LH Quảng cáo: lazijsc@gmail.com

Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Viết 1 đoạn văn ngắn (15 đến 20 dòng) bày tỏ suy nghĩ của mình về cách ứng xử trong cuộc sống

3 trả lời
Hỏi chi tiết
3.578
4
3
Death Angel
25/09/2019 17:36:45
Ứng xử và văn hóa ứng xử sao cho phù hợp với xã hội chưa bao giờ lại được quan tâm như hiện tại. Điều đó cho thấy sự xuống cấp đáng báo động của nó trong trong cuộc sống khiến mỗi người phải nhìn lại chính mình
Ông cha ta đã từng dạy “Học ăn, học nói, học gói, học mở”, điều đó cho thấy tầm quan trọng của việc giao tiếp, ứng xử trong cuộc sống hàng ngày. Vậy văn hóa ứng xử là gì?. Trước hết đó là tổng hòa các giá trị, các tư tưởng được hệ thống lại bởi các hoạt động trong quá khứ, hiện tại của cá nhân này với cá nhân khác, của cá nhân với tập thể, với cộng đồng. Đó là nét đẹp văn hóa mà mỗi người cần được rèn luyện và phát triển thường xuyên. Tuy đó chỉ là những lời nói, giao tiếp, trò chuyện bằng những lời nói, hành động rất thường ngày nhưng qua đó chúng ta có thể đánh giá được người đối diện như thế nào. Chính vì vậy ứng xử cũng được coi như một chuẩn mực để đánh giá đạo đức và con người.
Trong cuộc sống người khéo ăn, khéo nói luôn được lòng người đối diện. Cách ứng xử thông minh không chỉ tạo ra thiện cảm của mọi người, còn tạo ra không khí vui vẻ, cởi mở, công việc hay cuộc sống cũng vì thế thoải mái hơn, dễ dáng hơn. Ứng xử khéo léo trước hết được thể hiện ở lời nói dịu dàng, biết thưa gửi, lịch sự, khi nói chuyện biết lắng nghe và lắng nghe những gì người khác nói … chính là một phần của văn hóa ứng xử. Bạn sẽ nhận lại được cái nhìn thiện cảm và ấn tượng tốt từ người đối diện.
Không những thế, cư xử văn hóa còn được mọi người yêu quý và tôn trọng. Những người làm kinh doanh, buôn bán… khéo léo trong ứng xử, giao tiếp luôn để lại ấn tượng tốt đẹp với khách hàng vì thế mà có thể tạo ra nhiều doanh thu hơn, có nhiều khách hàng hơn. Chính vì thế, ông cha ta có câu “Lời nói chẳng mất tiền mua/ Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau”, đó là văn hóa đối nhân xử thế, biết quan tâm nhau, dạy cho chúng ta biết đối xử một cách thông minh, trọng tình trọng nghĩa. Ngay từ thủa bé, bố mẹ đã dạy chúng ta biết đi thưa về gửi, khi ăn phải biết mời người lớn tuổi, khi sai phải biết nhận lỗi cúi đầu. Đó chính là những bà học đầu tiên về làm người, về cách ứng xử trong cuộc sống. Lớn hơn là mỗi quan hệ với thầy cô, đồng nghiệp và xã hội. Một gia đình biết yêu thương nhau, tràn ngập tiếng cười được bắt nguồn từ những điều nhỏ như thế. Những mối quan hệ của bạn trong xã hội sẽ trở nên tốt đẹp hơn nếu bạn có một cách ứng xử phù hợp, hòa nhã với tất cả mọi người.
Văn hóa ứng xử là thể hiện rõ nhất con người bạn, tính cách và phẩm chất cá nhân. Nhưng đáng tiếc thay trong xã hội hiện tại vẫn còn xuất hiện nhiều bạn hành xử một cách thiếu văn hóa, không biết cách cư xử. Không ít những bạn học sinh, sinh viên là một trong những số đó. Lên xe buýt không nhường ghế cho người già và trẻ em, khi tới trường có thái độ bất kính với thầy cô giáo, phát ngôn thiếu văn hóa, có những hành xử thiếu tôn trọng người khác….. Thấy bạn bè đánh nhau không can ngăn còn có những lời lẽ châm biếm, tung clip lên mạng xã hội. Chỉ vì một chút lỗi lầm bị thầy cô nhắc nhở cũng vì thế mà lên mạng xã hội nói những điều không hay. Có thể do các bạn vốn đã quen với cuộc sống đủ đầy, được tiếp xúc với một nền văn hóa mới cởi mở hơn nên đã dần đánh mất đi những giá trị truyền thống mà ông cha ta để lại. Nhưng dù có ở xã hội nào đi chăng nữa, chúng ta cũng không vì thế mà đánh mất đi những giá trị văn hóa của dân tộc mình đó là “ăn quả nhớ kẻ trồng cây”, “Tôn sư trọng đạo….”. Khi vật chất và giá trị đồng tiền lên ngôi, con người cùng vì thế mà trở nên lạnh lùng, vô cảm với chính cả với cuộc sống của mình và những người xung quanh. Cư xử văn hóa trở thành một đề tài đáng quan tâm đối với toàn xã hội.
