Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Viết một đoạn văn khoảng 200 chữ trình bày suy nghĩ của anh chị về giá trị của thời gian

Mọi người giúp em câu 1 với ạ:((((
5 Xem trả lời
Hỏi chi tiết
13.069
22
7
Bông
21/09/2019 02:46:18
Câu 1.
Trong xã hội ngày nay, thời gian chiếm vị trí rất quan trọng đối với cuộc sống mỗi con người. Khi thời gian đã trôi đi thì không bao giờ quay trở lại, cũng như ly nước khi đã đổ đi rồi thì không thể nào lấy lại được. Nên người xưa có ngạn ngữ "Thời gian là vàng ".
Thời gian mang lại cho chúng ta những niềm vui, buồn tủi, những bài học quý giá trong cuộc sống. Vậy thời gian là gì ? Vì sao lại nói thời gian là vàng ? Thời gian là khoảng thời giờ được quy định trong ngày, trong tháng, trong năm,... Có thời gian chúng ta có thể làm được nhiều công việc trong cuộc sống, có thể nói thời gian là điều kiện quan trọng để tạo nên cuộc sống muôn màu muôn vẻ chúng ta. Đối với từng người, thời gian là sự sống, là tiền, là tri thức, .... Nói chung, thời gian là vô giá, không thể mua được bằng tiền, và nó cứ trôi mãi một cách lạnh lùng trong xã hội ngày càng tiến bộ này. Con người ta có thể phát minh ra những công trình, sáng tạo vĩ đại trong một khoảng thời gian ngắn. Thế mà lại có những con người không biết quý thời gian, mặc kệ thời gian trôi đi mà làm những điều vô ích. Thực sự thời gian vô cùng quý báu, quý hơn vàng. Nhưng điều quan trọng là ta phải biết làm gì thật đúng đắn và có ích cho mọi người, xã hội với khoảng thời gian mà mình có.
Vậy nên chúng ta nên hiểu được giá trị của thời gian, tận dụng từng giây từng phút để làm những việc có ích, để ta sẽ không bao giờ hối hận, nuối tiếc vì đã lãng phí, đã để thời gian chi phối ta.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
4
3
Bông
21/09/2019 02:49:19
Câu 2.
Trong lịch sử văn học nước ta xưa nay, thơ viết về vợ vốn không nhiều. Do đó, thơ hay nghĩa là viết chân thật, sâu sắc và xúc động về đề tài này lại càng hiếm hoi. Vì vậy có thể xem Trần Tế Xương là một trường hợp đặc biệt. Trong thơ mình, ông nói đến vợ rất nhiều lần.
Khi thì lăm le bia đá bảng vàng cho vang mặt vợ. Hỏi ra quan ấy ăn lương vợ. Đem chuyện trăm năm giở lại bàn. Khi thì Vuốt râu nịnh vợ con bu nó. Lại có lúc Viết vào giấy dán ngay lên cột. Hỏi mẹ mày dốt hay hay. Cao hứng và ngông nghênh hơn, nhà văn đã viết văn tế để tế sống vợ. Nhưng đỉnh cao mảng thơ này của ông phải nói là bài thơ Thương vợ:
"Quanh năm buôn bán ở mom sông
Nuôi đủ năm con với một chồng
Lặn lội thăn cò khi quãng vắng
Eo sèo mặt nước buổi đò đông
Một duyên hai nợ âu đành phận
Năm nắng mười mưa dám quản công
Cha mẹ thói dời ăn ở bạc
Có chồng hờ hững cũng như không!"
Đây là một bài thơ trữ tình - trào phúng đậm sắc dân gian đầy cảm động. Để bộc lộ lòng thương quý, biết ơn và trân trọng vợ mình, nhà thơ đã cực tả nỗi nhọc nhằn lao khổ của bà, người đàn bà đã một thân một bóng tần tảo nuôi con và chồng. Qua đây, ông ca ngợi đức tính đảm đang, lòng hi sinh thầm lặng cao cả một bậc hiền phụ.
