Có thể nói mỗi người con của đất nước Việt Nam lớn lên, ai ai cũng biết câu chuyện về An Dương Vương xây thành cùng chuyện tình yêu của Mị Châu- Trọng Thủy. Đây là câu chuyện có thể nói mang trong mình cả hai yếu tố lịch sử xen lẫn yếu tố kì ảo. Điều đó đã tạo nên sức hấp dẫn mà ít tác phẩm có được còn được lưu lại như một truyền thuyết cho tới tận ngày hôm nay.Câu chuyện bắt đầu từ hình ảnh vua An Dương Vương bị thất bại liên tục khi muốn xây thành vững chắc nhằm chống lại kẻ thù xâm lăng. Thất bại nhiều lần, do đó vua không biết phải làm như thế nào để tiếp tục công việc của mình. Đúng lúc đo, có một cụ già xuất hiện từ phía Đông đã tới và báo cho vua, ông đã mách cho vua biết, nếu muốn xây thành thì phải có sự giúp đỡ của Rùa Vàng- thần Thanh Giang. Nhờ đó mà thành của vua đã được xây xong theo đúng như lời cụ già đã nói. Đây chính là yếu tố kì ảo đầu tiên trong câu chuyện.Sau đó, đất nước bị nước bên cạnh xâm lăng. Chúng ồ ạt kéo quân nhằm muốn cướp tất cả những gì thuộc về đất nước Âu Lạc. Một lần nữa, thần Kim Quy lại giúp đỡ vua An Dương Vương khi lấy vuốt của ngài làm nỏ bắn tên. Bởi vậy, mỗi lần mũi tên bắn ra, sức mạnh rất lớn, chẳng mấy chốc mà quân xâm lược đã bị tiêu diệt. chúng đành phải rút lui trở về đất nước của chúng. Đây là lần thứ hai tác phẩm có hiện hữu yếu tố kì ảo. Qua đây, yếu tố đã lí giải được phần nào lí do thắng trận của nhân dân ta trong thời kì đó, và cũng từ tác phẩm ta có thể thấy được sự thông kính của nhân dân dành cho người đứng đầu đất nước, luôn quan tâm tới cuộc sống của nhân dân và biết cách bảo vệ chủ quyền của đất nước.Sau chiến thắng là câu chuyện tình yêu của Mị Châu và Trọng Thủy. đây là câu chuyện đan xen giữa tình yêu, sự phản bội và lừa dối. Có lẽ đây là một trong những đoạn mang lại cho người đọc, người nghe nhiều suy ngẫm nhất. bắt đầu là khi vua An Dương Vương đã ngủ quên trong chiến thắng và cũng không có sự cảnh giác bảo về đất nước khi cho Trọng Thủy – con cua Triệu Đà lấy con gái Mị Châu của mình. Trọng Thủy ở tại thành Cổ Loa cùng vua An Dương Vương. Hắn đã lợi dụng tình yêu của công chúa Mị Châu dành cho mình cùng sự lơ là cảnh giác của vua An Dương Vương để tìm hiểu chiến thắng của vua An Dương Vương. Sau khi biết lí do chiến thắng quân xâm lược của vua An Dương Vương là nhờ có nỏ thần của thần Kim Quy, hắn đã cố tính làm nỏ giả, lấy cắp nỏ thật và mang về cho vua Triệu Đà. Trước khi đi, thậm chí hắn còn lợi dụng tình yêu của Mị Châu dành cho mình, hắn lừa nàng để nàng dẫn đường cho mình đem quân đuổi theo vua An Dương Vương khi chiến tranh nổ ra. Nhắc tới Mị Châu công chúa, chúng ta tuy thấy phần nào không đồng tình với nàng khi nàng quá ngây thơ mà tin tất cả những gì Trọng Thủy sắp xếp. Thế nhưng cũng có thể thông cảm cho hoàn cảnh của nàng. Có lẽ trong trái tim của nàng, nàng tin hoàn toàn vào lời của chàng mà không hề mảy may biết rằng sự ngây thơ của nàng sắp làm