Ứng xử có văn hóa không chỉ từ lời nói mà còn từ hành động, từ những điều nhỏ nhất như kêu gọi mọi người giữ gìn môi trường, quyên góp áo ấm cho trẻ em vùng cao, hay chỉ là không vứt rác bừa bãi ra môi trường… cũng thể hiện bạn là một người biết cách ứng xử, có tấm lòng bao dung với mọi người
Ứng xử thể hiện trí tuệ và nhân cách của mỗi người. Việc trau dồi kiến thức và kỹ năng sẽ là chìa khóa giúp chúng ta hòa nhập với xã hội, hòa hợp được với mọi người

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
0
3
Death Angel
25/09/2019 17:37:34
Trong cuộc sống, mỗi người giao tiếp bằng nhiều phương thức khác nhau như ngôn ngữ, cử chỉ, hành động, hay thậm chí chỉ là ánh mắt không lời. Chính vì thế từ lâu trong xã hội đã hình thành nền văn hóa ứng xử như một cách làm cho mọi người có thể cư xử có chừng mực với nhau hơn.
Văn hóa ứng xử là nét đẹp văn hóa của mỗi người cần được phát huy và rèn luyện thường xuyên. Đó thực ra chỉ là những hành vi nhỏ nhặt trong việc giao tiếp nhưng lại có vai trò quan trọng đối với đối phương và giúp xây dựng mối quan hệ tốt đẹp hơn.
Văn hóa ứng xử được hiểu là cách cư xử, giao tiếp, trò chuyện, trao đổi với nhau bằng những hành động rất đời thường hằng ngày. Tuy nhiên đối phương có thể nhìn vào đó để đánh giá được con người bạn như thế nào.
Từ việc xây dựng cho mình một thói quen ứng xử có chừng mực hằng ngày thì bạn sẽ rèn luyện được tính cách cho bản thân mình. Bạn đang tự xây dựng hình tượng của bản thân mình từ chính những hành động tưởng chừng như nhỏ nhặt đó.
Một người cư xử đúng mực luôn được yêu quý và tôn trọng, vì hành động cũng như lời nói của họ tạo nên sự thoải mái và nhã nhặn khiến đối phương hài lòng. Trong cuộc sống, chúng ta gặp gỡ rất nhiều người ở nhiều độ tuổi, nhiều ngành nghề khác nhau. Có thể chúng ta chưa hiểu họ là người như thế nào nhưng trước hết hãy tỏ ra là người lịch sự, biết quan tâm, lắng nghe những gì người khác nói. Đây chính là ấn tượng ban đầu mà bạn tạo ra cho mình và cho người khác. Bạn sẽ nhận lại được rất nhiều từ lối sống có văn hóa này.
Khi chúng ta trò chuyện, cư xử có chừng mực với đối phương thì chắc chắn họ sẽ có suy nghĩ tích cực về bạn và bắt đầu có những ấn tượng tốt.
Cư xử có văn hóa sẽ khiến bạn trở thành một người được yêu quý trong xã hội và có những bước tiến xa hơn trong sự nghiệp mà mình đang theo đuổi. Vậy tại sao bạn không rèn luyện thói quen này hằng ngày để thấy được hiệu quả của nó.
Bên cạnh những người cư xử có văn hóa thì vẫn còn tồn tại rất nhiều người không biết cư xử. Phần đông số người này ở tầng lớp thanh thiếu niên. Khi nói chuyện với người lớn thì cộc lốc, trống không, không biết thưa gửi. Điều này không những gây nên sự phản cảm khi trò chuyện mà còn khiến cho đối phương cảm thấy không hài lòng. Khi càng duy trì thói quen xấu này thì chắc chắn bạn đang biến mình thành một con người không có giáo dục. Đơn giản chỉ là lời chào, lời cảm ơn nhưng đối với họ lại quá khó khăn.