Trong hai câu thơ đầu, Tú Xương đã nói về sự vất vả và nhẫn nại của vợ mình một cách tự nhiên, thân mật, dí dỏm và hóm hỉnh. Ông vừa giới thiệu cái gánh nặng chồng con trên vai bà vừa cho thấy một cách gián tiếp tình cảm sâu nặng của mình dành cho vợ:
"Quanh năm buôn bán ở mom sông
Nuôi đủ năm con với một chồng"
Hai câu thơ là một lời chấm công. Trong câu thơ đầu, bản thân công việc buôn bán tuy chưa đủ thể hiện được sự vất vả hay nhẫn nại nhưng hoàn cảnh thời gian (quanh năm) và hoàn cảnh không gian (ở mom sông) thì lại nói khá rõ về điều đó.
Quanh năm, chỉ hai tiếng ấy thôi cũng đã chứa đựng biết bao nhiêu là thời gian nối tiếp nhau triền miên không dứt, suốt từ đầu năm đến cuối năm, cho dù mưa gió, nắng nôi, lúc nào cũng như lúc nào, bà vẫn miệt mài buôn bán. Đó là hoàn cảnh thời gian. Còn hoàn cảnh không gian, còn chỗ làm ăn? Đó là mom sông. Mom sông theo giáo sư Lê Trí Viễn là một địa thế thừa của đất liền ba bề là nước, đổ ùm xuống sông lúc nào không biết chừng (Lê Trí Viễn - Những bài giảng văn ở Đại học, NXB Giáo dục, Hà Nội, 1982). Bà Tú đã phải ngày này qua ngày khác, tháng này qua tháng khác, năm này qua năm khác, buôn bán làm ăn ở cái mom sông chênh vênh không vững vàng gì ấy.
Vì sao bà phải vất vả đến như vậy?
Câu thơ thứ hai đã trả lời rõ:
"Nuôi đủ năm con với một chồng."
Nhà thơ đã nâng cao vợ mình lên hàng trụ cột của gia đình. Cả một gánh nặng sinh kế đã đặt lên vai người phụ nữ. Bà quanh năm khó nhọc, vất vả, bất kế nguy hiểm, gian nan là để nuôi đủ năm con và một chồng nghĩa là sáu miệng ăn hết thảy chưa kể cả chính mình. Nhưng đồng thời ông cũng đã tự hạ mình xuống thành ngang hàng với lũ con, nói đúng hơn là ông đứng cuối hàng sau năm con để thành ra thứ sáu Với một chồng thể hiện rõ ra ông là ăn theo, ăn ké lũ con. Nhà thơ tự thấy mình là gánh nặng của vợ. Cách nói ấy hàm ý vừa biết ơn vừa tự hào mà lại có chút gì đó hối hận, ăn năn, mỉa mai mình một cách thâm trầm hóm hỉnh.
Tiếp theo là hai câu thực nhà thơ đã thể hiện tình thương vợ của mình bằng cách miêu tả cái vất vả, gian nan mà cũng là cái đảm đang của bà Tú:
"Lặn lội thân cò khi quãng vắng
Eo sèo mặt nước buổi đò đông"
Mượn hình ảnh cô đơn, vất vả của con cò trong ca dao xưa: con cò lặn lội bờ sông... ông trau chuốt thêm bằng bàn tay nghệ sĩ tài hoa của mình. Nếu ca dao thường dùng hình ảnh con cò để so sánh, ví von gián tiếp về người phụ nữ, nói rõ hơn là người vợ, người mẹ cặm cụi tảo tần thì ở đây Tú Xương đã đồng nhất trực tiếp thân cò với thân phận người vợ. Nhà thơ lại dùng phép đảo ngữ Lặn lội thân cò để nhấn mạnh vào sự vất vả, lam lũ của vợ mình. Đã vậy cái khung cảnh không gian kiếm ăn của thân cò ở đây không phải chỉ là một cái bờ sông bất kì nào, có thể nhộn nhịp đông vui hay lặng lẽ, buồn thiu mà lại được nhà thơ xác định rõ là quãng vắng. Tất cả những điều vừa phân tích đều nhằm để nói và đã nói được cái vất vả gian truân thầm lặng của người vợ mang số phận thân cò.