cho cả đất nước rơi vào cảnh đấu tranh, không còn được hưởng thái bình, gây ra tình cảnh bi thương vô cùng. Sau khi Loa thành thất thủ, vua An dương vương mang theo con gái lên ngựa chạy trốn. ngài chạy mãi mà vẫn bị quân của Trọng Thủy đuổi theo. Cuối cùng vua đã phải cầu tới sự giúp đỡ của thần Kim Quy. Ngài chỉ hiện lên mặt nước rồi thét lớn:” kẻ ngồi sau lưng chính là giặc đó”. Bấy giờ vua mới hiểu lí do tại sao mình lại bị mất nước. Ngài đã rút kiếm đâm người con gái của mình rồi được thân Kim Quy rẽ nước, đi xuống thủy cung. Người anh hung không chết như trong lịch sử mà đã trở về cùng với các vị thần, trở thành bất tử, không bao giờ ngã gục. Còn Mị Châu, nàng đã hóa thành ngọc trai như chính tâm lòng trong sạch của nàng. Có thể nói Mị Châu là một nhân vật đáng trách nhưng cũng rất đáng thương. Có chăng đó chỉ là do nàng không gặp được người cho nàng một tình yêu không hề toan tính, một tình yêu trong sáng, toàn vẹn dành tất cả cho nhau. Khi nàng mất, Trọng Thủy chỉ có thể ôm xác Mị Châu quay về, có lẽ bởi tình yêu của hắn dành cho nàng không được trong sáng, không xứng với con người của nàng. Sau này, Trọng Thủy đã lao đầu xuống giếng vì nhầm tưởng là có hình ảnh của Mị Châu ở trong đó. Cho tới tận bây giờ, nhân dân ta vẫn còn lưu lại câu chuyện rằng, nếu lấy nước giếng ấy rửa ngọc sẽ làm cho ngọc càng thêm trong, thêm sáng.Toàn câu chuyện mang rất nhiều yếu tố kì ào, thế nhưng chúng đều có tác dụng riêng của chúng. Hình ảnh Rùa Vàng giúp vua xây thành Cổ Loa là hình ảnh đại diện cho sự đoàn kết của toàn đất nước trong cuộc xây dựng đất nước. Qua đây, ta cũng có thể thấy được vua An Dương Vương là một người có ánh mắt nhìn rất xa, biết chọn địa điểm làm kinh đô, giúp ích rất nhiều cho sự phát triển của đất nước sau này. Hình ảnh kì ảo thứ hai là câu chuyện về nỏ thần, nhờ đó mà quan dân đã chiến thắng quân xâm lược xâm phạm bỡ cõi. Đây cũng chính là tình cảm của dân chúng dành cho đức vua của mình, toàn dân tộc cùng giúp nhà vua chiến đấu chống lại kẻ thù. Tiếp sau đó là hình ảnh nhà vua rẽ mặt nước để đi tới nơi bất tử. đây là hình ảnh hư cấu thể hiện sự kính trọng của nhân dân đối với ngài. Bởi trong tâm trí của những họ, đức vua của họ mãi mãi là người bất tử, luôn đủ sáng suốt và ngài cũng đã được trở về nơi mà các vị thần sinh sống. Còn lại Mị Châu và Trọng Thủy, hai nhân vật chính của câu chuyện cuối cùng mỗi người lại có một kết cục riêng. Khó có thể nói rằng ai đúng ai sai hoàn toàn nhưng chúng ta có thể chắc chắn một điều rằng trong tình yêu không thể có sự lừa dối, lợi dụng.Từ câu chuyện an dương vương, mị châu- trọng thủy, chúng ta đã có được rất nhiều những bài học quý giá về tình yêu, sự cảnh giác và cả cách giải quyết những mối quan hệ chung và riêng, giữa xã hội và gia đình qua những chi tiết nhẹ nhàng mang màu sắc thần bí. Và có lẽ, câu chuyện này còn mãi mãi đi cùng với thời gian cho tới tận mai sau.