Bản thân những học sinh hiện nay đang ngồi trên ghế nhà trường thì hãy cố gắng là con ngoan trò giỏi, lắng nghe và lễ phép với cha mẹ, thầy cô giáo. Cư xử đúng mực, biết nhận sai khi mắc lỗi cũng là cách cư xử có văn hóa mà học sinh cần phát huy.
Cư xử có văn hóa hiện nay sẽ khiến cho mỗi chúng ta ngày càng hoàn thiện bản thân mình hơn và giúp cho bạn tiến xa hơn nữa trong cuộc sống.
2
2
Death Angel
25/09/2019 17:39:23
Nhân loại coi trọng ứng xử như một tiêu chuẩn khẳng định kiến thức. Khi một hoa hậu được mọi người tôn vinh, ngoài những tiêu chí về sắc đẹp, gương mặt, hình thể, thì kết quả của phần thi ứng xử luôn tạo nên sức nặng quan trọng để giành chiến thắng. Nói rộng hơn, cách ứng xử là nền tảng văn hóa, là vẻ đẹp cao sang của tâm hồn, muốn có được đòi hỏi phải có sự uyên bác cùng với bản lĩnh và tài năng. Muốn làm giàu, có thể chỉ vài năm, nhưng để có nếp sống hay cách ứng xử có văn hóa có thể phải trải qua nhiều năm tháng học hành và tiếp thu nghiêm chỉnh.
Ai cũng muốn mình đối đáp thông minh, ứng xử khéo léo, lịch thiệp. Nhưng trong cuộc sống hàng ngày, chúng ta vẫn luôn phải nghe những lời tục tĩu, thô lỗ, vẫn gặp không ít kẻ ngụy biện để che đậy thói hư, tật xấu của mình. Có một chuyên gia nhận định rằng: "Những kẻ trộm cắp không hề có khái niệm về sự xấu hổ và không hề đọc sách. Những gã ăn nói lỗ mãng, đánh chửi vợ con, ứng xử thô thiển cũng rất ít đọc sách. Họ không có lòng tự trọng nên cũng không biết tôn trọng người khác, kể cả những người thân yêu của họ!”. Nhận định trên của vị chuyên gia không hoàn toàn đúng trong mọi trường hợp, nhưng điều mà tôi tâm đắc nhất chính là nhận xét của ông ta; "Họ không có lòng tự trọng nên cũng không biết tôn trọng người khác". Thiết nghĩ, muốn được mọi người tôn trọng, trước hết phải biết tôn trọng mình, sau đó phải biết tôn trọng người khác. Đã có một sự thật là không thiếu người có bằng cấp cao nhưng sự hiểu biết về nhiều lĩnh vực xã hội, thậm chí ngay lĩnh vực chuyên môn làm nên tấm bằng cũng chưa phải đã sâu sắc, thuyết phục được đồng nghiệp. Ngược lại, nhiều người chẳng có bằng cấp gì mà thông thái, sâu sắc khiến mọi người phải nể phục.
Sống giữa cộng đồng dân cư, tôi nhận ra một điều có khi thường ngày ít ai để ý: Văn hóa không phải là một vấn đề cao xa, mà từ trong cách ứng xử tử tế với nhau trong cuộc sống đời thường. Văn hóa có những cấp độ khác nhau, có lĩnh vực đòi hỏi trình độ "hàn lâm, cao sang quyền quý” nhưng nói chung tính văn hóa bắt đầu từ lòng chân thành đối với nhau, giản dị, trung thực và thấm đẫm tình người. Chẳng hạn như đến ngày sinh nhật của người bạn thân nên có một lời chúc tốt đẹp, một giỏ hoa đẹp để tặng, một món quà lưu niệm nhỏ thay lời chúc mừng, thế mà đã có mấy ai nhớ đến? Một cuộc viếng thăm không được hẹn trước vào cuối giờ tan ca, khi gia chủ đã mệt nhừ người, có nên chăng? Ngay cả việc nhỏ như cách gọi, cách trả lời điện thoại sao cho có văn hóa mà không phải ai cũng biết. Cách gọi, cách trả lời điện thoại cộc lốc không một lời thưa gửi, tạo sự bực bội khó chịu cho người nghe không còn là chuyện cá biệt. Lại có người nói năng quá lời, nói nhiều, nói dai đến mức không cần biết người nghe có muốn nghe hay không. Hút thuốc lá trong phòng làm việc, trên toa xe, trong rạp hát, nơi công cộng như chốn không người, bất chấp lời phàn nàn, sự khó chịu của những người xung quanh.