Câu thơ tiếp theo nói thêm sự vật lộn với sinh kế của bà Tú. Gặp phải buổi đò đông (bến đông đò hay đò đông người) bà đều phải chịu cảnh bị xô đẩy, tranh giành nhau lời qua tiếng lại eo sèo để mặc cả mua bán như ai. vốn con nhà dòng dõi, chẳng gì cũng là bà Tú vậy mà cũng phải lấm láp, phong trần. Nhà thơ hơn ai hết đã thầm cảm thương cho cảnh ngộ và cả sự hi sinh thầm lặng của vợ mình. Chỉ vì gánh nặng áo cơm của chồng con mà bà Tú đã xông pha quên cả hiểm nguy, khó nhọc... Câu thơ này tuy không trực tiếp trích lời ca dao nhưng vẫn đâu đây thấp thoáng ý tình: Con đi mẹ dặn lời này, Sông sâu chớ lội, đò đầy khoan sang. Đó là lời dặn thân gái phải giữ mình. Song ở đây chỉ vì chồng con mà bà Tú phải đành lòng làm ngơ trước lời dặn ấy.
Chỉ với hai câu thơ bằng những từ ngữ gợi tả và cảm động, Tú Xương làm hiện lên rõ nét hình ảnh một người vợ thui thủi làm ăn, một mình toan lo lặn lội trong những khung cảnh không gian và hoàn cảnh thời gian vất vả, gian nan nhất, đáng thương và đầy ái ngại nhất. Nhiều người cũng cho rằng đây là hai câu thơ hay nhất của bài thơ. Theo giáo sư Nguyễn Đăng Mạnh, với hai câu thơ này Tú Xương chẳng những đã khái quát được nỗi vất vả, cơ cực, nhọc nhằn của bà Tú mà còn gợi lên được khung cảnh buôn bán nơi bãi chợ bến sông của tỉnh Nam Định một thời.
Nếu bốn câu thơ đầu vừa phân tích hoàn toàn là lời ông Tú nói về vợ mình thì bốn câu sau lại thể hiện giọng bà Tú tự than thân, trách phận chính mình. Nói đúng hơn là đến đây nhà thơ không đứng ngoài khách quan để miêu tả nữa, ông đã nhập thân vào nhân vật thảo ra lời bà vợ để than thở giùm bà một cách chủ quan hơn:
"Một duyên hai nợ âu đành phận
Năm nắng mười mưa dám quản công"
Duyên, tiếng nhà Phật có nghĩa rất rộng. Trong mối quan hệ vợ chồng, duyên là cái căn nguyên từ trước, do đó, mà vợ chồng lấy được nhau hoặc lấy phải nhau. Từ ý nghĩa vừa nói, dân gian ta đã làm thành một cặp khái niệm đối lập nhau: duyên và nợ (Một duyên, hai nợ, ba tình. Duyên dì anh nợ gì tôi, chẳng qua là cái nợ đời chi đây...). Như vậy trong dân gian Một duyên hai nợ là chỉ sự may rủi của đời người con gái. Nhưng ở đây trong thế đối ngẫu với câu dưới. Một duyên hai nợ trong câu thơ của Tú Xương lại có ý nghĩa khác hẳn: một, hai không còn là số đếm nữa mà là số tính, số nhân: duyên chỉ có một mà nợ đến những hai duyên thì ít mà nợ thì nhiều. Bà Tú lấy được ông Tú ngẫm cho kĩ đó cũng là duyên. Ông cũng đỗ đạt hơn người thường một chút. Chỉ có vậy thôi. Chứ còn ông là chồng mà lại dở dở ương, khoán trắng
Tiền bạc phó cho con mụ kiếm; Hỏi ra quan ấy ăn lương vợ... thì đúng là một thứ nợ đời. Duyên thì ít mà nợ thì nhiều là như vậy.
