang tạo tiền lệ xấu cho giới trẻ Việt, cứ làm khác người đi, cứ tạo scandal đi rồi sẽ nổi tiếng. Nó khiến cho phông văn hóa bị đi xuống và tụt hậu. Và chắc chắn sẽ còn nhiều người đi theo con đường này, càng độc, càng dị, càng lạ càng tốt. Rồi sẽ tạo ra thêm một thế hệ trẻ bất chấp tất cả để nổi tiếng, một nền văn hóa mất đi những chuẩn mực lẽ ra phải có.
Các bạn ơi, đâu phải cứ thích làm gì thì làm được đâu! Nếu cứ thích là làm một cách nổi loạn, buông thả thế này thì người trẻ không còn biết đâu là giá trị sống, đâu là bản sắc của dân tộc, đâu là nét đẹp riêng của bản thân mình. Tệ hại nhất là những người sống không còn biết tự trọng, biết liêm sỉ chỉ vì lối sống vị kỷ và thỏa mãn cho những nhu cầu thấp hèn của họ.
Giới trẻ ngày nay nhiều khi tự cho mình quyết định mọi thứ nên thường bỏ ngoài tai những lời khuyên của người lớn. Họ dám làm tất cả, nhưng quá liều lĩnh và thiếu kinh nghiệm. Họ dám nghĩ, nhưng nhiều lúc quá bồng bột và non nớt. Vì thế, không ít sai lầm đã phải trả bằng giá quá đắt. Họ đang tự yêu 'cái tôi', yêu 'tuổi trẻ' đến mức tự cho mình bỏ qua, coi thường sự đánh giá, nhìn nhận của xã hội. Họ tự đo mình bằng những thang giá trị mà xã hội chưa từng hoặc sẽ không bao giờ chấp nhận.
Tôi không phủ nhận bạn thiếu tài năng, thiếu nỗ lực, thiếu nhiệt huyết, nhưng đừng lấy tài năng, đừng lấy nỗ lực của mình để đi làm những điều 'mình thích thì mình làm' để thả thính câu like, câu view, lôi kéo đồng bọn…
Thực sự mà nói, một bộ phận thế hệ trẻ đang phải trải qua cuộc 'khủng hoảng về giá trị', mất định hướng, quay cuồng, sống vội, sống buông thả.
Chúng mình còn rất nhiều thứ mình thích để làm tốt, để giá trị bản thân được ghi nhận, để xã hội ủng hộ, đồng tình, để lưu lại khoảnh khắc tuổi trẻ đẹp nhường này. Tại sao lại cứ phải chạy theo những điều tầm thường, đạo lý cương thường đảo điên đến vậy?

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
0
0
_Rin Rin_
21/09/2019 15:16:37
Có nhu cầu muốn khẳng định bản thân nhưng không đủ tài năng, trí tuệ, tri thức... nên nhiều bạn trẻ chơi trò “câu like” điên rồ, phản cảm, lố bịch chỉ để được nhiều người biết đến lệch lạc trong suy nghĩ. Facebook là mạng xã hội được người dùng đông đảo nhất hiện nay. Tất tần tật mọi thông tin “thượng vàng hạ cám”; hỷ, nộ, ái, ố của người dùng đều được chia sẻ trên mạng xã hội này. Những hình ảnh, lời nói, tâm trạng... sau khi đăng lên Facebook sẽ được cộng đồng mạng ủng hộ bằng cách like (thích) hoặc comment (nhận xét), share (chia sẻ) cho người khác trong vòng “luân chuyển” không hồi kết. Không ai phủ nhận mặt tích cực của Facebook trong kết nối cộng đồng. Thế nhưng gần đây, trên Facebook nổi lên trào lưu “câu like” bằng mọi giá của nhiều bạn trẻ trong thế giới ảo. Khi nhận được nhiều người like thì được xem là “đẳng cấp”. Có nhiều cách “câu like”, từ đơn giản như khoe áo đẹp, xe đẹp, món ăn ngon, nhà cửa, ảnh “tự sướng” đến khoe những hình ảnh sốc, những câu nói lạ, những chuyện giật gân. Không ít thanh niên không có tài cán, “câu like” bằng cách vừa chửi vừa ghi hình, xem đó là thú tiêu khiển. Đặc biệt, gần đây rộ lên hình thức kiếm like qua lời thách đố “đủ like là làm”. Một thanh niên bỗng dưng đưa ra điều kiện: “Nếu nhận đủ 40.000 like sẽ dùng xăng tự thiêu”. Một thanh niên khác thách: “Đủ 60.000 like, 15.000 share sẽ mặc quần lót nhảy xuống sông và uống hết một ca nước sông”. Một nữ sinh tuyên bố: “7.000 like, 77 bình luận, 777 share thì mình sẽ không mặc gì chạy 7 vòng quanh Trường Đại học Công nghệ Sài Gòn”. Một nam sinh khác cũng hưởng ứng mạnh với lời hứa tương tự: “Đủ 100.000 like sẽ post lên mạng clip quan hệ sắc nét”... Sốc hơn nữa, một nữ sinh trung học cơ sở ở Khánh Hòa hứa: “Nếu được 1.000 like sẽ châm lửa đốt trường”. Tưởng chỉ là đùa cho vui, hay ít ra nhận được những lời can gián, nào ngờ cộng đồng mạng like nhiệt tình, số lượt like hơn cả con số “thách đấu”, thậm chí còn thách thức, thúc ép, gây áp lực để người câu like phải thực hiện cho bằng được để họ quay clip đăng Facebook. Thấy gì từ phong trào này? Trước hết, đó là sự lệch lạc trong suy nghĩ của giới trẻ. Muốn chơi ngông, nhanh chóng được nổi tiếng, những người câu like sẵn sàng vì mấy ngàn lượt like mà làm liều, làm quấy, đánh đổi danh dự, lòng tự trọng, thậm chí nguy hiểm đến tính mạng và vi phạm pháp luật. Còn với đám đông vô tâm, vô tình, like không chỉ là ủng hộ mà còn châm dầu vào lửa để “xem thử mày làm thế nào”, “có dám không”, “có giữ lời không”… Trào lưu này không chỉ dừng lại ở mức độ đùa vui mà đang ngày càng biến tướng, tác động tiêu cực đến suy nghĩ, lối sống của giới trẻ và thật sự nguy hiểm nếu không có biện pháp ngăn chặn kịp thời.

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm
Bài tập liên quan
Bài tập Ngữ văn Lớp 12 mới nhất

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Gia sư Lazi Gia sư