Chúng ta hiện nay đang đau đầu, khó chịu về những cử chỉ bất lịch sự diễn ra xung quanh ta, đặc biệt ở lớp trẻ mới lớn, lớp người đang chịu ảnh hưởng nhiều của mặt trái của cơ chế thị trường, chạy theo lối sống ích kỉ, vụ lợi, chủ nghĩa cá nhân mà quên đi lẽ sống cao đẹp "mình vì mọi người" mà ông cha ta bao đời để lại. Bây giờ không hiếm trường hợp gặp người già đến nhà, con cái không chào, lên xe buýt, thanh niên tranh chỗ ngồi, không nhường cho người già, phụ nữ có con nhỏ. Nói tục, chửỉ bậy, chửi thề trước đông người cũng là những biểu hiện không có văn hóa. Những kẻ bất lịch sự không chỉ thể hiện họ không tôn trọng người khác mà chính họ thiếu lòng tự trọng, đã nêu ra một hình ảnh xấu về bản thân trước mặt người khác. Những cách hành xử như vừa nêu là những biểu hiện rất thiếu vãn hóa, không thể chấp nhận trong giao tiếp xã hội.
Lấy ví dụ về lời chào hỏi khi gặp gỡ người quen, chúng ta chào chứng tỏ mình đã nhận ra họ, kèm theo lời chào có thể là cái bắt tay, mỉm cười hay theo phong tục Châu Âu, có thể ôm hôn nếu hai bên tình cảm gắn bó, thân mật. Lời chào hỏi liên quan đến những quy ước nhất định, chịu ảnh hưởng của những đặc điểm văn hóa dân tộc, đặc biệt có liên quan đến địa vị xã hội của hai người. Nó được thể hiện như sau: theo tuổi tác người trẻ chào người già trước, theo địa vị xã hội người có địa vị thấp chào trước người có địa vị cao hơn, kết hợp hình thức chào với mức độ thân mật và gắn với đặc điểm văn hóa dân tộc: nắm tay nhau, bá vai, vỗ vai nhau, ôm hôn,… cũng như thời gian gặp gỡ, mới gặp hay lâu ngày rồi, với môi trường gặp gỡ ở ngoài phố, nơi công cộng hay tại gia đình, ở ngoài phố cần kín đáo hơn, ở gia đình thân mật, cởi mở hơn.
Mục đích và ý nghĩa của lời chào hỏi chính là chúng ta tự đặt mình trong hệ thống của cách xử thế đã được quy định và được xã hội chấp thuận. Tục ngữ có câu: “Lời chào cao hơn mâm cỗ", vậy mà có những người quen biết nhau, khi ra đường gặp nhau cố tình làm ngơ để khỏi chào hỏi, có những thầy giáo, cô giáo, là những người được Đảng và Nhà nước ta giao trọng trách dạy dỗ học sinh những điều hay, lẽ phải để trở thành người tốt, người có ích cho xã hội, vậy mà ứng xử kém đến nỗi học sinh cúi đầu chào mà thầy giáo dửng dưng xem như không thấy, coi việc chào hỏi là nghĩa vụ của học sinh, còn mình là "bề trên" nên không cần chào lại. Đó là biểu hiện của bất lịch sự, ứng xử không có văn hóa. Phép lịch sự dạy chúng ta tôn trọng người khác, bất kể người đó có tuổi tác, địa vị xã hội, nghề nghiệp, giới tính, tài sản, cuộc sốhg riêng tư của họ như thế nào đi nữa. Đó chính là một nghệ thuật sống tế nhị và ứng xử có văn hoá. Người cấp trên, người tài giỏi tỏ ra khiêm tốn với người chung quanh, với người cấp dưới, chủ động chào hỏi, chuyện trò với họ, chứng tỏ mình đánh giá cao họ. Nói đến đây, tôi lại nhớ đến hai câu thơ của nhà thơ Hữu Thỉnh: "Biển vẫn cậy mình dài rộng thế; Vắng cánh buồm một chút vội cô đơn".