Cái vất vả, cực nhọc của lặn lội thân cò ở câu thơ trên đến đây đã được nâng lên thành cái vất vả, cực nhọc của một số phận là định mệnh của cả một kiếp người nên nặng nề và cay cực biết bao. Đã là số phận thì phải âu đành. Âu có nghĩa là cam mà đành cũng là cam. Một câu thơ mà những hai lần cam chịu. Vì cam chịu nên Năm nắng mười mưa dám quản công là vậy. Cho dầu nắng mưa đến mấy (Năm nắng mười mưa) bà vẫn không chút e ngại, chẳng tiếc chi công sức của mình. Dám quản công là không những chỉ có ý nghĩa như vừa nói mà còn cho thấy ý khiêm nhường. Nổi lên thêm từ hai câu thơ là đức tính hi sinh, nhẫn nhịn âm thầm của bậc hiền phụ. Đây cũng là đức tính truyền thống của người phụ nữ Việt Nam từ xưa đến nay. Đã thấy tấm lòng thương vợ của nhà thơ là thấm thía và sâu sắc biết mấy.
Sau cùng, hai câu kết của bài thơ là một lời chửi rủa:
"Cha mẹ thói đời ăn ở bạc
Có chồng hờ hững cũng như không!"
Thác lời của bà Tú, nhà thơ đã chửi rủa chính cái bạc bẽo và cái vô tích sự của người chồng nghĩa là của chính mình. Tất cả nỗi thương vợ cùng với sự bất lực giận mình, giận đời đã lắng đọng trong tiếng chửi rủa đầy day dứt, xót xa kia. Nhưng thực sự ông có bạc bẽo, hờ hững với vợ mình không? Điều này khó trả lời.
Nhưng ngẫm cho cùng, bài thơ này đã giải đáp phần nào câu hỏi ấy. Hơn nữa, tự coi mình cũng như không cũng như một người thừa, một kẻ hờ hững sống đấy mà cũng như đã chết thì tuy đó là lời rủa mình nhưng cũng là lời ca ngợi và đề cao công ơn của vợ. Tuy là một lời chửi rủa nhưng hai câu thơ kết vẫn đượm thắm màu sắc vui đùa. Nhà thơ phán xét tự trách mình cũng là cách biểu hiện sự thương cảm sâu xa với vợ. Ông nói ăn ở bạc nhưng lòng ông không bạc, không hờ hững với bà chút nào cả.
Như vậy Thương vợ đúng là một bài thơ hay cho ta hình dung được nỗi lòng thương yêu mênh mông chân thành và sâu sắc của nhà thơ đôi với người vợ chịu thương, chịu khó, hi sinh, khó nhọc, vất vả một cách lặng thầm vì gánh nặng chồng con. Với một bài thơ trữ tình giàu hình ảnh, nhạc điệu, ngôn ngữ tự nhiên, dân dã, nhà thơ không những đã thể hiện được tình cảm ấy của mình mà còn tạo nên được một bức chân dung bất hủ có tính truyền thống của người phụ nữ Việt Nam với đầy đủ các đức tính đáng quý là đảm đang, cần cù, nhẫn nại, hi sinh.
10
4
Death Angel
21/09/2019 06:50:02
Trong toàn thể vũ trụ này, có lẽ thời gian có sức mạnh hơn cả, là báu vật quý nhất trong cuộc đời con người. Thời gian tạo nên cuộc sống, tạo nên vô vàn những sự đổi thay và thời gian luôn được gọi là quà tặng kì diệu của cuộc sống. Đây là món quà to lớn, ai cũng được trao tặng nhưng không phải ai cũng biết gìn giữ, dang đôi tay đón nhận. Ngày nay, lắm lúc ta phải trầm tư một mình, suy nghĩ về thời gian - về món quà kì diệu của cuộc sống.
Thời gian là gì, dù xã hội loài người có tiến bộ đến đâu mãi mãi cũng không thể đưa ra khái niệm chính xác và đầy đủ nhất cho vấn đề này. Hiểu nôm na thời gian chính là vật liệu tạo dựng nên cuộc sống, như gạch xây nên ngôi nhà hay ngôn từ tạo nên tác phẩm văn chương vậy. Thời gian là vô tận, thời gian luôn là minh chứng trung thực nhất cho những gì gọi là bất tử. Đối với con người, thời gian là có hạn nhưng thời gian - cuộc sống thế nào thì hoàn toàn tuỳ thuộc vào cách sống và cái nhìn của riêng mỗi con người, và chính vì thế thời gian mang tính kì diệu mà ta không bao giờ lường trước được.