Chủ tịch Hồ Chí Minh là một tấm gương sáng về văn hóa ứng xử. Cảm hóa, khoan dung, độ lượng là một trong những đặc điểm trong văn hóa ứng xử của Người. Thái độ yêu thương, quý mến, trân trọng con người được coi là nét chủ đạo trong, triết lí nhân văn cao cả của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Đối với cán bộ, đảng viên và quần chúng nhân dân, văn hóa ứng xử của Người vừa ân cần, niềm nở, vừa thân ái gần gũi, khi sai sót thì nhắc nhở nhẹ nhàng hoặc phê bình kịp thời, nghiêm khắc mà vẫn khoan dung, độ lượng, lay động, cảm hóa lòng người. Chính nhờ sự giản dị, tế nhị trong cách ứng xử đã làm cho tất cả mọi người, dù địa vị, thành phần xuất thân như thế nào chăng nữa, khi tiếp xúc với Người đều để lại trong lòng mình ấn tượng sâu sắc bằng sự nể trọng, chia sẻ, tôn vinh bởi sức cảm hóa cuốn hút từ chính đạo đức, nhân cách, phép ứng xử văn hóa của Người.
Sức lay động cảm hóa ở Chủ tịch Hồ Chí Minh có tiềm ẩn yếu tố khách quan, nhưng bên cạnh đó là yếu tố chủ quan được thể hiện trong văn hóa ứng xử của Người. Trong phép ứng xử, với sự tinh tế mẫn tiệp, Người đã cố gắng khỏa lấp các khoảng cách, đã đạt tới đỉnh điểm của mối tương đồng, đẩy xa những tính khác biệt để đạt được mục tiêu phù hợp với hoàn cảnh lịch sử cụ thể, có lợi cho sự nghiệp chung. Bởi thế, Người đã quy tụ được các bậc sĩ phu yêu nước, những trí thức lớn rời bỏ cuộc sống vinh hoa phú quý để phục vụ đất nước. Người đã thuyết phục cụ Bùi Bằng Đoàn, nguyên Thượng thư Bộ Hình làm Trưởng ban Thường vụ Quốc hội; cụ Phan Kế Toại, nguyên Khâm sai Bắc Kì, làm Phó Thủ tướng. Lường trước những khó khăn của cuộc kháng chiến chống Pháp, Người đã thuyết phục một số nhà trí thức Việt kiều như; GS. Trần Đại Nghĩa, GS. Đặng Văn Ngữ… về nước phục vụ cho Tổ quốc, phụng sự nhân dân. Người chỉ rõ: "Sông to, biển rộng thì bao nhiêu nước cũng chưa được, vì độ lượng của nó rộng và sâu. Cái chén nhỏ, cái đĩa cạn, thì một chút nước cũng tràn đầy, vì độ lượng của nó hẹp và nhỏ. Người mà tự kiêu, tự mãn cũng như cái chén, cái đĩa cạn". Người rất tin tưởng quý trọng nhân dân, nên trong giao tiếp ứng xử với dân, Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn nhắc nhở cán bộ: "Đối với tất cả mọi người trong các tầng lớp dân chúng, ta phải có một thái độ mềm dẻo, khôn khéo, biết nhân nhượng, biết trân trọng nhân cách của người ta". Riêng đối với những người lầm đường, lạc lối hay đã từng cộng tác với bên kia trận tuyến, Người yêu cầu: "Không nên đào bới những chuyện cũ ra làm án mới. Đối với những người không nguy hiểm lắm, thì nên dùng chính sách cảm hóa khoan dung".
Vị Chủ tịch nước còn vậy, thử hỏi sao mỗi người chúng ta không học tập được một phần nhỏ nào trong cách ứng xử và nhân cách của Người? Vì sao trước đây, xã hội ta còn nghèo, mức sống vật chất thấp mà con người thường yêu nhau, chia sẻ và cảm thông cho nhau. Khác với ngày nay, đời sống chung đã được cải thiện khá nhiều, nhưng phẩm chất đạo đức và lối sống của không ít người đã bị tha hóa, suy đồi dẫn đến nạn quan liêu, tham nhũng nặng nề đến nỗi trở thành "quốc nạn".
Mong rằng qua cuộc vận động 'Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh" mà Đảng và Nhà nước ta phát động thực hiện, giá trị văn hóa ứng xử của Chủ tịch Hồ Chí Minh sẽ luôn sống mãi với thời gian, là hành trang quý giá để Đảng và Nhà nước ta vận dụng chủ trương mở cửa hội nhập, "Việt Nam muốn là bạn với tất cả các nước", để cuộc vận động xây dựng chỉnh đốn Đảng, học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh, nhất là thực hiện tự phê bình và phê bình, xây dựng văn hóa ứng xử được hiện thực hóa trong cuộc sống, để coi người đối với nhau, với xã hội, với đất nước tốt hơn, tử tế hơn, công bằng hơn và chính trực hơn.

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm
Bài tập liên quan
Bài tập Ngữ văn Lớp 10 mới nhất

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Gia sư Lazi Gia sư