Thời gian thật sự rất quan trọng, là tài sản, là báu vật của con người. Thời gian giúp ta khôn lớn, trưởng thành, lao động, làm tất cả những việc cần thiết và quan trọng trong đời. Nhưng điều đặc biệt tạo nên vị trí, vai trò của thời gian là tính chất một đi không trở lại, như lời đã nói ra, như tên đã bắn. Một giây, một phút, một giờ đều có nhiều sự thay đổi, trôi đi tạo nên quá khứ không bao giờ lấy lại được.
Giá trị và ý nghĩa của thời gian to lớn thế nhưng nhận thức của mỗi con người về vấn đề này lại rất khác nhau. Có những người hằng ngày luôn tự nhủ phải sống như chưa từng được sống, tận dụng từng phút giây học tập, lao động, cống hiến để rồi tạo nên nhiều thành quả tốt đẹp và quan trọng hơn cả là cảm giác hài lòng, vui sướng khi chạy đua cùng thời gian. Thế nhưng bên cạnh đó những con người không biết trân trọng, lãng phí thời gian vẫn còn khá nhiều và có xu hướng gia tăng, dần trở thành thực trạng đáng lo ngại cho xã hội, nhất là khi đó đa phần là những thanh niên - lực lượng nòng cốt của đất nước. Không học hành, lao động, tự vun đắp tương lai cho bản thân, cho TỔ quốc mà chơi bời lêu lổng, sa đà vào tệ nạn xã hội.. là những dấu hiệu tiêu biểu của những con người ấu trĩ, sống phó mặc và chỉ biết rung đùi hưởng thụ. Món quà của cuộc sống - thời gian - có lẽ đã được phân phát một cách quá rộng lựơng bởi lẽ có vô sô' những con người hầu như không hề biết đến hai chữ “trân trọng”.
Lãng phí thời gian, không biết giữ gìn món quà quý giá này có hậu quả vô cùng to lớn với biểu hiện chẳng có gì ghê gớm nhưng thực chất lại là con sâu gặm nhấm tâm hồn một khi biết đến hối hận. hối hận xưa nay là điều đáng sợ nhất đối với con người nhưng cũng là điều ta ít nghĩ đến nhất. Con người rất giàu có về mặt vật chất lẫn tinh thần, có khả năng chinh phục mọi thứ nhưng lại ít trân trọng để rồi khi đánh mất mới tỉnh ngộ. Chính vì thế, nhìn lại quá khứ ta thường tiếc nuối những chuỗi ngày dài đã lãng phí và phát hiện ra chính những điều đơn giản nhất lại mang đến hạnh phúc lớn lao nhất. Tất cả những cảm giác khi nhận thức được vai trò, ý nghĩa của thời gian chính là hình phạt to lớn nhất cho những ai đánh mất, không trân trọng món quà này. Thời gian là cuộc sống và cuộc sống chúng ta ra sao chỉ có thể do chính chúng ta tạo dựng và thay đổi được mà thôi.
Hỡi những ai đang lãng phí thời gian, hãy dừng lại đôi chút trong cuộc đùa vui với số phận của mình, hãy dừng lại và tự suy ngẫm về những gì mình đã làm trước khi quá muộn để kịp quay đầu lại với cuộc sống đích thực, tự hỏi mình đã thực sự sống giây phút nào chưa khi đối diện với những tấm gương sáng trong cuộc đời, và tự hỏi mình có đáng được sinh ra và ban tặng món quà thời gian? Còn những người mãi lặng thinh trong cái bóng của mình với những sai lầm trong quá khứ, hãy lau sạch hết những giọt nước mắt đau khổ và mỉm cười đứng dậy đi tiếp vì nếu cứ hoài niệm mãi về thời xa xưa thì khi ngoảnh lại tương lai đã bỏ đi thật xa. Cách nhìn sự việc quan trọng hơn những gì đã và đang xảy ra, bản chất của cuộc sống là luôn thay đổi và việc của chúng ta chỉ là tìm cách bước qua mà thôi. Nên nhớ rằng: dù tình hình có tồi tệ đến mức nào sẽ không có sự bất đầu lại nào tốt hơn là ngay từ bây giờ.
Thời gian thật sự là món quà kì diệu của cuộc sống! Thời gian tạo nên những đổi thay và đứng nhìn ta vượt qua những đổi thay đó. Thời gian cũng là minh chứng cho những tình cảm chân thật, sâu sắc nhất và đồng thời cũng là thước đo nhân cách, bản lĩnh của con người. Thời gian không quay trở lại, hãy ghi nhớ và dang tay đón nhận, ra sức giữ gìn món quà kì diệu này trước khi quá muộn. Hãy quan sát xung quanh để thấy ta cần thời gian đến mức nào, để sống thật ý nghĩa trong đời và hãy luôn nhớ rằng: đừng tiếc nuối hôm qua, đừng trông đợi ngày mai và đừng lảng tránh hôm nay.
Thời gian món quà kì diệu của cuộc sống, thực sự là món quà quý báu và ý nghĩa nhất cần được trân trọng và giữ gìn. Hãy sống thật tích cực để xứng đáng với món quà ý nghĩa này, bạn nhé! Sống ý nghĩa từng phút, từng giây mới là đáng quý. Hãy để hôm qua là tài sản quý báu, ngày mai là sự bí ẩn đang chờ đón và hôm nay là món quà theo đúng nghĩa của nó.
8
3
_Rin Rin_
21/09/2019 15:07:32
Câu 1:
Ngay từ khi còn thơ bé ta vẫn thường nghe mọi người nhắc nhở rằng: "Thời gian là vàng là bạc" và chẳng ai mua được thời gian cả, nó cứ trôi đi một cách vô tình, mà chưa một lần dừng lại vì ai bao giờ. Ý thức được tầm quan trọng của thời gian, của thanh xuân, nhân lúc chúng ta còn trẻ, nhân lúc chúng ta vẫn chưa già, hãy sắp xếp thời gian học tập vui chơi một cách hợp lý, lành mạnh, dành nhiều thời gian để đọc sách, nuôi dưỡng tâm hồn, thức dậy sớm để hít thở bầu không khí trong lành. Khi đi học thì cố gắng chăm chú nghe giảng, dành nhiều thời gian rèn luyện đầu óc, làm bài tập, tu dưỡng nhân cách đạo đức. Đừng vì chút ham vui nhất thời mà đắm chìm vào những thú vui vô bổ, những giấc ngủ nướng không biết trời đất, những giờ phút ngẩn người nhìn thời gian trôi lặng lẽ. Đó là sự lãng phí tai hại biết chừng nào. Tuổi trẻ là phải lao động và sáng tạo, không ai cấm chúng ta không được hưởng thụ, nhưng hưởng thụ sao cho có chừng mực chứ không phải là hoàn toàn buông thả, để thời gian trôi đi một cách vô nghĩa. Brian Tracy đã nói: "Tài sản lớn nhất của bạn là khả năng kiếm tiền. Tài nguyên lớn nhất của bạn là thời gian", vậy nên hãy cố sức khai thác nguồn tài nguyên quý giá này của bạn một cách thật hợp lý, đừng để nó trôi đi một cách vô nghĩa. Thanh xuân và tuổi trẻ của con người ngắn lắm, hãy làm điều gì đó ngay bây giờ, đừng để khi mắt đã mờ, chân đã yếu, ta lại phải than thở, tiếc nuối về những ngày tháng tuổi trẻ bạn nhé!
1
2
_Rin Rin_
21/09/2019 15:09:53
Câu 2:
Tú Xương là nhà thơ trào phúng bậc thầy trong nền văn học Việt Nam. Ngoài những bài thơ trào phúng sắc nhọn, lấy tiếng cười làm vũ khí chế giễu và đả kích sâu cay bộ mặt xấu xa, đồi bại của cái xã hội thực dân nửa phong kiến, ông còn có một số bài thơ trữ tình, chứa chất bao nỗi niềm của một nhà nho nghèo về tình người và tình đời sâu nặng. “Thương vợ” là bài thơ cảm động nhất trong những bài thơ trữ tình của Tú Xương. Nó là một bài thơ tâm sự, đồng thời cũng là một bài thơ thế sự. Bài thơ chứa chan tình thương yêu nồng hậu của nhà thơ đối với người vợ hiền thảo.
Sáu câu thơ đầu nói lên hình ảnh bà Tú trong gia đình là một người vợ rất đảm đang, chịu thương chịu khó. Nếu bà vợ của Nguyễn Khuyến là một phụ nữ “hay lam hay làm, thắt lưng bó que, xắn vấy quai cồng, tất tảchân nam đá chân chiêu, vì tớ đỡ đần trong mọi việc” (câu đối của Nguyễn Khuyến) thì bà Tú lại là một người đàn bà:
“Quanh năm buôn bán ở mom sông,
Nuôi đủ năm con với một chồng”

“Quanh năm buôn bán” là cảnh làm ăn đầu tắt mặt tối, từ ngày này qua ngày khác, từ tháng này qua tháng khác, không được một ngày nghỉ ngơi. Bà Tú “buôn bán ở mom sông”, nơi mỏm đất nhô ra, ba bề bao bọc sông nước, nơi làm ăn là cái thế đất chênh vênh. Hai chữ “mom sông” gợi tả một cuộc đời nhiều mưa nắng, một cảnh đời lắm cay cực, phải vật lộn kiếm sống, mới “nuôi đủ năm con với một chồng”.
Một gánh gia đình đè nặng lên đôi vai người mẹ, người vợ. Thông thường người ta chỉ đếm mớ rau, con cá, đếm tiền bạc, … chứ ai “đếm” con, “đếm” chồng. Câu thơ tự trào ẩn chứa nỗi niềm chua chát về một gia cảnh gặp nhiều khó khăn: đông con, người chồng đang phải “ăn lương vợ”. Có thể nói, hai câu thơ trong phần đề, Tú Xương ghi lại một cách chân thực hình ảnh người vợ tần tảo, đảm đang của mình.
Phần thực, tô đậm thêm chân dung bà Tú, mỗi sáng mỗi tối đi đi về về “lặn lội” làm ăn như “thân cò” nơi “quãng vắng”. Ngôn ngữ thơ tăng cấp, tô đậm thêm nỗi cực nhọc của người vợ. Câu chữ như những nét vẽ, gam màu nối tiếp nhau, bổ trợ và gia tăng; đã “lặn lội” Lại “thân cò”, rồi còn “khi quãng vắng”. Nỗi cực nhọc kiếm sông ở “mom sông” tưởng như không thể nào nói hết được! Hình ảnh “con cò” cái cò trong ca dao cổ: “Con cò lặn lội bờ sông…”, “Con cò đi đón cơn mưa…”, “Cái cò, cái vạc, cái nông,..” được tái hiện trong thơ Tú Xương qua hình ảnh “thân cò” lầm lũi, đã đem đến cho người đọc bao liên tưởng cảm động về bà Tú, cũng như thân phận vất vả, cực khổ, của người phụ nữ Việt Nam trong xã hội cũ:
“Lặn lội thân cò nơi quãng vắng
Eo sèo mặt nước buổi đò đông”

“Eo sèo” là từ láy tượng thanh chi sự làm rầy rà bằng lời đòi, gọi liên tiếp dai đẳng: gợi tả cảnh tranh mua tranh bán, cảnh cãi vã nơi “mặt nước” lúc “đò đông”. Một cuộc đời “lặn lội”, một cảnh sống làm ăn “eo sèo”. Nghệ thuật đối đặc sắc đã làm nổi bật cảnh kiếm ăn nhiều cơ cực. Bát cơm, manh áo mà bà Tú kiếm được “nuôi đủ năm con với một chồng’” phải. “lặn lội” trong mưa nắng, phải giành giật “eo sèo”, phải trả giá bao mồ hồi, nước mắt giữa thời buổi khổ khăn! Tiếp theo là hai câu luận, Tú Xương vận dụng rất sáng tạo hai thành ngữ: “một duyên hai nợ” và “năm nắng mười mưa”, đối xứng nhau hài hòa, màu sắc dân gian đậm đà trong cảm nhận và ngôn ngữ biểu đạt:
“Một duyên hai nợ, âu đành phận,
Năm nắng, mười mưa dám quản công.”

“Duyên” là duyên số, duyên phận, là cái “nợ” đời mà bà Tú phải cam phận, chịu đựng. “Nắng”, “mưa” tượng trưng cho mọi vất vả, khổ cực. Các số từ trong câu thơ tăng dần lên: “một… hai… năm… mười… làm nổi rõ đức hi sinh thầm lặng của bà Tú, một người phụ nữ chịu thương, chịu khó vì sự ấm no, hạnh phúc của chồng con và gia đình. “Âu đành phận”, … “dám quản công” … giọng thơ nhiều xót xa, thương cảm, thương mình, thương gia cảnh nhiều éo le. Tóm lại, sáu câu thơ đầu bằng tấm lòng biết ơn và cảm phục, Tú Xương đã phác họa một vài nét rất chân thực và cảm động về hình ảnh bà Tú, người vợ hiền thảo của mình với bao đức tính đáng quý: đảm đang, tần tảo, chịu thương chịu khó, thầm lăng hi sinh cho hạnh phúc gia đình. Tú Xương thể hiện một tài năng điêu luyện trong sử dụng ngôn ngữ và sáng tạo hình ảnh. Các từ láy, các số từ, phép đôi, thành ngữ và hình ảnh “thân Cò” … đã tạo nên ấn tượng và sức hấp dẫn văn chương. Hai câu kết, Tú Xương sử dụng từ ngữ thông tục, lấy tiếng chửi nơi “mom sông” lúc “buổi đò đông” đưa vào thơ rất tự nhiên, bình dị. Ông tự trách mình:
“Cha mẹ thói đời ăn ở bạc,
Có chồng hờ hững cũng như không!”

Trách mình “ăn lương vợ”, mà “ăn ở bạc”. Vai trò nggười chồng, người cha chẳng giúp ích được gì, vô tích sự, thậm chí còn “hờ hững” với vợ con. Lời tự trách sao mà chua xót thế! Ta đã biết, Tú Xương có văn tài, nhưng công danh dở dang, thi cử lận đận. Sống giữa một xã hội “dở Tây, dở ta”, chữ nho mạt vận, lúc mà “Ông Nghè, ông Cống cũng nằm co”, cho nên nhà thơ tự trách mình đồng thời cũng là trách đời đen bạc. Ông không xu thời để vinh thân phì gia “tối rượu sâm banh, sáng sữa bò”.
Hai câu kết là cả một nỗi niềm tâm sự và thế sự đầy buồn thương, là tiếng nói của một trí thức giàu nhân cách, nặng tình đời, thương vợ con, thương gia cảnh nghèo. Tú Xương thương vợ cũng chính là thương mình vậy: nỗi đau thất thế của nhà thơ khi cảnh đời thay đổi!
Bài thơ “Thương vợ” được viết theo thể thơ thất ngôn bát cú. Ngôn ngữ thơ bình dị như là tiếng nói đời thường nơi “mom sông” của những người buôn bán nhỏ, cách đây một thế kỉ. Các chi tiết nghệ thuật chọn lọc vừa cá thể (bà Tú với “năm con, một chồng”) vừa khái quát sâu sắc (người phụ nữ ngày xưa). Hình tượng thơ hàm súc, gợi cảm: thương vợ, thương mình, buồn về gia cảnh thêm nỗi đau đời. “Thương vợ’” là bài thơ trữ tình đặc sắc của Tú Xương nói về người vợ, người phụ nữ ngày xưa với bao đức tính tốt đẹp, hình ảnh bà Tú được nói đến trong bài thơ rất gần gũi với người mẹ, người chị trong mỗi gia đình Việt Nam.
Tú Xương chiếm một địa vị vẻ vang trong nền văn học Việt Nam. Tên tuổi ông sống mãi với non Côi, sông Vị.

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Đấu trường tri thức | Lazi Quiz Challenge +500k
Gửi câu hỏi
×